Cụ thể là, việc thể hiện nội dung thông tin của báo chí văn
nghệ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ riêng
của từng loại hình nghệ thuật. Với đặc trưng riêng của mình,
báo chí văn nghệ là nơi chọn lọc, công bố các tác phẩm mới
và phản ánh hiện thực xã hội, công cuộc đổi mới, hội nhập
và phát triển của đất nước dưới một lăng kính, góc nhìn đa
dạng, phong phú về loại hình, hấp dẫn về nội dung nên dễ đi
vào cuộc sống, dễ được quần chúng đón nhận, thưởng thức. Báo
chí văn nghệ ít có biểu hiện giật gân, câu khách như như các
loại hình báo chí khác... Tuy nhiên, bên cạnh đó, báo chí văn
nghệ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Trong đó,
đáng chú ý là: cái đẹp, cái tốt của đời sống xã hội chưa
phải là dòng chủ đạo trong các tác phẩm văn nghệ. Tính định
hướng thẩm mỹ, định hướng tư tưởng xã hội chưa được chú ý
trong các chương trình phát thanh, truyền hình và từng tạp chí.
Chất lượng các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật được công bố chưa
cao, chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội. Đội ngũ lãnh
đạo, BTV ở một số cơ quan báo chí văn nghệ còn thiếu và yếu
nên chưa đủ khả năng phát hiện, nâng tầm những sáng tác tiềm
ẩn những giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật cao...
Trên cơ sở đánh giá những ưu, khuyết của các loại hình báo
chí nói chung, báo chí văn nghệ nói riêng, Cục Báo chí đã đề
ra một số giải pháp và 9 định hướng lớn nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động của báo chí văn nghệ. Trước những khó khăn,
thách thức mà báo chí văn nghệ đang phải đối mặt, đại biểu Lê
Thị Bích Hồng-Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa văn nghệ-Ban Tuyên
giáo T.Ư- trăn trở: "Có một nghịch lý đang diễn ra trong hoạt
động báo chí văn nghệ đó là dù chất lượng rất tốt nhưng số
lượng sản phẩm của báo chí văn nghệ, ấn phẩm văn học lại
không đáng kể...". Bà Bích Hồng cũng báo động đến nguy cơ
"biến mất" của một số tờ báo, tạp chí văn nghệ trong cơ chế
cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Theo bà Bích Hồng, để văn hóa
thấm sâu vào trong đời sống, vai trò của hệ thống báo chí văn
nghệ rất quan trọng. Bà cũng cũng đánh giá cao vai trò quan
trọng của báo hình trong việc tổ chức những chương trình văn
học, nghệ thuật trên các kênh truyền hình...
Với niềm trăn trở chung đó, nhà văn Khuất Quang Thụy cho
rằng, khác với các loại hình báo chí khác, các tờ báo văn
học nghệ thuật trước hết phải mang được đặc trưng tư duy, đặc
trưng tình cảm và đặc trưng lao động của tầng lớp mà nó đại
diện trực tiếp- đó là văn nghệ sĩ, trí thức... Theo đó, khi
làm nhiệm vụ quảng bá các giá trị văn hóa thì các tờ báo
văn nghệ cũng đồng thời sáng tạo và góp phần làm "bà đỡ" cho
những giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật mới ra đời...Vì
thế, nó đòi hỏi phải được nhìn nhận một cách hết sức khác
biệt, tổ chức và quản lý hết sức khác biệt... Tuy nhiên, theo
nhà văn Khuất Quang Thụy, có một sự thật đang diễn ra trong đời
sống, hoạt động của loại hình báo chí này đó là, lâu nay
vẫn bị coi là các "gian phụ", "gian cơi nới" trong tòa lâu đài
thiết chế xã hội...
Theo đó, các cơ quan quản lý từ T.Ư đến địa phương vẫn còn
coi "văn nghệ" như là hạng mục cuối cùng phải để mắt tới...
Đó chính là lý do khiến các tờ báo văn nghệ từ T.Ư đến địa
phương chỉ được đầu tư để tồn tại cho có, không có đủ sức để
phát triển... Một số ý kiến khác cũng trăn trở cho rằng, tác
phẩm báo chí văn nghệ chưa đến được đông đảo công chúng. Một
số tham luận khác đề cập đến vấn đề bồi dưỡng nghiệp vụ,
đào tạo nguồn nhân lực cho báo chí; phát triển cơ sở vật chất
và các quy định về pháp luật báo chí, cũng như cần có cơ
chế riêng mang tính đặc thù đối với báo chí văn nghệ...
Cần đầu tư cho báo chí văn nghệ
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền
thông Đỗ Quý Doãn chia sẻ với những khó khăn chung của các cơ
quan, đơn vị báo chí văn nghệ. Theo đó, đối với những kiến
nghị liên quan đến những vấn đề lớn của hoạt động báo chí văn
nghệ, Thứ trưởng cho rằng, cần phải có thời gian để tiếp tục
trao đổi, bàn bạc. Mục đích của hội nghị lần này là nhằm
duy trì các buổi sinh hoạt thường xuyên cho các cơ quan báo chí,
văn nghệ có dịp gặp gỡ, trao đổi để giúp các cơ quan quản lý
Nhà nước nắm bắt được các vấn đề liên quan đến hoạt động
báo chí để quản lý được tốt hơn.
Trên tinh thần đó, Thứ trưởng đề nghị trong thời gian tới
cần tiếp tục triển khai các công việc đã làm trước đây và
triển khai thực hiện 9 định hướng của hoạt động báo chí trong
thời gian tới. Về phần mình, với tư cách là cơ quan quản lý
Nhà nước, Thứ trưởng cho biết sẽ tổng hợp các ý kiến của
các đại biểu để tham mưu giúp Chính phủ trong việc xây dựng,
hoàn thiện các cơ chế chính sách đối với hoạt động báo chí
nói chung, báo chí văn nghệ nói riêng... Thứ trưởng cũng nhấn
mạnh đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ
báo chí văn nghệ trẻ. Đặc biệt, hiện có sự hụt hẫng về đội
ngũ báo chí văn nghệ địa phương. Theo đó, phải có lộ trình xây
dựng và chuẩn bị nguồn cho đội ngũ văn nghệ kế cận này. Thứ
trưởng cho rằng, cần đặt hoạt động báo chí nói chung, hoạt
động báo chí văn nghệ nói riêng trong xu hướng phát triển chung
của xã hội...