Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ tư, 11/12/2019 01:52
Danh từ xiếc có từ khi nào ở Việt Nam?

 Xiếc là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, ngôn ngữ của xiếc là những hình tượng nghệ thuật, được hình thành và phát triển từ thực tế cuộc sống thông qua các trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống, nghi thức tín ngưỡng, tôn giáo và các hoạt động sản xuất, đấu tranh sinh tồn, và sinh hoạt văn hóa công đồng… dần dần phát triển thành nghệ thuật xiếc. Đây là khái niệm về xiếc vậy danh từ xiếc ở Việt Nam có từ khi nào? Câu trả lời đã được tác giả Trần Việt Ngữ lý giải qua tác phẩm Nghìn năm sân khấu Thăng Long xuất bản trong Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Là người dành cả cuộc đời nghiên cứu nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thông, cố nghệ sĩ Trần Việt Ngữ cho rằng danh từ Xiếc mới du nhập ngôn ngữ đời thường của ta thời Pháp đô hộ. Xiếc do chuyển âm tiếng Pháp circle, có cội nguồn từ circus nghĩa là vòng tròn, chỉ loại sân khấu tròn đường kính 13 mét để trình diễn trò ngựa của Philíp Atslây tại Thủ đô nước Anh cuối thế kỷ XVIII. Lịch sử bộ môn xiếc của các nước Âu Mỹ đều lấy trò này làm mốc, cho dầu sử gia của họ vẫn công nhận "không bao giờ có xiếc thuần tuý" và rằng bất cứ buổi diễn xiếc nào tuy chủ yếu là trò ngựa, vẫn diễn kèm theo những trò nhào lộn, leo dây, trò hề...

Còn ở Việt Nam, qua các tư liệu thì từ thế kỷ X đã có trò cưỡi ngựa bôn tẩu trên bãi cỏ thẳng dài của Thượng Câu, song suốt bảy tám trăm năm sau, không thấy sách bia nào nhắc tới loại trò này nữa. Mãi thế kỷ XX mới thấy Gánh xiếc Việt Nam biểu diễn trò ngựa (năm 1922); trong khi các gánh nhóm khác chỉ sống bằng trò tạp kỹ hoặc ảo thuật, khẩu thuật, và không hề nghĩ đến trò ngựa, mà báo chí và mọi người vẫn gọi quen là Gánh xiếc, Nhóm xiếc. Cụ thể cho danh từ xiếc được dùng một cách phổ thông thì từ kháng chiến chống Pháp đến nay, từ xiếc được dùng để chỉ tất cả các loại trò thể hiện bằng kỹ xảo của người hoặc thú, đủ cả thăng bằng, nhào lộn, khẩu thuật, ảo thuật, mà không quan tâm chuyện có hay không có trò ngựa. Theo cố nhà nghiên cứu, nghệ sĩ sân khấu dân gian Trần Việt Ngữ với những người trong nghề, trong ngành thì đơn vị nào có nổi trò ngựa diễn trên sân khấu tròn, đã thể đánh dấu bước trưởng thành lớn, được ai nấy kính nể, ngưỡng mộ, do tính quy mô, mức tốn phí vì nuôi dạy đàn ngựa hết sức công phu, không dễ gặt hái thành công trong một sớm một chiều.

Theo thăng trầm của lịch sử đất nước cũng như nghề, hoạt động thực tế của tạp kỹ trên đất Hà Nội chỉ trở lại từ đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp bắt tay vào kế hoạch khai thác thuộc địa lần thứ nhất, khi phong trào Cần vương rã dần, và những nhân sĩ trí thức có tinh thần dân tộc dấy lên trào lưu canh cải tự cường "lấy câu ích nước lợi dân làm điều". Khi thực dân Pháp thắng trận trong Thế chiến thứ nhất, thực hiện kế hoạch khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, đồng thời du nhập ồn ào lối sống bên trời Tây vào Hà Nội, gieo rắc biết bao tệ nạn xã hội nhưng cũng đem lại không ít điều bổ ích của văn hóa phương Tây. Thế chiến thứ hai, Pháp thua trận nhanh chóng, chịu cho quân Nhật kéo vào, làm cớ cho máy bay Đồng minh ném bom bắn phá Hà Nội. Từ những biến cố lịch sử, sự thay thế của chính quyền cai trị đã ảnh hưởng tới văn hóa, đời sống của người dân kinh kỳ Thăng Long cũng như sự du nhập của các luồng văn hóa ngoại lai khiến cho văn hóa kinh kỳ có nhiều đổi thay. Bên cạnh những trò chơi dân gian thì nhiều loại hình nghệ thuật cũng như bộ môn xiếc thêm những tiết mục mới tinh xảo hơn.

Trước bối cảnh lịch sử Thăng Long – Hà Nội có nhiều thay đổi khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội khiến cho tình hình chính trị cũng như đời sống văn hóa, xã hội của Thủ đô có nhiều đổi khác. Cùng với đó môn nghệ thuật xiếc cũng có nhiều hình thức hoạt động như các nghệ sĩ xiếc đã có nhiều cách để biểu diễn như hoạt động tạp kỹ và xiếc trong dân gian, ngoài đường phố; những đoàn, gánh xiếc nước ngoài vào diễn ở Hà Nội; những gánh xiếc của người dân Hà Nội lập thành.

Qua nghiên cứu từ thực tế cũng như tư liệu, tác giả Trần Việt Ngữ cho rằng sự phân chia như trên là rất tương đối, bởi thực tế, sự đan xen trình diễn giữa các đơn vị chuyên nghiệp với các trò tạp kỹ trong hội làng, giữa xiếc nước ngoài với xiếc trong nước, cả với các nhóm xiếc "lưu động", làm phát sinh những ảnh hưởng qua lại với không ít dấu ấn khá đậm đà.

Từ các trò chơi tạp kỹ trong hội làng đã phát triển thành mông nghệ thuật xiếc. Kế thừa, phát huy truyền thống từ lâu đời trong dân gian, học tập, tiếp thu của xiếc thế giới, đến nay xiếc Việt Nam đã có đầy đủ các bộ môn: nhào lộn, tung hứng, đu trên cao, thăng bằng, ảo thuật, hề, các tiết mục tạp kỹ, xiếc thú… và bước đầu đã thử nghiệm,dàn dựng một số chương trình xiếc mới, xiếc có chủ đề theo phong cách hiện đại nhưng với chất liệu của văn hóa truyền thống của Việt Nam. Trước sự phát triển của nhiều loại hình môn nghệ thuật khác, việc gìn giữ và phát triển môn nghệ thuật xiếc có những khoảng thời gian gặp nhiều khó khăn. Để sống được bằng nghề ngoài khổ luyện của các nghệ sĩ còn là niềm đam mê cháy bỏng cùng sự tìm tòi, sáng tạo để dàn dựng những chương trình mới nhằm thu hút khán giả đển với môn nghệ thuật này. Hơn nữa còn là những tiết mục, nghệ sĩ tham dự liên hoan xiếc quốc tế  tổ chức tại Monaco, Trung Quốc, Hung ga ri, Pháp, Italia, Tay Ban Nha… và đã đạt được nhiều giải thưởng cao. Thông qua những hoạt động này chúng ta đã gới thiệu với khán giả thế giới về nghệ thuật xiếc Việt Nam nói riêng và văn hóa, con người Việt Nam nói chung.

Thu Hương

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)