ĐIỀU TRA, SƯU TẦM TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
1. TẦM QUAN TRỌNG, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN
1.1. Tầm quan trọng của Đề án
Đề án là một trong những nội dung của Dự án Điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”. Kết quả thực hiện Đề án là cơ sở tư liệu cho việc nghiên cứu, biên soạn các đề tài thuộc cơ cấu tủ sách, đồng thời là dịp khảo sát để nắm chắc nguồn tư liệu văn hiến Thăng Long ở nước ngoài, bước đầu sưu tầm và tập hợp phục vụ công tác nghiên cứu và bảo tồn trước mắt cũng như lâu dài.
1.2. Mục đích của Đề án
1. Điều tra, sưu tầm, tập hợp tư liệu di sản văn hiến Thăng Long - Hà Nội hiện đang được lưu trữ tại nước ngoài nhằm mục đích bảo tồn, phát huy giá trị trước mắt cũng như lâu dài.
2. Tài liệu sưu tầm là cơ sở dữ liệu trực tiếp phục vụ công tác biên soạn và xuất bản tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”.
3. Xây dựng bộ Thư mục đề yếu các nguồn tư liệu nước ngoài về Thăng Long - Hà Nội nằm trong bộ Tổng thư mục và các tuyển tập tư liệu về văn hiến Thăng Long - Hà Nội.
1.3. Yêu cầu của Đề án
Là một trong các nội dung của Dự án Điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”, việc triển khai Đề án Điều tra sưu tầm tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội ở nước ngoài phải đảm bảo các yêu cầu:
- Tính toàn diện: Bao gồm tất cả các mặt của đời sống xã hội Thăng Long - Hà Nội. Cụ thể:
+ Tư liệu địa lý tự nhiên (vị trí địa lý, cảnh quan môi trường, đất đai, sông ngòi, động vật, thực vật…); địa lý hành chính (diên cách, cơ cấu hành chính); địa lý dân cư (nguồn gốc, biến động, đặc điểm dân cư)…
+ Tư liệu lịch sử (chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước và quản lý đô thị, quân sự, pháp luật, ngoại giao, giao lưu kinh tế và văn hoá với bên ngoài…).
+ Tư liệu kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ…).
+ Mảng tư liệu văn hoá - xã hội (ẩm thực, trang phục, nhà cửa, giao thông, tôn giáo - tín ngưỡng, giáo dục - khoa cử, phong tục tập quán, văn học, kiến trúc, điêu khắc, sân khấu, âm nhạc, hội hoạ, sử học, địa lý học, y học, thiên văn, kỹ thuật...).
- Tính triệt để: Đây là đợt điều tra, sưu tầm có quy mô lớn về nguồn tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội ở nước ngoài. Vì thế, cần triệt để tận dụng cơ hội này vì sẽ không dễ khi tổ chức lại được một đợt khảo sát như vậy. Phương châm triển khai Đề án là càng triệt để càng tốt.
2. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
2.1. Khái quát các nguồn tư liệu nước ngoài về Thăng Long - Hà Nội
Trong vài thập kỷ trở lại đây, nghiên cứu lịch sử, văn hóa Thăng Long-Hà Nội thời kỳ trung đại và cận đại đã thu được những thành tự đáng ghi nhận nhờ việc khai thác hiệu quả một số nguồn tập du hành ký của thương nhân, giáo sĩ, nhà thám hiểm châu Âu viết về Đàng Ngoài trong các thế kỷ XVI, XVII, VIII và XIX, bên cạnh các nguồn sử liệu Trung Quốc truyền thống. Có thể nói đây là những nguồn sử liệu vô cùng giá trị cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Hà Nội nói riêng thời kỳ này, nhất là trong bối cảnh các bộ chính sử nước ta hầu như không ghi chép các vấn đề kinh tế, văn hóa và bang giao của đất nước.
Tuy nhiên, có một thực tế là nội dung của các tập du hành ký nói trên nhìn chung sơ lược, dù chúng đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau từ địa lý tự nhiên đến các vấn đề thể chế chính trị, tình hình ngoại thương, bang giao...của các vương triều phong kiến Đàng Ngoài. Nhiều mô tả và ghi chép thậm chí phản ánh sai hiện thực lịch sử do tác giả không có điều kiện lưu trú dài ngày ở Đàng Ngoài; các thông tin chủ yếu do tự tìm hiểu hoặc nghe những người xung quanh kể lại. Ví dụ: Tavernier viết tác phẩm Relation nouvelle et singulière du Royaume du Tonkin thế kỷ XVII khi chưa một lần đặt chân đến Đàng Ngoài; tư liệu hoàn toàn do em trai cung cấp. Những vấn đề trên khiến thông tin trong các tập du hành ký đôi khi bị giảm bớt giá trị lịch sử.
Rất may là các cuốn du hành ký nói trên không phải là những nguồn tư liệu phương Tây duy nhất viết về Đàng Ngoài và Hà Nội cuối thời trung đại và cận đại. Vẫn còn một khối lượng rất lớn các nguồn tư liệu phương Tây chưa được khai thác. Đáng chú ý nhất là khối tư liệu đồ sộ của Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) và Công ty Đông Ấn Anh (EIC) viết về Đàng Ngoài, mà thực chất là viết về Thăng Long–Hà Nội trong thời kỳ họ lưu trú và buôn bán tại Kẻ Chợ trong gần như toàn bộ thế kỷ XVII. Tiếp đến là tư liệu của người Pháp viết về Đàng Ngoài giai đoạn từ cuối thế kỷ XVII trở đi. Ngoài ra, cũng còn có những nguồn tư liệu phương Tây khác như những văn bản cổ hiện đang được lưu trữ tại các Lưu trữ và Thư viện Quốc gia tại Lisbon (Bồ Đào Nha), Madrid (Tây Ban Nha), Tòa thánh Vatican (Ý)... Điều đáng nói là ngoài hai nguồn tư liệu tại Hà Lan và Anh, các nguồn còn lại tại các nước phương Tây khác chưa được kiểm định cụ thể về số lượng và nội dung văn bản.
Tuy nhiên, cần phải chỉ ra ngay từ đầu rằng mặc dù tư liệu về Thăng Long-Hà Nội có rải rác ở một số nước châu Âu như Hà Lan, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... số lượng văn bản cũng như nội dung tư liệu và triển vọng khai thác rất khác nhau do nhiều nguyên do khác nhau.
2.1.1. Nhóm tư liệu tại Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
Trước hết, số lượng thương nhân và giáo sĩ Tây, Bồ, Ý đến truyền giáo ở miền bắc Việt Nam và Hà Nội thời kỳ này không nhiều và không thường xuyên nên những tư liệu hiện tồn tại ở các nước trên, nếu có, chắc chắn không nhiều. Thứ hai, đến nay chúng ta chưa có thông tin cụ thể gì về danh mục các tư liệu nói trên, nên việc tìm kiếm và thu thập gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và tốn kém. Thứ ba, việc đọc tư liệu viết bằng các ngôn ngữ nói trên không thông dụng ở nước ta hiện nay, chưa nói đến sự khác biệt quá nhiều giữa ngôn ngữ hiện nay và ngôn ngữ thời trung và cận đại.
