Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Giới thiệu dự án |  Bạn đang ở:Trang chủ » Giới thiệu

GIỚI THIỆU DỰ ÁN ĐẦU TƯ: ĐIỀU TRA, SƯU TẦM, BIÊN SOẠN
VÀ XUẤT BẢN TỦ SÁCH “THĂNG LONG NGÀN NĂM VĂN HIẾN

     Đến năm 2010, Thủ đô Hà Nội - Thành phố anh hùng, Thành phố vì hoà bình - sẽ tròn 1000 năm tuổi. Với quá khứ anh hùng và hào hoa, đất và người Thăng Long - Hà Nội đã hun đúc nên truyền thống văn hiến ngàn đời. Đó là những tài sản vô giá, gắn liền với những trang sử hào hùng, mang đậm sắc thái văn hoá độc đáo của dân tộc Việt Nam.
     Trong dịp chào đón ngày hội lớn của nhân dân Hà Nội và cả nước kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhu cầu hiểu biết về Thăng Long ngàn năm văn hiến trở nên quan trọng và cấp thiết đối với nhân dân Thủ đô, nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và đông đảo bạn bè trên thế giới. Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” nhằm hệ thống hóa, tổng kết các giá trị về mọi mặt của văn hiến Thăng Long - Hà Nội qua tiến trình 1000 năm lịch sử. Tủ sách sẽ giúp bạn đọc hiểu về Thủ đô vừa đầy đủ và có hệ thống, vừa khái quát và sâu sắc. Từ đó kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, vạch ra đường lối phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong thời gian ngắn nhất đưa Thủ đô Hà Nội phát triển ngang tầm với thủ đô các nước nên thế giới.
Việc xây dựng Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” cũng đặt cơ sở cho sự tiếp nối nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cũng như của các thế hệ sau này.
Từ những ý tưởng trên, Nhà xuất bản Hà Nội đã xây dựng Dự án Điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” và đã đề xuất với Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá Thông tin (Nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), Văn phòng Chính phủ và nhận được sự ủng hộ về chủ trương của các cấp lãnh đạo.
     Sau nhiều cuộc họp bàn của các cơ quan chức năng, nhiều cuộc hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lí, Dự án đã được hoàn thiện và trình lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thủ tướng Chính phủ đã cho phép UBND Thành phố Hà Nội thẩm định, phê duyệt và triển khai Dự án. Ban đầu, chúng tôi đề xuất xây dựng Dự án Tủ sách này với Kế hoạch 2004 - 2010. Nhưng thực tế, thời gian thực hiện Dự án không được dài như dự kiến. Đến cuối tháng 8/2006, Dự án được phê duyệt và đầu Quý II năm 2007 được phê duyệt dự toán tạm thời. Nhà xuất bản Hà Nội được giao làm chủ đầu tư tổ chức thực hiện dự án trong chương trình kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
     Tuy nhiên, xác định đây là một Dự án quan trọng có ý nghĩa lớn lao nên dù thời gian không nhiều, ngay từ khi Dự án đang trong quá trình hoàn thiện và chờ phê duyệt, Nhà xuất bản đã chủ động huy động nhân lực và ứng trước kinh phí triển khai các công việc chuẩn bị bước đầu.
     Để từng bước hoàn chỉnh cơ cấu nội dung, nhân lực xây dựng và thực hiện Dự án, Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức hàng trăm cuộc họp, hàng chục cuộc hội thảo quy tụ đội ngũ đông đảo cộng tác viên là các nhà khoa học, các nhà quản lí, văn nghệ sĩ, các giảng viên đại học cùng tập thể các Viện nghiên cứu khoa học, các trường Đại học; trung tâm lưu trữ quốc gia; hệ thống thư viện, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp; Liên hiệp hội Văn học nghệ thuật Trung ương và Hà Nội.
     Nhận thức được đây là một Dự án khó, chưa có tiền lệ, tính đặc thù cao và tính chất công việc phức tạp, Lãnh đạo Nhà xuất bản đã chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch hoạt động chi tiết và tập trung mọi lực lượng triển khai những công việc bước đầu của Dự án ngay từ khi chờ phê duyệt Dự án đầu tư và Dự toán kinh phí.
Chúng tôi xây dựng các phương án tổ chức bộ máy và lực lượng thực hiện Dự án (thành lập Hội đồng tư vấn khoa học cho Dự án, gồm 18 thành viên là các Nhà khoa học hàng đầu trên các lĩnh vực, do Giáo sư Vũ Khiêu làm Chủ tịch Hội đồng; thành lập Ban Quản lí Dự án, Văn phòng Dự án, xây dựng và ban hành quy chế quản lí và hoạt động của Dự án, quy định về thẩm định, đánh giá và kiểm tra các hạng mục, đề tài; thành lập các Ban Tư vấn chuyên môn cho các mảng đề tài của Dự án, gồm 8 ban: Lịch sử, Địa lí, Kinh tế, Văn hoá - xã hội, Văn học nghệ thuật, Tư liệu tổng hợp, Mỹ thuật và Công nghệ thông tin)..
     Hội đồng tư vấn khoa học và các ban tư vấn chuyên môn đã phát huy được vai trò, chức năng của mình, hoạt động thường xuyên phối hợp, có hiệu quả, cùng chủ đầu tư trong quá trình triển khai Dự án.
Nhờ sự chuẩn bị chu đáo và chủ động trong công việc, qua 2 năm triển khai thực hiện, Dự án đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.
     Dự án Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” bao gồm nhiều hạng mục với phạm vi nội dung rất rộng: Hạng mục Điều tra, sưu tầm; Cuộc thi