Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Lựa chọn tác giả |  Bạn đang ở:Trang chủ » Các hoạt động
QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN ĐỀ TÀI VÀ TÁC GIẢ ĐỀ TÀI CỦA TỦ SÁCH

    Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” được xây dựng nhằm hệ thống hóa, tổng kết các giá trị về mọi mặt của văn hiến Thăng Long - Hà Nội qua tiến trình 1000 năm lịch sử. Tinh thần cốt lõi của Tủ sách thể hiện qua hai chữ “văn hiến” ấy, đó cũng chính là cơ sở  để Dự án tiến hành xây dựng kết cấu và nội dung cho các mảng đề tài của Tủ sách.

1.    Về nguyên tắc phân chia các mảng đề tài
Các mảng đề tài của Tủ sách phải gắn bó với nhau một cách khoa học và hợp lý. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, khi nghiên cứu về thực trạng vận động và phát triển của một quốc gia, một địa phương, một thời kỳ lịch sử, người ta thường phân ra bốn lĩnh vực cơ bản sau đây để tìm hiểu, phân tích, đánh giá và kết luận:
-    Về hoàn cảnh địa lý và dân cư
-    Về lịch sử vận động và phát triển qua các thời kỳ và trên mọi lĩnh vực
-    Thực trạng và vận động của kinh tế
-    Thực trạng và vận động trên mọi lĩnh vực của văn hóa và con người
Căn cứ vào những nét phổ biến và đặc thù của Thăng Long - Hà Nội giữa lòng dân tộc, chúng tôi thấy có thể chia thành 6 mảng tiêu biểu cho 6 lĩnh vực quan trọng nhất phản ánh sự phát triển không ngừng của Thủ đô và sự hình thành ổn định và tỏa sáng của nền văn hiến Thăng Long.

2.    Về các nguyên tắc tuyển chọn các đầu sách và xây dựng cơ cấu đề tài
Với một số sách không thể quá nhiều nhưng cần tương đối đầy đủ và toàn diện để phục vụ độc giả trong và ngoài nước, việc quan trọng là phải thống nhất ý kiến trong việc tuyển chọn, biên tập và xuất bản.
2.1.    Việc tuyển chọn, biên soạn sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
-    Các tài liệu và đầu sách phải được tuyển chọn kỹ để tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh phản ánh được toàn bộ nền văn hiến Thăng Long.
-    Các tài liệu đầu sách được tuyển chọn phải chứng minh được sự tồn tại không thể thiếu của mình trong tổng thể của Tủ sách. Như thế mới dành chỗ cho những sách có giá trị và gạt đi những sách không cần thiết lắm.
-    Vì điều kiện thời gian và khả năng tài chính, đại bộ phận sách xuất bản phải là những sách tiêu biểu và đặc sắc đã xuất bản. Đây là dịp để tôn vinh những tác giả, tác phẩm đã được đánh giá cao và có giá trị bền vững qua thời gian. Những sách này sẽ được giới chuyên môn tham gia đánh giá và tác giả nếu còn sống sẽ chỉnh lý và hoàn thiện hơn nữa để xuất bản.
-    Việc biên soạn và xuất bản những bản thảo mới và chưa được in là rất cần thiết nếu những tác phẩm ấy có giá trị nổi bật và là một sự bổ sung cần thiết cho mảng đề tài.
-    Có những tác phẩm không thể thiếu được trong mảng đề tài, cần được đầu tư thích đáng cho việc biên soạn.
-    Đối với những tác phẩm có giá trị được viết bằng tiếng nước ngoài thì cần tổ chức bỉên dịch, biên tập để xuất bản.
-    Bảo đảm tính hệ thống, toàn diện và không trùng lặp giữa các đề tài trong Tủ sách.
2.2.    Xây dựng cơ cấu đề tài
Dự kiến Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” sẽ bao gồm 100 đề tài với 114 đầu sách được chia thành 6 mảng: Tư liệu - Tổng hợp; Địa lý; Lịch sử; Kinh tế; Văn hóa - Xã hội; Văn học - Nghệ thuật.
Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” sẽ bao gồm những đầu sách có giá trị và tiểu biểu, có tỷ lệ thích hợp giữa các chủ đề, chủ điểm trong mỗi mảng cũng như giữa các mảng sách với nhau. Mục tiêu là tạo ra được các sản phẩm có chất lượng mang tính hệ thống về văn hiến Thăng Long - Hà Nội.

