Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ ba, 10/12/2019 09:40
Bản dịch Nôm Tỳ bà hành của Phan Huy Thực

Trong mảng đề tài văn học thuộc Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II đã tiếp tục giới thiệu thêm một dòng văn nữa sau Ngô gia văn phái đó là dòng văn Phan Huy qua bộ Tuyển tập dòng văn Phan Huy (nhánh Sài Sơn). Bài viết này giới thiệu rõ hơn về bản dịch Nôm tác phẩm Tỳ bà hành của dịch giả Phan Huy Thực. 

 Dịch giả của bản Tỳ bà hành, tác phẩm nguyên bản của Bạch Cư Dị (772 - 846) một nhà thơ hiện thực, nhà lý luận văn học nổi tiếng ở thời Trung Đường, Trung Quốc, qua một số tư liệu đáng tin cậy và một số sách gia phả thì Phan Huy Thực (1778 - 1848) chính là tác giả của khúc diễn âm Tỳ bà hành nổi tiếng.

Bản dịch Nôm Tỳ bà hành của Phan Huy Thực được truyền tụng rộng rãi và sử dụng một cách phổ biến để hát và làm mẫu, chỉ dẫn cách thức hát các điệu ca trù. Bởi vậy, bản dịch không tránh khỏi có sự tham gia nhuận sắc của nhiều người trong quá trình truyền bản. Hiện trong kho thư tịch Hán Nôm còn lưu giữ 8 bản Tỳ bà hành diễn Nôm chép tay, 8 bản này đều được chép từ bản in Tỳ bà hành diễn âm ca của Phan Huy Thực do nhà in Phúc Văn đường (Hà thành) in năm Tự Đức Tân Tỵ 1881, sau khi ông mất 33 năm. Văn bản có ký hiệu AB.206, hiện được lưu giữ tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Các bản viết tay được chép trong các văn bản sau: Ca điệu lược ký AB.456; Ca trù các điệu VNb.2940; Các điệu ca trù và một số bài ca trù cổ VNv.100; Đại Nam quốc âm ca khúc AB.146; Phượng minh toàn tập AB.148; Thẩm âm yếu quyết A.1747.

Bản dịch Tỳ bà hành nổi tiếng của Phan Huy Thực không chỉ được nhuận sắc, trau chuốt cho hay thêm bởi những người sử dụng cho việc hát ca trù qua các bản Nôm chép tay mà còn được nhuận sắc, sửa chữa khi phiên âm, giới thiệu ra chữ quốc ngữ. Lâu nay, người đọc thường biết đến bản dịch hiện hành nổi tiếng qua các bản phiên âm trong Văn đàn bảo giám của Trân Trung Viên và Việt Nam Văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, bản do nhà thơ Xuân diệu hiệu đính, bản trong các Tổng tập văn học Việt Nam, Tinh tuyển Văn học Việt Nam…

Trong Tuyển tập dòng văn Phan Huy, nhóm biên soạn đã giới thiệu bản phiên khảo từ bản Nôm được khắc in năm 1881, ký hiệu AB.206 được xác định là gần nhất với nguyên tác của Phan Huy Thực  để góp phần làm rõ thêm những đóng góp của dịch giả Phan Huy Thực nổi tiếng này.

Trần Duy

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)