Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ tư, 01/11/2017 10:49
Nghề làm trống hội cổ Thăng Long

 Thời vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010, dân làm Đọi Tam, xã Đọi Sơn, Hà Nam tổ chức một đội múa rồng và trống chào đón vua. Vua khen ngợi, rồi cho người làng lên kinh đô làm trống. Phố Hàng Trống ở Hà Nội hiện nay đã được hình thành bắt nguồn từ những sự kiện đặc biệt ấy.

 

Vào khoảng đầu thế kỷ X, có hai anh em trai họ Nguyễn làm nghề bưng trống qua làng. Thấy vùng chân núi Đọi có nhiều cây mít đẹp, quả mít chín thơm lừng, gỗ mít vàng ươm mà lại không bị mọt, họ liền quyết định chọn nơi này làm chốn định cư để hành nghề. Họ mời nhiều trai làng khỏe mạnh, khéo tay cùng tham gia làm trống. Cây mít được ngả ra, xẻ thật khéo theo độ lượn của hình tang trống với độ dày mỏng đồng đều mà không cần qua gò uốn. Da trâu tươi mua về được tẩy, xát muối, thuộc và căng nạo theo bí quyết nhà nghề. Nhờ vậy mà tiếng trống của dân làng đã thấu tới vua Lê Đại Hành. Vua liền phong người anh tài giỏi Nguyễn Đức Năng làm Trạng Sấm. Cũng từ đó dân làng Đọi Tam đã tôn ông làm Ông Tổ nghề, Thành hoàng làng. Sau đến thời va Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010, dân làm Đọi Tam, xã Đọi Sơn, Hà Nam tổ chức một đội múa rồng và trống chào đón vua. Vua khen ngợi, rồi cho người làng lên kinh đô làm trống. Phố Hàng Trống ở Hà Nội hiện nay đã được hình thành bắt nguồn từ những sự kiện đặc biệt ấy.

Tính từ ngày xuất hiện, rồi được dân làng Đọi Tam nghiêm ngặt giữ bí quyết (chỉ truyền cho con trai trong nhà), trống cổ đã có quá khứ hơn một ngàn năm tuổi. Âm vang tiếng trống mãi là niềm tự hào cho nền văn hóa dân tộc, đặc biệt đã và đang ngày càng trở nên gần gũi nhờ sự gắn bó với đời sống hiện đại của người Việt.

Ngày xưa, kích cỡ trống chủ yếu đặt làm to để phục vụ lễ hội lớn trong làng hoặc đặt ở công đường để người dân going trống kêu oan. Nhờ tiếng trống mà dân giải được oan ức, tìm được quan thanh liêm… Thời kỳ chiến tranh, những đình chùa, miếu mạo, trường học,… bị tàn phá đã khiến nghề làm trống bị ảnh hưởng và suy giảm nhiều. Tuy nhiên, nghề làm trống không bị thất truyền vì bởi đây là nghề cha truyền con nối, mang bí quyết riêng mà người ngoài không thể bắt chước được… Những năm sau này, nghề làm trống cổ được khôi phục và đến nay người dân Đọi Sơn có đời sống khấm khá lên nhiều nhờ gắn bó với nghề. Càng ngày nhu cầu về trống hội càng mở rộng và phong phú vượt bậc so với thời trước. Ngoài các đình làng, đền miếu, trường học hay dịp lễ hội, tang gia… thì trống còn có mặt ở các đoàn nghệ thuật, các tổ chức Đoàn, Đội,… Dịp trung thu hàng năm, trống còn làm bạn thân thiết của trẻ nhỏ. Rất nhiều du khách nước ngoài vì yêu thích nét văn hóa độc đáo này mà thường mua trống về làm quà kỷ niệm…

Dân làng Đọi Tam, xã Đọi Sơn ai ai cũng khắc ghi gốc tích về nghề làm trống cổ đáng tự hào của làng mình. Hiện nay, hàng ngàn người làng Đọi Tam tỏa đi lập nghiệp ở khắp mọi miền đất nước để phát huy và bảo tồn nghề làm trống hội. Nghề làm trống hội Thăng Long mang đậm đà bản sắc Việt Nam, lan tỏa cùng đất nước trong những thời khắc lịch sử quý giá của dân tộc, khai hội âm vang trong lòng bạn bè quốc tế.

 

Trần Duy tổng hợp

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)