2.1.2. Tư liệu tại Pháp
Giá trị của nguồn tư liệu Pháp về Việt Nam thời kỳ thuộc Pháp (thế kỷ XIX và XX) là điều không thể phủ nhận và đến nay cũng đã được khai thác khá nhiều bởi cả các học giả Pháp và Việt Nam. Có thể nói, tư liệu Pháp về miền Bắc Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thế kỷ XVII-XVIII không nhiều do sự quan tâm của người Pháp về nước ta thời đó chưa cao. Cuối thế kỷ XVII một vài thương nhân và giáo sĩ Pháp đã thâm nhập vào Đàng Ngoài nhưng do không được định cư tại Kẻ Chợ nên sự quan tâm của họ đến khu vực kinh thành, nếu có, có lẽ cũng không cao. Tuy nhiên, từ thế kỷ XIX và đặc việt là từ khi Pháp xâm lược và đô hộ Việt Nam, một khối lượng khá lớn tư liệu văn hiến Việt Nam và Thăng Long - Hà Nội vốn có hoặc hình thành trong thời gian này đã được sưu tập và bằng nhiều con đường khác nhau đưa về Pháp, nay tập trung tai các cơ quan lưu trữ nước này. Một phần trong số đó đã được các học giả Việt Nam biết đến và bước đầu khai thác, nhưng so với tiềm năng và nhất là những tư liệu liên quan đến Thăng Long - Hà Nội thì còn hạn chế.
2.1.3. Tư liệu Hà Lan và Anh thế kỷ XVII, XVIII
Cùng với trào lưu buôn bán của các thế lực hải thương phương Tây tại phương Đông cuối thời trung đại, người Hà Lan và người Anh thông qua các Công ty Đông Ấn của mình đã lần lượt đến buôn bán và mở quan hệ ngoại giao với chính quyền Lê/Trịnh tại Thăng Long (Hà Nội) từ cuối thập niên 1630 đến năm 1700. Trong suốt gần 7 thập kỷ lưu trú tại kinh thành Thăng Long, người Hà Lan đã để lại khoảng 10.000 trang tư liệu viết tay (người Anh có khoảng 1.000 trang) về tình hình thương mại, kinh tế, xã hội, văn hóa, tín ngưỡng... của Đàng Ngoài mà thực ra phần lớn liên quan đến toàn bộ đời sống của Thăng Long - địa bàn cư trú và buôn bán chính của họ.
Điều thuận lợi là đến nay đã có một đội ngũ 4-5 cán bộ sử học được đi đào tạo và nghiên cứu dài hạn ở Hà Lan và Anh nên có thể đọc được các văn bản cổ nói trên. Vì vậy việc khai thác kho tư liệu của Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh là có tính khả thi cao. Nếu khai thác được hiệu quả thì những thông tin giá trị trong khối tư liệu đồ sộ nói trên sẽ là nguồn tư liệu vô giá trong việc nghiên cứu phục dựng bức tranh toàn cảnh của Hà Nội trong thế kỷ được coi là sôi động nhất trong lịch sử cổ trung đại Việt Nam - như sẽ được giới thiệu chi tiết ở các phần tiếp theo.
Nói tóm lại, mặc dù tư liệu về văn hiến Thăng Long - Hà Nội được lưu trữ rải rác tại vài quốc gia khác nhau trên thế giới, đến nay chúng ta mới chỉ có thể biết cụ thể về giá trị và tiềm năng khai thác của các kho tư liệu đồ sộ của hai Công ty Đông ấn Hà Lan (khoảng 10.000 trang) và Công ty Đông ấn Anh (khoảng 1.000 trang) liên quan đến Thăng Long - Hà Nội. Phần tiếp theo chỉ xin tập trung về tư liệu của hai công ty Đông ấn nói trên.
2.1.4. Tư liệu ở Trung Quốc, Đài Loan...
Cho đến nay một số lượng đáng kể nguồn sử liệu tiếng Hán của Trung Quốc và Đài Loan liên quan đến Việt Nam đã được khai thác và sử dụng. Số lượng hứa hẹn vẫn còn nhiều và trong tương lai nếu được khai thác thỏa đáng sẽ còn góp phần thiết thực trong việc phục dựng lịch sử văn hóa Thăng Long-Hà Nội nói riêng và của nước ta nói chung.
2.2. Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) và Anh (EIC) và nguồn tư liệu về Thăng Long-Hà Nội thế kỷ XVII của VOC và EIC lưu trữ tại Hà Lan và Anh
2.2.1. Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) và Anh (EIC) ở Thăng Long thế kỷ XVII
2.2.1.1. Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC)
Ngay sau khi được thành lập năm 1602, Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) đã liên tục tổ chức những chuyền đi đến Hội An thuộc Đàng Trong để thiết lập quan hệ bang giao và buôn bán chính thức với vương quốc họ Nguyễn. Tuy nhiên, những nỗ lực buôn bán của VOC với Đàng Trong không thu được kết quả. Vào giữa thập niên 1630 khi tơ lụa Trung Quốc trở nên khan hiếm trên thị trường trong khi nhu cầu về tơ lụa tại Nhật Bản đang rất cao, VOC quyết định chuyển hướng chiến lược sang buôn bán với Đàng Ngoài để thu mua tơ lụa cho thị trường Nhật Bản. Vào thời điểm đó chính quyền Lê-Trịnh cũng đang tìm cách lôi kéo người Hà Lan đứng về phía mình để tranh thủ sự hậu thuẫn về quân sự trong cuộc chiến tranh với họ Nguyễn ở Đàng Trong. Năm 1637 thương đoàn đầu tiên của VOC đến Thăng Long; quan hệ chính thức VOC-Đàng Ngoài được thiết lập và kéo dài đến tận năm 1700 mới chấm dứt.
Sau một vài năm tạm lưu trú tại Phố Hiến, đầu thập niên 1640 chúa Trịnh Tráng cho phép người Hà Lan đặt thương điếm tại Kẻ Chợ. Thương quán Hà Lan tại Thăng Long được điều hành bởi khoảng 9-14 nhân viên, bao gồm một giám đốc, một thư ký/kế toán giao dịch, một vài nhân viên kinh doanh, bảo vệ... Các nhân viên này có nghĩa vụ thực hiện các hoạt động bán hàng hóa nhập khẩu và thu mua các sản phẩm địa phương để khi tàu của Công ty đến Đàng Ngoài kịp phiên đi Nhật Bản hoặc Batavia (Indonesia). Trong quá trình lưu trú, viên thư ký có nghĩa vụ ghi chép toàn bộ các hoạt động của thương điếm, từ việc mua bán sản phẩm, chi phí sinh hoạt hàng ngày... đến các hoạt động đối ngoại của thương điếm như vào chầu trong cung vua, phủ chúa, tham dự các buổi tiệc tùng do quan lại Đàng Ngoài tổ chức và mời mọc, các vụ kiện cáo...Ngoài ra, vào cuối mùa buôn bán hàng năm, viên giám đốc thương điếm có nghĩa vụ viết một báo cáo chi tiết (trung bình 10-20 trang) để gửi về Batavia-trụ sở chính của VOC tại phương Đông. Ngoài những thông tin về tình hình xuất nhập khẩu và buôn bán trong năm, các báo cáo này còn mô tả tương đối chi tiết diễn biến tình hình vương quốc Đàng Ngoài-chủ yếu là các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa diễn ra tại Thăng Long-để Toàn quyền và Hội đồng Đông Ấn tại Batavia có chiến lược quan hệ với chính quyền Lê-Trịnh trong năm tiếp theo. Chính vì vậy, có thể nói rằng sự quan tâm của người Hà Lan về Đàng Ngoài thực ra là sự quan tâm về những sự kiện xảy ra tại kinh đô Thăng Long bởi từ việc lưu trú lâu dài của nhân viên thương điếm đến các hoạt động xuất- nhập khẩu hàng hóa, đối ngoại... đều diễn ra ở kinh đô.
2.2.1.2. Công ty Đông Ấn Anh (EIC)
Bị hấp dẫn bởi lợi nhuận cao Công ty Đông Ấn Hà Lan thu được từ hoạt động buôn bán tơ lụa Đàng Ngoài sang Nhật Bản, vào năm 1672, Công ty Đông Ấn Anh quyết định mở quan hệ buôn bán với Đàng Ngoài. Tuy nhiên, mục tiêu thương mại của EIC với miền bắc Việt Nam không thành công bởi thái độ thiếu tính hợp tác của triều đình Lê - Trịnh cũng như việc EIC thất bại trong việc tái thiết lập quan hệ với Nhật Bản. Chiến lược buôn bán của người Anh với Đàng Ngoài vì thế bị thay đổi căn bản: từ việc hoạch định Đàng Ngoài là nguồn cung cấp sản phẩm tơ lụa cho Nhật Bản, EIC buộc phải đưa sản phẩm Đàng Ngoài về châu Âu tiêu thụ. Mặc dù vậy, EIC vẫn duy trì quan hệ thương mại với Đàng Ngoài đến tận năm 1697.
Do không được chính quyền Lê - Trịnh ủng hộ, người Anh phải đặt thương điếm tại Phố Hiến từ 1672 đến 1683, sau đó mới được chuyển lên Thăng Long (1683 - 1697). Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng mặc dù phải đặt thương điếm tại Phố Hiến trong khoảng 10 năm đầu, người Anh hàng năm đều tìm cách lên Kẻ Chợ thuê nhà để buôn bán trong mùa mậu dịch. Và vì thế những ghi chép của thương điếm Anh về Đàng Ngoài cũng đa phần gắn với các sự kiện diễn ra tại kinh đô Thăng Long.
2.2.2. Nguồn tư liệu VOC và EIC về Thăng Long - Hà Nội
2.2.2.1. Giá trị văn bản
Như đã khẳng định ở trên, phần lớn các tư liệu của thương điếm Hà Lan và thương điếm Anh viết về Đàng Ngoài thực chất là viết về kinh đô Thăng Long bởi các hoạt động lưu trú của thương điếm, hoạt động mua bán hàng hóa, đối ngoại của các viên giám đốc... đều diễn ra ở Thăng Long. Xin đơn cử một vài ví dụ về những thông tin về Thăng Long được ghi chép trong nhật ký buôn bán của người Hà Lan trong một số năm. Tháng 4 năm 1637, tàu Grol của VOC và toàn bộ thủy thủ đoàn buông neo ở vùng cửa sông Thái Bình. Toàn bộ thương phẩm, vốn kinh doanh và các nhân viên kinh doanh của VOC được đưa lên Kẻ Chợ bằng thuyền địa phương. Trong quá trình buôn bán (từ tháng 4 đến tháng 7), viên Giám đốc Carel Hartsinck đã ghi chép toàn bộ các hoạt động diễn ra hàng ngày tại Kẻ Chợ, từ việc mua bán, đặt hàng, tiếp xúc với quan lại, thăm lăng mộ của hoàng gia, vào chầu phủ Chúa, chiêu đãi, đàn hát... Năm 1644 đã có ghi chép rất dài và tỉ mỉ về cuộc nổi loạn của các con Chúa tại kinh thành... Năm 1653, người Hà Lan đã dành hẳn gần 10 trang để mô tả về diễn biến chính trị trong triều đình và sự kiện hoạn quan Hoàng Nhân Dũng bị xử tử (trong khi Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi vắt tắt trong 2-3 dòng)... Đợt phản công của quân đội Đàng Ngoài vào đất Đàng Trong năm 1661 được phản ánh rất khác so với những ghi chép trong các bộ thông sử nước ta. Theo người Hà Lan, trước sức ép của quân Đàng Ngoài, chúa Nguyễn đã phải chạy vào phía nam và ẩn náu gần biên giới Campuchia (?)... Năm 1694 người Anh đã dành khoảng 15 trang để mô tả phản ứng của triều đình Lê - Trịnh về vấn đề Thiên chúa giáo mà đỉnh cao là vụ đốt cờ có hình chữ thập của người Anh (trong khi các bộ chính sử Việt Nam hoàn toàn không ghi chép)... Năm 1697 chính quyền Thăng Long phản ứng dữ dội sau sự kiện người Đàng Ngoài làm thuê trên thuyền buôn Anh bị trôi dạt vào Đàng Trong và bị họ Nguyễn bắt giữ; ban bố chính sách cấm xuất dương tuyệt đối với người Đàng Ngoài (chính sử Việt Nam hầu như không phản ánh!)... Ngoài ra, có vô số những mô tả và ghi chép (dù đôi khi vắn tắt) của người Hà Lan và Anh về các hoạt động văn hóa, lối sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán của đời sống đô thị Thăng Long...
Một vài dẫn dụ nhỏ để thấy được giá trị của các kho tư liệu của hai công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về nghiên cứu lịch sử văn hóa Thăng Long-Hà Nội là vô cùng lớn. Nếu được khai thác triệt để, khối tư liệu trên sẽ góp phần phục dựng lịch sử vùng đất Thăng Long ngàn năm văn vật trong thế kỷ XVII.
2.2.2.2. Khối lượng và hiện trạng lưu trữ
- Tư liệu VOC
Theo thống kê (Phụ lục 2), số lượng tài liệu của VOC trực tiếp về Đàng Ngoài/Thăng Long vào khoảng 8.000 trang viết tay (tư liệu các thương điếm Nhật Bản, Đài Loan, Batavia... liên quan đến Đàng Ngoài vào khoảng 4.000 trang), hiện được lưu trữ trong điều kiện rất tốt tại Lưu trữ Quốc gia Hà Lan tại thành phố La Haye (Den Haag). Năm 2004 kho tư liệu VOC của Hà Lan (tổng cộng khoảng 5 triệu trang) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Vấn đề khó khăn trong việc tiếp cận nằm ở chỗ các văn bản này nằm rải rác, lẫn với ghi chép của các thương điếm khác của VOC ở châu Á (Nhật Bản, Đài Loan, Xiêm, Bantam, Batavia...). Nếu muốn đọc/copy phải trực tiếp kiểm tra để tránh nhầm lẫn với tư liệu của các thương điếm khác. Một khó khăn nữa là các tập tài liệu đó đôi khi dày hàng nghìn trang nhưng lại không được đánh số trang nên việc tìm kiếm và đánh dấu vài ba chục trang thuộc về Đàng Ngoài rất khó khăn.
- Tư liệu EIC
Theo thống kê, toàn bộ danh mục tư liệu EIC về Đàng Ngoài/Thăng Long hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Anh, có khoảng 1.000 trang. Ngoài một số văn bản được xếp thành tập riêng, một số vẫn còn bị đóng lẫn với tài liệu của các thương điếm Anh khác tại phương Đông như Banten và Benculen (Indonesia), Surat và Coromandel (Ấn Độ)...
Nhìn chung, cả hai nguồn tư liệu trên hiện đều được bảo quản chặt chẽ trong điều kiện kỹ thuật hiện đại tại các trung tâm lưu trữ và thư viện quốc gia của Hà Lan và Anh.
2.3. Kế hoạch khai thác nguồn tư liệu VOC và EIC tại Hà Lan và Anh
2.3.1. Sao chụp tư liệu
2.3.1.1. Các hình thức sao chụp
Hiện nay, Lưu trữ Quốc gia Hà Lan và Thư viện Quốc gia Anh đều có dịch vụ sao chụp văn bản theo yêu cầu của độc giả. Bởi các văn bản trên đều rất cổ, việc sao chép cần được thực hiện trên một dây chuyền công nghệ sao chụp đặc biệt nhằm tránh làm ảnh hưởng đến văn bản gốc. Về cơ bản, ba hình thức sao chụp chính hiện nay là:
- Yêu cầu chuyển hóa tư liệu vào Microfilm. Phương pháp này rất tốn kém vì giá phim rất đắt, giá máy Microfilm Reader và Microfilm Printer cũng cao. Nhìn chung giá mua tư liệu qua phương pháp Microfilm thường đắt gấp 2,5-3 lần giá scan.
- Scan văn bản ra giấy A4 hoặc A3. Đây là phương pháp phổ thông, thích hợp với các nghiên cứu cá nhân và yêu cầu scan/copy với số lượng văn bản ít.
- Scan văn bản ra đĩa CD hoặc DVD. Phương pháp này hay ở chỗ: 1). Tài liệu có thể được lưu trữ lâu dài trong các đĩa compact hoặc trong máy vi tính, và có thể được in ra dễ dàng thông qua các loại máy in thông dụng; 2). Chất lượng văn bản khi scan lên đĩa compact thường cao hơn khi scan trực tiếp ra giấy (vì giấy viết thế kỷ XVII thường có màu nâu đậm); 3). Người đọc có thể phóng to ảnh trên màn hình vi tính để đọc văn bản dễ dàng nếu chữ viết tay của văn bản đó không rõ (nếu in ra giấy A4 thì khi đọc không thể khắc phục được). Vì vậy, nên chọn hình thức scan tài liệu vào đĩa Compact Dish(CD/DVD).
2.3.1.2. Nhân lực sao chụp
Bởi vì các đầu tài liệu về Đàng Ngoài/Thăng Long bị kẹp lẫn trong các tập (bundles) tư liệu lớn, quá trình đặt mua cần có sự hỗ trợ từ người của phía Việt Nam để tránh tình trạng scan/copy nhầm văn bản (vốn rất hay xảy ra).
- Tại Hà Lan cần 01 người có mặt thường xuyên để tham gia scan/copy.
- Tư liệu tại Luân Đôn có thể đặt scan, sau đó sang thanh toán và lấy về vì thư mục tài liệu tại đó khá rõ ràng, hơn nữa, vì số lượng tư liệu ít nên có thể nhờ sự trợ giúp của TS. A.Farrington, nguyên là Trưởng phòng Nghiên cứu của Thư viện Anh.
Cần ít nhất 1,5 tháng để scan/copy toàn bộ số lượng văn bản trên.
2.3.2. Khai thác thông tin
Sau khi các nguồn tư liệu trên được sao chụp về nước, việc tổ chức khai thác thông tin sẽ được tiến hành với các cấp độ sau đây:
2.3.2.1. Dịch toàn bộ danh mục thư mục tài liệu sang tiếng Việt
2.3.2.2. Tóm tắt và giới thiệu sơ bộ nội dung văn bản
2.3.2.3. Trích dịch (tóm lược) những thông tin liên quan đến Thăng Long-Hà Nội được thể hiện trong văn bản.
2.3.2.4. Các kết quả trên (mục 2.1. và 2.2) là một phần của bộ sách Thư mục Thăng Long - Hà Nội (tập III: Nguồn tư liệu phương Tây); đồng thời (mục 2.3) xây dựng bản thảo cuốn sách Thăng Long thế kỷ XVII qua nguồn tư liệu phương Tây xuất bản nhằm phục vụ thiết thực cho việc nghiên cứu chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ tổ chức vào năm 2010.
2.3. Kế hoạch khai thác ngưồn tư liệu tại các cơ quan lưu trữ Pháp
Mặc dù mọi người đều biết đến nguồn tư liệu văn hiến Việt Nam nói chung và văn hiến Thăng Long - Hà Nội nói chung đang được bảo quản tại các trung tâm lưu trữ Pháp, nhưng cho đến nay, một thống kê đầy đủ danh mục tư liệu này vẫn chưa có. Vì thế, việc khai thác tư liệu này theo yêu cầu của Dự án là rất khó khăn. Vì thế, cần phải tiến hành các bước triển khai cụ thể sau đây:
- Điều tra, lập danh mục sách, tư liệu về văn hiến Thăng Long - Hà Nội hiện đang được bảo quản tại các trung tâm lưu trữ Pháp. Công việc này không dễ dàng, đặc biệt là sẽ rất tốn kém do thời gian lưu trú tại Pháp kéo dài. Vì thế, phải bằng nhiều hình thức khác nhau để triển khai công việc này (tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà khoa học người Pháp - nhất là những người đã và đang làm việc cho cơ quan Viên Viễn Đông bác cổ Pháp tại Hà Nội (EFEO), các Việt kiều tại Pháp, các nhà khoa học và các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên Việt Nam đang làm việc và học tập tại Pháp...).
- Trên cơ sở danh mục các nguồn tư liệu được lập, tiến hành xem xét, lựa chọn những tư liệu quý hiếm, thực sự có giá trị sao chụp, khai thác thông tin (quy trình giống như đối với nguồn tư liệu tại Hà Lan và Anh)
3. SẢN PHẨM VÀ KẾT QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
3.1. Sản phẩm của Đề án
- Sản phẩm của Đề án là toàn bộ những tư liệu gốc của hai công ty Đông ấn Hà Lan và Anh về văn hiến Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVII (khoảng 10.000 – 11.000 trang). Sau được giới thiệu, dịch đề mục, giới thiệu vắn tắt nội dung… bộ tư liệu Hà Lan – Anh kể trên sẽ góp phần lớn vào việc xây dựng bộ thư mục đề yếu cũng như công việc nghiên cứu chuyên sâu về Thăng Long các thể kỷ XVII-XVIII. Các công việc cụ thể sau khi sưu tầm dự định sẽ là:
+ Dịch toàn bộ danh mục thư mục tài liệu sang tiếng Việt.
+ Tóm tắt/giới thiệu sơ bộ nội dung văn bản.
+ Trích dịch (tóm lược) những thông tin liên quan đến Thăng Long-Hà Nội được thể hiện trong văn bản.
+ Kết quả nghiên cứu có thể được xuất bản nhằm phục vụ thiết thực cho việc nghiên cứu chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội sẽ tổ chức vào năm 2010.
- Đối với khối tư liệu tại Pháp, sản phẩm cũng sẽ được thực hiện với các nội dung như trên. Tuy nhiên, do công tác khảo sát lập danh mục chưa được tién hành nên chưa thể có được những dự kiến cụ thể. Mặc dù vậy, cũng có thể hình dung về một khối lượng tư liệu khá lớn đang được bảo quản tại nước này.
3.2. Các đóng góp của Đề án
- Đóng góp về mặt khoa học
Là cơ sở tư liệu cho việc biên soạn và xuất bản tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến đảm bảo tiến độ và chất lượng; là cơ sở tư liệu cho việc nghiên cứu Hà Nội trên nhiều lĩnh vực trước mắt cũng như lâu dài.
- Đóng góp về hiệu quả kinh tế
Cung cấp cơ sở khoa học cho các nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lịch sử và văn hoá Thăng Long - Hà Nội; bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử và văn hoá vùng đất này.
- Đóng góp về hiệu quả xã hội
Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế về lịch sử và văn hoá Thăng Long - Hà Nội; góp phần khẳng định vị thế của Thủ đô Hà Nội đối với cả nước và trong con mắt của người nước ngoài.
4. KINH PHÍ
5. KẾT LUẬN SƠ BỘ
- Giá trị to lớn của khối tư liệu VOC, EIC và ở Pháp về Đàng Ngoài với nghiên cứu lịch sử và văn hóa Thăng Long - Hà Nội là điều không thể phủ nhận.
- Việc khai thác những thông tin vô giá từ khối tư liệu đồ sộ trên sẽ góp phần thiết thực vào việc xây dựng bộ thư mục đề yếu văn hiến Thăng Long - Hà Nội ở các nước phương Tây, làm cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử văn hóa Thăng Long - Hà Nội, góp phần thiết thực vào kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010.
- Việc đặt mua khối tư liệu nói trên có thể được thực hiện một cách hiệu quả nếu có kế hoạch triển khai cụ thể và hợp lý.
6. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐIỀU TRA VÀ SƯU TẦM
Việc tiến hành điều tra lại và mua tài liệu cần được thực hiện vào cuối năm 2007 hoặc đầu năm 2008 nhằm đảm bảo có thời gian để tiến hành các công việc tiếp theo sau đó như biên dịch danh mục, tóm tắt nội dung, lược dịch (nếu có)... nhằm tiến tới xây dựng bộ thư mục đề yếu hoàn chỉnh về các nguồn tư liệu Hà Lan, Anh và Pháp về văn hiến Thăng Long – Hà Nội trong năm 2008 và 2009.
Nổi bật trong số các tập sách nói trên là Voyages and Discoveries (William Dampier); A Description of the Kingdom of Tonqueen (Samuel Baron); La Relation sur le Tonkin de P. Baldinotti (P. Baldinotti); Beschryvinge van de Oostindische Compagnie (Pieter van Dam); The Suma Oriental of Tomộ Pires (Tomé Pires); Divers voyages et missions và Histoire du royaume de Tuinquin (Alexandre de Rhodes); History of Tonquin (A. Richard); Relation nouvelle et singulière du Royaume du Tonkin (J. B.Tavernier); Relation du voyage du P. Joseph Tissanier de la compagnie de jésu depuis la France jusoú au Royaume de Tunquin (J. Tissanier)…
PHỤ LỤC: DANH MỤC TÀI LIỆU VOC VỀ ĐÀNG NGOÀI/THĂNG LONG 1637 - 1700 (OVERGEKOMEN BRIEVEN EN PAPIEREN)*
* Toàn bộ danh mục tư liệu VOC cũng như EIC về Thăng Long – Hà Nội sẽ được dịch ra tiếng Việt trong thời gian tới.
Tonkin 1637 -
1646
|
Sommarium der coopmanschappen van 8 october 1636 –3 maert 1637 naer
Batavia,
Siam,
Cambodja, Quinam en Tonquijn versonden.
|
Daghregister van Carel Hartsinck van de negotie
gedaen met ‘t schip de Groll naer Tonkin etc. van 31 Januarij – 7 Augustij
1637.
|
Translaet missive van den coninck van Tonquin
aen den Governeur General
|
Translaet missive van den coninck van Tonquin aen president
Couckebacker
|
Translaet missive van den prins van Tonquin aen president Couckebacker
|
Passedul ofte geleijtbrieff voor de regenten
wegenden coninck in Tonquin aen den coopman Carel Hartsingq verleent
|
Acte waerbij den coopman Carel Hartsinck van
den coninck van Tonquin tot sijn geadopteerde soon verclaert ende aengenomen
wert.
|
Daghregister van de voyagie naer Tonquin van 7
meij – 27 augustij 1642.
|
Specificatie van de on – ende montcosten anno 1642 in Tonquin gevalen.
|
Factura.
|
Balance van de boucken van Tonquin anno 1642.
|
Reeckeninge van de oncosten gevallen int
overbrengen van compagnies steen – ende houtwercken uijt Firando in
Nagasacqui.
|
Copie resolutien in Tonquin gaerresteert in
datis 20 julij en 15 augustij 1642.
|
Copie missive van den
coninck van Tonquin aen den E. Maximiliaen le Maire anno 1641.
|
Copie missiven van den oppercoopman Carel
Hartsincq te reede onder ’t Paarleneijlandt op de cust Tonquin na Tayouan in
dato 2 augustij 1641.
|
Copie missive van den
prins van Tonquin aen den E. Maximiliaen le Maire anno 1641.
|
Copie specificatie van ’t Mallacx zilver in Tonquin geraffineert.
|
Factura.
|
Copie daghregister gehouden door den
oppercoopman Carel Hartsincq van 2 maert – 14 september 1641.
|
Copie missivevan den coninck van Tonquin na Tayouan
anno 1641.
|
Copie specificatie van de gedaene oncosten anno
1641.
|
Copie translaet missive van den coninck van
Toncquin aen den gouverneur Paulus Traudenius
|
Translaete missive van den Koninck van Annam
naer Tayouan aen den Governeur Paulus Traudenius. Annam (Tonquin) in het 8e
jaer 6e maan en 16e dach der regeeringe des Daijos
Duengh Waa
|
Cort rapport over eenige poincten concernerende
den jegenwoordigen stant Japanse, Chinese, Tonquinche commertie, insgelijcx
ons gevoelen wegen de Quinam saecken en hoe de Tonquinche negotie bij
vertieringe van eenige profitabile coopmanschappen in Europa, sounde connen
verbetert, wijder uijt gebreijt werden te presenteren aen de E. Heeren bewinthebberen der vereenichde
Nederlandche O.I. Compagnie te vergaderinge van de Seventiene getekent Carel
Hartsinck Amsterdam 26 Augustij 1643
|
Copie missive van Antonio van Brouckhorst aen
Governeur Paulus Traudenius in dato 4 augustij 1642.
|
Daghregister gehouden bij den ondercoopman
Gobijn van 13 Julij – 30 october 1643.
|
Copie resolutien bij Johan van Elseracq ende
sijnen raedt op de custe van Tonquin ende in Japan genomen 30 meij , 10 junij
en 23 september 1643.
|
Daghregister wegens het gepasseerde in het
coninckkrijck van Tonquin ’t sedert 19 Februarij – 10 Augustij 1643.
|
Copie instructie voor Brouckhorst op sijne voyagie near
Tonkin
.
|
Copie instructie voor Lamotius vertreckende over Tonquin ende Quinam
naer
Batavia.
|
Copie missive van Traudenius aen den coninck van Tonquin in dato 12
December 1642.
|
Copie missive van Traudenius aen Governeur
Gardeneijs in dato 12 December 1642.
|
Copie missive van Traudenius aen Brouckorst in Toncquin in dato
Januarij 1643
|
Copie getranlateerden brieff van den
Toncquinsen coninck aen den gouverneur generael 1643
|
Copie missive van Caron aen den Toncquinsen coninck in dato 17 December
1644.
|
Translaete missive van den Prins van Tonkin
naer Tayouan aen Caron. Tonquin, de 6e maen den 18e dad
de regering Poektahij Tammin (1645)
|
Correspondence between Tayouan and Caron…
|
Copie missive van den coopman Antonio van
Brouckhorst aen den Governeur General in dato 26 Januarij 1644.
|
Originele missive alsvoren in dato 15 october 1644.
|
Vervolgh daghregister wegen het gepaseerde int
coninckrijck van Tonquin tsedert 3 Januarij 1644- 3 september 1644.
|
Ontbreekt .
|
Copie missive van Broeckhorst naer
Batavia in dato 24 october 1645.
|
Copie resolutien bij den raet in Tonquin
genomen.
|
Tonkin 1646 – 1660
|
Copie missive in dato 8 October 1646.
|
Copie instructie voor den ondercoopman Jan van
Riebeeck
|
Daghregister wegen ’t gepasseerde int
conincrijck van Tonquin sedert 29 November 1645 tot 31 julij1646.
|
Ampliatie tot d'instructie voor den
oppercoopman Antonij van Brouckhorst gaeden na Toncquin in dato 17 December
1646
|
Advises door den coopman Jan van Riebeeck ean
den heeren bewinthebberen over den handle in Tonkin .
|
Copie missive aen den conick van Toncquin in dato 29 November 1647
|
Copie bijvoechsel tot d' instructie van 't
joncken Hoorn vertreckende over Toncquin na Batavia in dato 9 Januarij 1648
|
Copie instructie voor de oppercoopman Phillips
Schillemans als opperhooft na Toncquin in dato 29 November 1647
|
Instructie voor de oppercoopman Philips
Schilleman (Tonquin ) d.d 18-11-1648.
|
Missive van d’ oppercoopman Philips Schilleman
en Anthonis van Brouckhorst d.d 19-11 1648.
|
Copie missiven naer Tayouan en Japan.
|
Copie resolutien in datis 12-februarij tot 21
Augustij 1650.
|
Copie instructie aen den eersten assistant
Hendrik Baron in Tonkin gelaten in dato 27 julij 1650.
|
Copie daghregister taedert 25-februarij tot 4
september 1650.
|
Copie missiven in datis 25 (24?) februarij en
15 november 1650.
|
Copie missive in dato 8 December 1652.
|
Copie missiven in datis 7 december 1652 en 7
Februarij 1653.
|
Copie
missive in dato November 1653.
|
Copie missiven in datis 27 januarij en 1 Maert
1655.
|
Copie
relaes van den ondercoopman Nicolaes de Voogt in dato Januarij 1656.
|
Copie missvie van Toncquin in dato 24 Julij 1655
|
Copie Toncquins daghregister tsedert 3 Augustij
1654 tot 24 Julij 1655
|
Copie missive in dato 20 Februarij 1656.
|
Copie rapport van den coopman Lowijs Isaacx
Bassart in dato 20 December 1656.
|
Copie rapport van den Coopman Nicolaes de
Vooght in dato 7 December 1657.
|
Copie articulen met den coninck van Tidor
germack.
|
Staat van geconfisqueerde Engelse goederen.
|
Inventarissen van de fluitjt d’postiljon en van
de jachten Bantam en Jacactra.
|
Invetaris van veroverde goederen bevonden in ’t
schip Santa Cruz.
|
Specificatie van de personen die op Indrapoura
sijn gevangen gebleven.
|
Originele attestatie door d’opperhoofden van ’t
jacht Zeepaert verleent in dato 20 Augustij 1657.
|
Attestatie door opperhoofden van ’t fluijtschip
d’coninck van Polen wegen ’t gewelt van den Engelsen admirael op haer
uijtreijts in cannael gepleecht.
|
Translaet missive van den Engelsen agent
Skimmer uijt Bantam naer Batavia geschreven in dato 18 Augustij 1657.
|
Verclaringh van Jan van der Werff schipper op
de Peerel in dato 14 December 1657.
|
Copie rapport door den coopman Hendrick Baron
wegens sijn verrichten in Tonquin in dato 11 December 1659.
|
Brieven door Gustavus Hanssen aen haer Ed. tot
Batavia geschreven
|
Tonkin 1661 - 1671
|
Rapport gedaen door de coopman Sr. Hendrick
Baron ende op Batavia aen heer Ed. Overgelevert 7 Maert wegens zijn verrigten
nae Tonquin 7 Maert 1661.
|
Missive door de coopman Baron aen haer Ed. Geschreven in en op
Batavia
ontfangen 11 December per Moerkercke. 13 November 1661.
|
Missive geschreven door den coopman Baron aen
haer Ed. den 12 November 1662.
|
Copie missive van ’t opperhooft en den raet in
Tonquin aen den Governeur General en de Raden van Indien Ges. Den 6 November
1663.
|
Copie rapport door d’heer Hendrick Baron ende
H. Vendonck aen haer Ed. Ongeveer Februarij 1662.
|
Copie verantwoordinge door ditto H. Baron aen
haer Ed. 18 Februarij 1663.
|
Copie missive door d’voornoemde H. Baron aen
haer Ed. 23 Meij 1663.
|
Missive van Sr. Verdonck aen haer Ed. 23
Februarij 1665.
|
Ditto van den coopman Constantijn Renst aen
haer Ed. 30 October 1665.
|
Papieren door den coopman Jan van Aelmonde aen
haer Eds. gesonden den 20 Junij rakende de questie tusschen hem ende heer
Cops. Augustij
|
6 missiven door den coopman Aelmonde voornoemt
aen haer Ed.
|
Missive door den coopman Constantijn Ranst.
sonder datum
|
Missive van den coopman Ranst en den Raet aen
haer Eds. 25 October 1666.
|
Missive door den coopman Ranst ende den raet aen haer Ed; 25 October 1666.
|
Dito door deselve. 21 Januarij 1667.
|
Dito door deselve. 14 Februarij
1667.
|
Missive door den coopmannen Worst en Roothals
ende raat aan de heeren Seventiene geschreven
van dato 23 September 1667.
|
Dito alsboven geschreven van dato 26 Januarij
1668.
|
Missive van den directeur Ijsbrant Godske ende
den raet aen haer Ed dato 5 September 1668
|
Dito alsboven aen de heeren Seventiene
gescheven dato 12 Junij 1668.
|
Missive door den resident Cornenlis Vanconier
ende den raadt aan haar Ed geschreven van dato 15 Februarij 1668.
|
Rapport vande ondercoopman Cornelis Valkenier
aen haer Ed volgens t’voorgevallene ten comptoire Tonquin den 18 Januarij
1669 overgelevert.
|
Translaet brief uijt het Portugees door de
pater Danisla Torrents uijt Canton geschreven aen den Japander Paulo de Vado
anders Risemondonne in Touchin van dato primo April 1668.
|
Copie missive vanden ondercoopman Gustaves
Hansen aen den General en raden 15 Februarij 1669.
|
Een dito vanden resident Cornelis Valckenier
enden raet aenden General en randen 17 October 1669.
|
Tonkin 1671 - 1677
|
Copie missive door den coopman Cornelis
Valckenier en den raet aenden General en raden 5 Januarij 1670.
|
Verscheijde registers der aengecomene brieven
en papieren van diverse plaetsen in Indien als Tonquin, siam, Macasar, Japan
etc.
|
Copije missive door den voornaemde Valckenier
en den raet aenden General en raden geschreven 12 October 1670.
|
Twee translaet brieven door en coninck en
viceconinck van Tonquin aenden General Joan Maetsuijcker geschreven
|
Register
|
Missive van den coopman Cornelis Valckenier
enden den raedt haer Ed van dato 30 Januarij 1672.
|
Missive van de E. Cornelis Valckenieruijt en
Albert Brevincq ende den raet van 25 October.
|
Briefien van Sr. Valckenier uijt ’t jacht Moerkerken van voor de rivier
Barbequest 30 November.
|
Dito alsvooren uijt de Straet Banca 14 December
|
Rapport van d’E. Cornelis Valckenier op zijn
verschijninge tot Batavia overgevelevert 19 December
|
Twee copie missiven door den oppercoopman
Albert Brevinck en den raet in Tonquin den 14 Februarij en 18 October 1673
aen de Governeur General en de raden van Indien geschreven.
|
Missive van den oppercoopman Albert Brevinck en
den raet in Tonquin ande den raet in
Tonquin aen haer Eds van dato 12 Februarij 1674.
|
Missive van den E. Albert Brevinck en den raet
de dato October en ontfrangen 3 December 1674.
|
Missive van den oppercoopman Albert Brevinck en
den raet in Tonquin aen haer Eds van dato 30 Januarij 1675 . (ontfrangen 8
Maert per de Papegaij)
|
Register
der selver Toncquinse papieren
|
Missive van den oppercoopman Albert Brevinck en
den raet aen haer Edsin dato 19 November 1675
|
Register
de papieren
|
Missive van den oppercoopman Albert Brevinck en
den raet in Tonquin aen haer Eds van dato 18 Februarij 1676
|
Memori vant geadvanceerde opde vercoghte compagnies coopmanschappen
anno 1675 in Tonquin.
|
Register
der Tonquin papieren
|
Tonkin 1677 - 1681
|
Register
der Toncquinse papieren.
|
Missive an d’E Brevincq en raedt uijt ‘t
comtoir Tonkin aen haer Ed geschreven in dato 28 November 1676.
|
Memorie van ’t geadvanceerde op de vercoghte
compagnie coopmanschappen in Tonquin anno 1676
|
Memorie van d’E Brenincq voor den coopman Jan
Basselman op sijn vertreck tot naeright aldaer gelaten in dato 28 November
1676
|
Rapport van d ‘E Brevincq aen haer Ed. op sijn
verscheijnen tot Batavia aen haer Ed.
overgeleveert wegen den toestant van compagnies handel in Tonquin
|
Memorie van aengecomen
en affgegaene schepen en joncquen in
Tonquin anno 1676.
|
Missive van den coopman Jan Blesseman en den
raet in Tonquin naer Batavia geschreven in dato 12 Februarij 1677.
|
Missive alsvoren in dato13 October 1677
|
2 registers.
|
Register der Tonquinse papieren . (ontfangen 25
Februarij per der hoecker de Craanvogel)
|
Missive door
den coopman Jan Blesseman mitsgaders den raet in dato 29 Januarij uijt
Tonquin aen haer Eds tot Batavia geschreven.
|
Memorie hoedanigh de coopmanschappen ’t
voorleden jaer 1677 in Tonquin sijn vercogt met de winsten daerop behaelt
|
Register der Toncquinse papieren (ontfangen 24 November per de
jacht de Experimant)
|
Missive van den coopman Jan Blessemen aen raet
in Tonquin aen haer Eds gescheven in dato 17 September 1678
|
Notitie vant aengebraghte met een Engels
scheepje en twee Chinese joncken desen jaere 1678 in Tonquin.
|
Tonkin 1681 - 1684
|
Register
der papieren
|
Originele missive vanden ondercoopman en resident Leendert de Mooij mitsgaders
den raet in Tonquin den 8 Januarij 1681 aen haer Eds tot Batavia geschreven
|
Memorie der vercoghte coopman in Tonquin sedert
ultimo November 1697 tot ultimo November 1680 met de advancen daerop
gevallen.
|
Memorie de aengebraghte coopmanschappen met 4
Chinese joncken in Tonquin uijt Japan, item met de Engelsche en Fransche van
Bantam.
|
Translaet missive van den ouden en jongen
coninck van Tonquin aen haer Eds tot Batavia gescheven
|
Register
der Toncquinse papieren
|
Originele missive van den resident Leendert de
Moij en Johannes Sibens aen haer Eds; gescheven in dato 5 Januarij 1682
|
Copie resolutie ten comptoire aldaer genomen
den 23 Augustij 1681 wegens den incoop van pelinghs
|
Copie
memorie der vinstgevende koopmanschappen ten comptoir Tonkin sadert
ultimo November 1680 tot ultimo November 1681 daer uijtgevent
|
Originele missivevan den resident Landeert de
Mooij en raed in Tonquin aen haer Eds tot Batavia in dato 2 Januarij 1683.
|
Register
|
Originele missive van den resident Leonard de
Mooij en raet in Tonquin aen haer Eds tot Batavia gechreven in dato 21
Januarij 1683.
|
Memorie van de winstgevende goederen in Tonquin
wat ider der selve per cento advanceert dato ultimo November 1682.
|
Lijste de aengebrachte coopmanschappen met het
Engeles schip de Tonquin Merchiant endrie andere vreemde schepen anno 1682.
|
Translaet missive van den nieuwen conigh in
Tonquin aen haer Eds geschreven
|
Originele brief van de resident Leonard de
Mooij en raet in Tonquin aen haer Eds tot Batavia geschreven in datum 12
December 1682
|
Tonkin 1685 - 1688
|
Register
de papieren
|
Missive door den resident Leonard de Mooij en
raad in Tonquin aen haer Eds geschreven in dato 22 Januarij 1684.
|
Memorie der winstgevende goederen in Tonquin
tsedert ultimo November 1682 tot ultimo November 1683
|
Translaet missive vaden Toncquinsen coningh aen
haer Eds tot Batavia geschreven
|
Register
der papieren
|
Brief van den resident Leonard de Mooij en raad
in Tonquin aen haer Eds geschreven in dato 17 October 1684
|
Brief ddor delselve residenten aen het
opperhoorft Aernout Faa en raad in Siam geschreven in dato 17 October 1684
|
Twee resolutien bij den scheepsraet van jacht
Bomain (Bomlain) genomen in dato 5 Augustij en 14 November 1684
|
Register
der papieren
|
Missive door de residenten aldaer aen haer Eds
tot Batavia voornoemde Eds overgelevert
in dato 2 Maert 1685
|
Rapport door den gewesen resident Leonard de
Mooij aen voornoemen in dato 2 Maert 1685
|
Instructie van voornoemde de Mooij aen sijnen
successur Johannens Siben om hem daer nae te reguleren in dato 27 Januarij
1685
|
Verclaringe wegen 2 stucx laeckenen in een cas
in dato 17 September 16** gepasseert door Pieter Elias Boeckhouder en
Johannes Blaasbergen ondermeester in dienst van de E. Compagnie.
|
Translaet missive van
den coningh abaer aen haer Eds twee translaet versoeckschriften van den
taalman Tiongun en Compagnie voordragen aen dito haer Eds.
|
Register
|
Brieff door ’t opperhooft Joannes Sibens en den
raed in Toncquin aen haer Eds geschreven in dato 4 December 1685
|
Register
der papieren
|
Missive door ‘t opperhooft Joannes Sibens en
den raed in Toncquin aen haer Eds geschreven in dato 16 Januarij 1686
|
Brieffies van den coningh en prins in Tonquin
aen sijn Edt geschreven
|
Secrete missive van Sr.
Joannes Sibens aen haer Eds geschreven in dato 16 Januarij 1686
|
Nader brieffie van Sibens en Eliasz van voor
Doome aen haer Eds geschreven in dato 20 Januarij 1686
|
Register
|
Missive van de
residenten in Tonquin aen haer Eds tot Batavia in dato 24 Januarij 1687
|
Twee translart brieven van den coningh van
Tonquin en rijxbestierder aen haer Eds
|
Tonkin 1688 - 1691
|
Register
der papieren
|
Missive aen den ondercoopman Joanes Sibens en
raad tot Tonquin aan haer Eds tot Batavia geschreven in dato 2 Januarij 1688
|
Translaet request van den taalman Troquin
|
Register
der papieren
|
Missive van de ondercooplieden Joan Sibens en Dirck Wilree enden raed tot
Tonquin aen haer Ho. Eds. tot Batavia
geschreven in dato 19 December 1688
|
Rapport van den ondercoopman en Tonquin
opperhooft Joannes Sibers aen haer Ho. Eds tot Batavia dato 18 Januarij 1689
|
Missive van den ondercoopman Dirck Wilree en
raed tot Tonquin aen haer Ho. Eds tot Batavia geschreven in dato 19 Januarij
1689
|
Missive van opperhooft T. Sibens en den raedt
in Tonquin aen haer Eds in dato 26 November 1689
|
Register
der papieren
|
Missive van de residenten aen de gemelte haer
Eds in dato 30 December 1689
|
Twee Register der papieren
|
Copie missive door den resident Johannes Sibens
en den raet tot Tonquin aenden Governeur General ende raden van Indien
geschreven in dato 29 December 1690
|
Twee translaet missive van den koninck van
Tonquin aen deselve geschreven
|
Tonkin 1691 - 1694
|
Register der papieren
|
Copie missive door den resident Joanes Sibens
en den raed tot Tonquin aen gemelte General ende raden geschreven in dato 31
October 1691
|
Secrete missive door den voornoemden resident
Sibens particulier aen deselve geschreven in dato alsvooren.
|
Zeijlaes ordre voor de opperhoofden vant jacht
Gaesperdam vertreckende van Tonquin nae Batavia
|
Register
der papieren
|
Copie missive door den resident Johannes Sibens
en den raet tot Tonquin aen den Governeur General ande raden van Indien
geschreven gedateert 10 Januarij 1692
|
Register
der papieren
|
Dito missive alsvooren in dato 10 November 1692
|
Translaet missive vanden coninck van Tonkin aen
general en raden.
|
Dito missive van den prins van Tonkin aen
deselve
|
Verclaringe van de assistenten Gerrit van Nes
en Pieter van Hoorn, mitsgaders door matroos Christiaen Barhout wegens de
constitutie vande pelings, ’t sedert eenige jaeren en specialijken inden jaere 1689 ten comptoire Tonquin sijn
afgepackt ende nae Batavia versonden in dato 20 October 1692
|
Interrogatorium waerop bovenstaende deposanten
sijn gehoort behelsende t affpacken ent verdere besorgen der pelings in dato
18 Augustij 1692
|
Register
der papieren
|
Copie missive vande residenten Jacob van Loo en
Andries Leendertsz tot Tonquin aen General en raden in dato 12 December 1692
|
Dito missive alsvooren in dato 23 November 1693.
|
Tonkin 1695 - 1697
|
Register der rapieren
|
Copie missive door den resident Jacob van Loo
en den readt tot Tonkin aenden general ende raden geschreven in dato 2
januarij 1694.
|
Register
der papieren
|
Ditto missive alsvooren in dato November 1694.
|
Translaet missive vanden coninck van Tonkin aen
generael en raden
|
Dito missive vanden prins van Tonquin aen
deselve .
|
Rapport vanden coopman Joannes Sibens wegens
sijne verrightinge in Tonquin in dato 13 December 1694
|
Brievje van den resident Jacob van Loo en
Andries Leendertsz in Tonquin aan haar Eds de hooge regeringe tot Batavia
geschreven de dato 24 December 1694 (ontfangen 13 Februarij per Chinese
vaartuijgh)
|
Dito van en aan alsvoren gedateert 25 December
1694 (ontfangen 3 Februarij per jacht de Caauw)
|
Register
van der papieren (ontfangen 26 dito per idem)
|
Missive van den onderkoopman Jacob van Loo en
raadt in Tonquin aen ged. haar Ed tot Batavia geschreven de dato 25 November
1695
|
Memorie van de verkoghte coopmanschappen in
Tonquin anno 1694 en 1695
|
Translaat missive van den prince van Tonquin
aan gemelte haar Ed geschreven
|
Briefje van meergemelte residenten in Tonquin
aan als voren gecarteert onder dato 29 December 1695. (ontfangen 20 Februarij
per chinese jonk)
|
Register
der papieren (ontfangen 30 December per ’t jaght de Caauw)
|
Missive van den ondercoopman en resident Jacob
van Loo nevens den raad in Tonquin aen haer Ed de hoge regeringe tot Batavia
geschreven de dato ultimo November 1697
|
Translaat missive vanden coning van Tonquin aen
gedaghter haar Ed gecarteert.
|
Dito vanden prins van Tonquin aen alsvoren
geschreven
|
Translaat geschrift behelsende ’t geene den
resident in ’t hof des conings aangesegt en daer nae opgegeven is de
regeringe tot Batavia te moeten aanschrijven.
|
Briefje vanden resident Jacobus van Loo aen
haer Ed tot Batavia geschreven de dato 12 December 1697. (ontfangen 20
Januarij per Chinese jonk)
|
Tonkin 1697 - 1700
|
Register der rapieren
(ontfangen 6 Januarij per ’t jacht de Caauw )
|
Missive van den resident Jacob van Loo ende den
raet tot Tonquin aen haer Eds de hoge regeringe tot Batavia geschreven in
dato 3 December 1698
|
Translaet van den ontfanger vamn conings
licenten in Tonquin aen haer Eds geschreven
|
Register
der papieren (ontfangen 8 Februarij per het jacht de Cauw)
|
Missive van de resident Jacob van Loo, Cornelis
de Flines in Tonquin geschreven aen haar Eds de hoge regeringe tot Batavia
dato 16 December 1699
|
Rapport van den selven aen gedachte haer Eds
nopende desselfs wedervaren in het afbreeken met ’s compagnies ommeslag van
Tonquin gedateert 8 Februarij 1700 (ontfangen dito door resident van Loo
overgelevert)
|
Translaet missive van den coning van Tonquin
aen haer Eds de hoge regeringe tot Batavia geschreven.
|