3.    Nội dung cụ thể của các chủ đề trong từng mảng sách
3.1.    Mảng 1: Tư liệu - Tổng hợp
* Mảng này gồm hai phần lớn:
-    Mảng tư liệu là kết quả của công tác điều tra, sưu tầm. Các tư liệu sẽ tuyển chọn, biên dịch, hiệu đính, thẩm định và xuất bản dưới hình thức tuyển tập theo chủ đề như: văn kiện lịch sử, địa chí, thần tích, hương ước gia phả… Đây là những tài liệu gốc, là loại sách công cụ không thể thiếu cho việc nghiên cứu, tìm hiểu Thăng Long - Hà Nội.
-    Mảng tổng hợp bao gồm các đề tài giới thiệu một cách tương đối toàn diện về Thăng Long - Hà Nội, không thể xếp vào một mảng sách cụ thể nào.
    * Mảng Tư liệu - Tổng hợp hiện nay có 14 đề tài (một số đề tài đang tổ chức biên soạn bản thảo như Lịch sử Hà Nội qua tài liệu lưu trữ từ 1873 - 1954, Hà Nội qua tư liệu thống kê 1945 - 2010).
    3.2. Mảng 2: Địa lý
    - Địa lý tự nhiên
Chứng minh sự đánh giá của Lý Công Uẩn về ưu điểm và triển vọng của mảnh đất Thăng Long đối với việc xây dựng Thủ đô giàu mạnh và phát triển.
Quan ngàn năm lịch sử, đánh giá những thuận lợi (và khó khăn) của địa lý tự nhiên Hà Nội đối với sự phát triển của Thủ đô và đặc biệt là đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Hà Nội.
Những vấn đề cần phải giải quyết về mọi mặt: lao động và sinh hoạt, giao thông đường bộ, đường thủy, về chống ô nhiễm môi trường, về chống những thiên tai có thể xảy ra.
- Địa lý hành chính
+ Sự thay đổi hành chính qua các thời kỳ
+ Các đơn vị hành chính
+ Những bài học về quản lý hành chính trong lịch sử
- Dân cư
Sự hình thành cư dân Hà Nội: Người bản địa và người nhập cư.
+ Sự hội tụ tại Thăng Long - Hà Nội những kẻ sĩ  bốn phương
+ Sự du nhập vào Thăng Long những làng nghề truyền thống
    * Mảng Địa lý hiện nay có 6 đề tài (đề tài đã có bản thảo như Địa bạ cổ Hà Nội, các đề tài đang tổ chức biên soạn như Địa chí vùng Tây Hồ, Hà Nội: Địa chất, địa mạo và các tài nguyên liên quan, Địa chí Cổ Loa).
    3.3. Mảng 3: Lịch sử
- Lịch sử tổng quan về ngàn năm Thăng Long
+ Thủ đô Thăng Long - Hà Nội từ những thế kỷ trước ngày thành lập
+ Lịch sử Thăng Long qua các thời kỳ
- Lịch sử hình thành, xây dựng, phát triển đô thị
- Lịch sử chống ngoại xâm, bảo vệ Thăng Long - Hà Nội
- Lịch sử chuyên ngành: kinh tế, chính trị, khoa học, văn hóa
* Mảng lịch sử hiện nay có 16 đề tài (một số đề tài đã có bản thảo như Lịch sử chính quyền Thành phố Hà Nội 1945 - 2005; Thăng Long - Hà Nội những trang sử vẻ vang chống giặc ngoại xâm; Lý Thường Kiệt, lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý)
3.4. Mảng 4: Kinh tế
- Tổng quan về kinh tế Thăng Long - Hà Nội:
+ Thời phong kiến
+ Thời Pháp thuộc
+ Thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội
+ Thời kỳ đổi mới
-    Kinh tế nông nghiệp
+ Nông nghiệp thời phong kiến ở các xã ven đô
+ Quan hệ giao lưu giữa đô thị và nông thôn
+ Sự mở rộng của Thủ đô Hà Nội và tác động của công nghiệp, thương nghiệp thành phố đến nông nghiệp của ngoại thành.
-    Kinh tế công nghiệp
+ Thủ công nghiệp truyền thống
+ Công nghiệp Hà Nội từ ngày giải phóng
+ Công nghiệp Hà Nội qua 20 năm đổi mới
-    Thương nghiệp và dịch vụ
+ Thương nghiệp tại 36 phố phường thời phong kiến
+ Thương nghiệp từ ngày giải phóng
+ Thương nghiệp trong kinh tế thị trường hôm nay
-    Du lịch Hà Nội
    * Mảng Kinh tế hiện nay có 8 đề tài (đề tài đã có bản thảo: Kinh tế xã hội đô thị Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII, XIX, đề tài đang biên soạn bản thảo: Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát triển…  )
    3.5. Mảng 5: Văn hóa - Xã hội
    - Sinh hoạt về mọi mặt của Hà Nội
+ Ăn uống
+ Trang phục
+ Ở
+ Đi lại
-    Phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo
+ Lễ hội và các trò chơi tại Thăng Long
+ Tín ngưỡng
+ Tôn giáo
-    Giáo dục và khoa học
+ Giáo dục và đào tạo từ xưa đến nay
+ Khoa học Thăng Long - Hà Nội từ xưa đến nay
+ Khoa học và giáo dục Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế tri thức trong thời đại ngày nay
-    Di tích và danh thắng Hà Nội
+ Di tích lịch sử - văn hóa
+ Di tích cách mạng và kháng chiến
+ Các công trình kiến trúc và văn hóa tiêu biểu
+ Bảo tàng, nhà lưu niệm
* Mảng Văn hóa - Xã hội hiện nay có 24 đề tài (đề tài đã có bản thảo: Đông Kinh Nghĩa Thục và thơ văn Đông Kinh Nghĩa Thục, Văn bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội danh thắng và di tích (tập 1), Hà Nội - Bạn là ai?; đề tài đang biên soạn: Đời sống tôn giáo và tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội, Kẻ sỹ Thăng Long…; đề tài sắp triển khai: Di văn thời Tây Sơn trên đất Thăng Long)
3.6. Mảng 6: Văn học - Nghệ thuật
a. Văn học Thăng Long - Hà Nội
+ Văn học dân gian Thăng Long - Hà Nội
+ Văn học Thăng Long - Hà Nội qua 10 thế kỷ
+ Những tác phẩm tiêu biểu bằng chữ Hán
+ Những tác phẩm tiêu biểu bằng chữ Nôm và chữ quốc ngữ
+ Tuyển tập văn bia Hà Nội
b. Nghệ thuật Thăng Long - Hà Nội
- Mỹ thuật
+ Mỹ thuật Hà Nội (hội họa, điêu khắc, tượng đài…)
+ Mỹ thuật truyền thống (tranh dân gian, thủ công mỹ nghệ, phù điêu, tranh, tượng…)
-    Kiến trúc: Nghệ thuật kiến trúc Hà Nội qua các đền, đài, lăng, miếu.
-    Âm nhạc
+ Các ca khúc, bài hát về Thăng Long - Hà Nội từ trước
+ Những thành tựu của âm nhạc Hà Nội thời cận, hiện đại
-    Sân khấu: Các loại hình sân khấu: chèo, tuồng, cải lương, kịch nó, múa rối
-    Nhiếp ảnh
+ Lịch sử ra đời và phát triển của nhiếp ảnh Hà Nội: giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật
+ Sưu tầm và xuất bản những ảnh cổ nhất còn được lưu trữ tại gia đình và tại thư viện các nước
* Mảng Văn học - Nghệ thuật hiện nay có 20 đề tài (đề tài đã có bản thảo: Tuyển ký - tản văn Thăng Long - Hà Nội, Tuyển tiểu thuyết Thăng Long - Hà Nội, Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI; đề tài đang biên soạn như: Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long , Nghệ thuật múa Thăng Long - Hà Nội).

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá