ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT:
“TẢN VĂN XỨ ĐOÀI TRONG LÒNG HÀ NỘI”
I. NHÓM TUYỂN CHỌN, BIÊN SOẠN, BIÊN TẬP:
1. Nhà thơ Bằng Việt (Chủ nhiệm đề tài)
2. Nhà văn Ông Văn Tùng (Thành viên)
3. Nhà thơ Ngô Thế Oanh (Thành viên)
4. Nhà thơ Bùi Văn Kha (Thư ký) /
II. NỘI DUNG CHÍNH:
Tuyển chọn một tập Tản văn xứ Đoài (tập hợp các thể loại văn, tạp cảm) từ thời cổ - trung - cận đại đến nay trong văn học Việt Nam, bao gồm đầy đủ các tác giả và và tác phẩm xuất sắc nhất, có giá trị lâu dài, đã được khẳng định trong lịch sử văn học. Sau bộ “Tuyển tập ký - tản văn Thăng Long - Hà Nội” (gồm 3 tập) do PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp chủ biên, đã được xuất bản trong giai đoạn I của “Tủ sách Thăng Long nghìn năm văn hiến” (Nxb. Hà Nội - 2009), thì Tuyển tập này là sự bổ sung rất có ý nghĩa, bao gồm một loạt các tác giả và tác phẩm xuất sắc từ xưa đến nay của vùng văn hóa xứ Đoài, bao gồm Hà Đông, Sơn Tây và các vùng giáp ranh vốn thuộc vùng đất văn hóa xứ Đoài xưa, đã được sáp nhập vào trong lòng Thủ đô Hà Nội hôm nay (kể từ 2008).
Tên gọi cả tập là tản văn cũng có ý nghĩa quy ước, vì văn xuôi trong thời trung đại vốn có ý nghĩa văn - sử - triết bất phân, nên tập sách cũng là một tuyển tập văn mang tính tập đại thành, có thể liệt kê ra các thể loại tỉ mỉ hơn như: biền văn, tản văn, tạp văn, ký, tùy bút, nhật ký và ghi chép của các cây bút cổ điển, rồi tiếp đến ký, phóng sự, ghi chép, tùy bút, tản văn, tạp bút cho đến truyện ngắn và tiểu thuyết đoản thiên của các cây bút hiện đại... được tập hợp theo trật tự thời gian và đại diện cho xứ Đoài cả về phương diện văn học cũng như các giá trị văn hóa, tinh thần, lối sống, phong tục, tập quán, đôi khi còn mang cả phần nào ý nghĩa về cốt cách, bản sắc , phong thái con người cũng như những nét tiềm ẩn về tôn giáo, tâm linh của vùng đất xứ Đoài qua các giai đoạn lịch sử dân tộc.
III. ĐỊNH HƯỚNG, TIÊU CHÍ TUYỂN CHỌN:
Các thể văn và tạp cảm (hiểu theo nghĩa rộng trong lịch sử và theo nghĩa đã dần được phân định theo các thể loại được hình thành và phát triển trong văn xuôi hiện đại, sau khi bỏ chữ Hán và sử dụng chữ Quốc ngữ từ đầu thế kỷ XX đến nay) là các tác phẩm tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam của các tác giả vốn quê gốc ở xứ Đoài hoặc đã từng sống và gắn bó nhiều năm với xứ Đoài, kể từ cổ, trung đại cho đến thời đương đại, kéo dài đến 10 năm đầu của thế kỷ XXI.
IV. KẾT CẤU:
Tuyển tập “Tản văn xứ Đoài trong lòng Hà Nội” dày khoảng 1.200 trang, khổ sách in 16 x 24 cm (1 tập), gồm một bài Dẫn luận mang tính giới thiệu tổng quan (khoảng 20 trang in) và phần tuyển chọn tác phẩm:
Phần I gồm các tác giả và tác phẩm được chọn từ cổ, trung đại đến hết thế kỷ XIX, được xếp theo niên đại.
Phần II gồm các tác giả và tác phẩm trong thời cận đại và đương đại (tính từ năm 1900 trở đi đến năm 2010) được sắp xếp theo hai giai đoạn:
- Từ 1900 đến 1945 (cận đại) vẫn được xếp theo niên đại như phần I.
- Từ 1945 đến 2010 (đương đại) xếp theo thứ tự ABC cho tiện tra cứu, vì số lượng tác giả giai đoạn này lớn hơn các phần trước nhiều lần.
1. Phần Dẫn luận
- Người viết: Nhà thơ Bằng Việt, chủ biên.
- Độ dài: khoảng 20 trang in.
- Giới thiệu bố cục chung cả cuốn sách, tiêu chí tuyển chọn tác giả, tác phẩm, cách sắp xếp chương mục trong sách, đồng thời cũng là một tiểu luận tuy ngắn gọn nhưng hàm súc về các giá trị và các nét đặc trưng của nền văn hóa xứ Đoài, ý nghĩa địa - chính trị và địa - văn hóa của nó trong các thời kỳ lịch sử; cốt cách, vị trí đặc thù của nó trong cả nền văn minh sông Hồng và nền văn hóa Việt Nam nói chung.
2. Phần Tuyển tập tác giả, tác phẩm tản văn Xứ Đoài qua 2 thời kỳ:
2.1 Phần I. Từ cổ, trung đại đến hết thế kỷ XIX. Các tác giả, tác phẩm được tuyển chọn có kèm theo tiểu sử và được sắp xếp theo niên đại.
Có 9 đề mục tác giả, tác phẩm hoặc trích tác phẩm, được in kèm nguyên bản Hán Nôm bên cạnh phần dịch thuật và dẫn giải, chú thích.
2.2 Phần II. Từ năm 1900 đến năm 2010 (cả thế kỷ XX và 10 năm đầu thế kỷ XXI), có 100 tác giả. Đây có thể coi như thời kỳ cận đại (1900 - 1945) và thời kỳ đương đại (1945 - 2010) của nền văn học nước ta, khi văn học viết đã sử dụng chữ Quốc ngữ làm ký tự chính thống để ghi chép,sáng tác, in ấn các văn bản, tác phẩm.
Cách sắp xếp 2 thời kỳ này cũng có phần khác nhau chút ít:
- Từ 1900 đến 1945 sắp xếp theo niên đại như thời kỳ trước (13 tác giả)
- Từ 1945 đến 2010 sắp xếp theo vần ABC để tiện tra cứu (87 tác giả)
Các tác giả được tuyển chọn vẫn kèm theo giới thiệu tiểu sử tóm lược.
Nội dung Tuyển tập (có thể còn được điều chỉnh thêm):
Phần I
TẢN VĂN XỨ ĐOÀI ( TRUNG - CẬN ĐẠI )
1. NGUYỄN PHI KHANH(1355 - 1428)
Tên thật là Nguyễn Ứng Long, hiệu Nhị Khê, vốn quê ở xã Chi Ngại, huyện Phượng Nhãn, trấn Kinh Bắc, nay là xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau di cư đến xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Nam Thượng, nay thuộc Thường Tín, Hà Nội. Năm Giáp Dần (1374) đậu Thái học sinh. Là con rể quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Dưới triều Hồ, ông đổi tên là Nguyễn Phi Khanh, làm Học sĩ Viện Hàn lâm, sau lên đến Thái tử tả tán Thiện đại phu, Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Năm 1406, nhà Minh sang xâm lược, nhà Hồ thất trận, ông nằm trong số bị bắt về Bắc. Theo gia phả họ Nguyễn Nhị Khê thì ông mất ở Trung Quốc năm 1428 ( thọ 73 tuổi).
Tác phẩm: Nhị Khê thi tập, đã mất, hiện còn Nguyễn Phi Khanh thi văn do Dương Bá Cung sưu tập.
Tuyển: - Thanh Hư động ký
2. TRẦN THẾ PHÁP- VŨ QUỲNH- KIỀU PHÚ
TRẦN THẾ PHÁP (?-?)
Trần Thế Pháp (? - ?), tự là Thức Chi, người huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Không rõ hành trạng cũng như năm sinh, năm mất. Tác phẩm hiện còn là sách Lĩnh Nam chích quái, xuất hiện từ cuối thời Trần, sau được hai tác giả thời Lê là Vũ Quỳnh (1453 - 1516) và Kiều Phú (1447 - ?) cùng bổ sung, nhuận sắc.
VŨ QUỲNH (1453 - 1516)
Đỗ Tiến sĩ, làm quan đến chức Lễ bộ Thượng thư, là tác giả nhiều bộ sách khá nổi tiếng cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16.
KIỀU PHÚ (1450 - ?)
Đỗ Tiến sĩ năm 1475, đồng soạn giả Lĩnh Nam chích quái với Vũ Quỳnh.
Tuyển: - Lĩnh Nam chích quái (trích)
3. NGUYỄN TRÃI(1380 - 1442)
Hiệu Ức Trai. Cha là Nguyễn Phi Khanh, mẹ là Trần Thị Thái, con gái quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Năm 1400, 20 tuổi đỗ Thái học sinh, làm quan nhà Hồ, giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Năm 1406, quân Minh sang xâm lược Đại Việt. Năm 1416, Nguyễn Trãi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Thời Lê Thái Tổ, ông được ban tước Quan phục hầu, giữ chức Nhập nội hành khiển kiêm Lại Bộ Thượng thư quản công việc ở Khu mật viện. Dưới triều Lê Thái Tông, ông giữ chức Thừa chỉ Viện hàn lâm kiêm Quốc Tử Giám, chủ khảo Khoa thi Tiến sĩ ở Kinh đô. Năm 1443 vụ án Lệ Chi Viên xảy ra, cả nhà ông bị khép án tru di tam tộc. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu minh oan, truy phong ông chức Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, tước Tán Trù bá.
Tác phẩm chính: Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Băng Hồ di sự lục.
Tuyển: - Quân trung từ mệnh tập (trích)
- Dư địa chí (trích)
4. NGÔ SĨ LIÊN(? - ?)
Ngô Sĩ Liên là người làng Chúc Lý, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội). Ông tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn khá sớm, cùng với Nguyễn Nhữ Soạn (em cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi) được Lê Lợi giao cho làm Thư ký trong quân và sứ giả. Ông sinh vào đầu thế kỷ XV, chưa rõ năm sinh năm mất, nhưng thọ tới 98 tuổi. Ông giữ các chức vụ quan trọng dưới các triều thời Lê sơ như Lê Thái Tông (1434-1442), Lê Nhân Tông (1442-1495), Lê Thánh Tông (1460-1497). Năm Đại Bảo thứ ba đời vua Lê Thái Tông tức năm Nhâm Tuất (1442), Ngô Sĩ Liên thi đậu tiến sĩ và được cử vào Hàn lâm viện. Khi Lê Nghi Dân giết Lê Nhân Tông và cướp ngôi vua, Ngô Sĩ Liên giữ chức Đô ngự sử. Sau khi lên ngôi vua được ít lâu, Lê Thánh Tông cử ông làm Sử quán tu soạn, biên soạn bộ Sử ký toàn thư. Ông đã căn cứ vào bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Sử ký tục biên mà biên soạn ra bộ Sử ký toàn thư. Bộ sách này sau mấy lần khảo đính và bổ sung, mang tên là Đại Việt sử ký toàn thư như chúng ta hiện có.
Tuyển: - Đại Việt sử ký toàn thư (trích)
5.NGÔ GIA VĂN PHÁI (Dòng văn học)
Ngô gia văn phái là tên chung dùng để gọi những nhà văn họ Ngô Thì. Người mở đầu văn phái là Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780), người xã Tả Thanh Oai, phủ Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Những người xuất sắc khác là Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí đều là con của Ngô Thì Sĩ. Gia đình dòng họ này có truyền thống viết văn xuôi và lịch sử. Ngô Thì Chí là người khởi thảo Hoàng Lê nhất thống chí. Ngô Thì Chí đỗ tiến sĩ, làm quan đời Lê mạt, theo vua Lê Chiêu Thống chạy lần thứ nhất và mất trong khi đi đường. Ngô Thì Nhậm theo Nguyễn Huệ, giúp về mưu lược và giữ việc văn án, lập công trạng lớn.
Tuyển: - Hoàng Lê nhất thống chí (trích):
- Quang Trung đại phá quân Thanh
- Cảnh sống nhục của vua tôi nhà Lê cạnh triều đình Mãn Thanh.
6. NGÔ THÌ NHẬM (1746-1803)
Quê quán: Tả Thanh Oai, Hà Tây. Ông là con Ngô Thì Sĩ. Là nhà chính trị, quân sự, ngoại giao, nhà văn lỗi lạc. Tự là Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên. Năm 1768 đỗ Giải nguyên rồi Tiến sĩ Tam giáp. Năm 1775 được bổ làm quan ở Bộ Hộ. Năm 1778 làm Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên. Năm 1778 ra cộng tác với nhà Tây Sơn, giữ chức Tả Thị lang Bộ Lại sau thăng làm Thượng thư Bộ Lại. Năm 1790 ông giữ chức Binh bộ Thượng thư. Sau khi Quang Trung mất, ông không được tin dùng, quay sang nghiên cứu Phật học. Nhà Tây Sơn đổ, nhà Nguyễn Gia Long trả thù man rợ những người cộng tác với Tây Sơn, ông cũng nằm trong số đó. Sau trận đòn thù ở Văn Miếu năm 1803, ông về nhà thì mất.
Tác phẩm chính: Hy Doãn thi văn tập, Hoàng hoa đồ phổ, Xuân Thu quân kiến, Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, Hải Đông chí lược. Ông cũng còn là một trong những tác giả bộ tiểu thuyết lịch sử Hoàng Lê nhất thống chí, được ghi tên chung của dòng họ Ngô gia văn phái.
Tuyển: - Hành trạng ba vị tổ sư
- Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh
- Bàn về văn
7.PHAN HUY ÍCH (1751 - 1822)
Hiệu Dụ Am, tự Khiêm Thụ Phủ. Sinh ngày 12 tháng 12 năm Canh Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 11 ((1751), quê gốc tại làng Thu Hoạch, tỉnh Hà Tĩnh. Lớn lên, ông theo cha dời đến làng Thụy Khuê, huyện An Sơn, tỉnh Sơn Tây nay là huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, rồi từ đó, họ Phan cùng dời về, nối lên ở đấy. Phan Huy Ích là con Tiến sĩ Phan Huy Cẩn và là học trò của Ngô Thì Sĩ, về sau làm rể Ngô Thì Sĩ, lấy em gái Ngô Thì Nhậm. Thuở nhỏ Phan nổi tiếng thông minh; năm hai mươi hai tuổi đỗ Giải nguyên, hai mươi sáu tuổi đỗ Hội nguyên Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi niên hiệu Cảnh Hưng 36 (1775).
Dưới thời Trịnh Sâm, Phan Huy Ích từng giữ các chức Đốc đồng Thanh Hóa, Thiêm sai tri hình ở phủ Chúa. Năm 1788, Nguyễn Huệ trong lần kéo quân ra Bắc diệt Trịnh, Phan Huy Ích được tiến cử một lượt cùng với Vũ Huy Tấn, Trần Bá Lâm…Quang Trung phong quan tước rồi trao cho ông cùng Ngô Thì Nhậm lo việc giao thiệp với Trung Quốc. Năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, vua Quang Trung cử ông cùng Ngô Văn Sở hộ tống Phạm Công Trị giả làm vua Quang Trung sang Trung Quốc dự lễ mừng thọ vua Thanh. Khi về nước, Phan Huy Ích được thăng Thị trung ngự sử ở tòa Nội các.
Năm 1800, dưới thời Cảnh Thịnh, ông được thăng Lễ bộ Thượng thư. Tới năm 1802, khi Nguyễn Ánh lật đổ triều Cảnh Thịnh thì Phan Huy Ích bị bắt giam cùng Ngô Thì Nhậm. Tháng 2 năm sau, ông bị đem ra đánh đòn trước Văn Miếu vì cái tội phục vụ triều Tây Sơn rồi được tha. Từ đó ông về quê dạy học, lúc ở Sài Sơn, lúc vào Thiên Lộc. Đến năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Minh Mạng thứ 3 (1822), Phan Huy Ích qua đời, thọ 72 tuổi.
Tuyển: - Tựa tập Ngô gia văn phái
- Tựa quyển Trúc Lâm Đại chân viên giác thanh
8. PHAN HUY CHÚ(1782 - 1840)
Tên tự là Lâm Khanh, hiệu Mai Phong, quê gốc ở Nghệ An, định cư ở Thụy Khuê,Yên Sơn, Sơn Tây (nay là Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội). Đỗ Tú tài, vua Minh Mạng triệu vào Kinh làm Quốc sử Giám Biên tu; được cử làm phó sứ sang Trung Hoa, đi công cán ở Indonexia, khi về làm Tư vụ bộ Công, sau từ quan về nhà dạy học.
Ông là người soạn ra bộ Lịch triều Hiến chương loại chí (49 tập) rất nổi tiếng; tập Hải trình chí lược rất giá trị. Về thơ có Hoa Thiều ngâm lục; Hoa Trình tục ngâm.
Tuyển: - Hải trình chí lược (trích)
- Lịch triều hiến chương loại chí
9. NGUYỄN VĂN SIÊU (1799 - 1872)
Vốn tên là Định, tự Tốn Ban, hiệu Phương Đình, nguyên quán ở làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, Hà Đông (cũ). Đỗ Phó bảng năm Minh Mệnh thứ 9 (1828), được bổ làm Kiểm thảo viện Hàn lâm, rồi làm Viên ngoại lang Bộ Lễ, Thừa chỉ ở Nội các kiêm chức Thị giảng (giảng sách cho các hoàng tử...) dưới hai triều Minh Mệnh, Thiệu Trị. Dưới triều Tự Đức từng làm Phó sứ trong sứ đoàn sang Trung Quốc, khi về được thăng Học sĩ Viện Tập Hiền, rồi ra làm Án sát Hà Tĩnh, Án sát kiêm Tuần phủ Hưng Yên. Năm 1854, ông từ quan, từ đó chuyên tâm vào việc dạy học và viết sách.
Tác phẩm: Phương Đình dư địa chí, Chư kinh khảo ước, Chư kinh khảo thích, Tứ thư bị giảng, Phương Đình tùy bút lục... về thơ văn có các bộ: Phương Đình thi loại, Phương Đình văn loại, Phương Đình thi văn tập.
Tuyển: Phương Đình văn tập (trích):
- Trang Chu luận thượng
- Bài luận “hữu vi, vô vi”(phụng đầu đề vua ra)
- Bài luận “quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa”
- Hai loại văn chương
- Thư viết cho Trần Đức Anh
- Rõ là một áng văn chương của tạo hóa
- Hành trạng tiên sinh Bùi Tồn Am tướng công
- Hành trạng tiên sinh Lê Nhận Trai ở Nhân Mục.
Phần II
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẾN NAY
A. Giai đoạn 1900 đến 1945 (Cận đại).
1. NGUYỄN BÁ HỌC (1857 - 1921)
Nguyễn Bá Học, người xã Giáp Nhất, huyện Thanh Trì (Hà Đông), tinh thông Hán học, chuyển qua Tân học, làm giáo học ở Sơn Tây và Nam Định, sau khi về hưu, chuyển việc trú thuật. Cũng như Phạm Duy Tốn, ông là một trong những người Bắc đầu tiên viết truyện ngắn bằng quốc ngữ. Có hai truyện được chú ý hơn là “Cô chiêu nhì” và “Câu chuyện một tối của người tân hôn”. Ông viết với mục đích bảo vệ đạo đức, luân lý truyền thống, nhất là luân lý gia đình, nhưng qua đó cũng phản ánh được một số nét hiện thực của xã hội; bệnh cơ bạc chơi bời ở người đàn ông (Câu chuyện gia đình), tính cách sa hoa, lười biếng, đến nỗi rơi vào cảnh trụy lạc bần cùng ở những người phụ nữ con nhà (Cô chiêu nhì), đặc biệt ông đã ghi được những nét đơn sơ về tình cảnh khổ cực của thợ thuyền nhà máy sợi Nam Định trong “Câu chuyện một tối của người tân hôn”.
Tuyển: - Câu chuyện một tối của người tân hôn
2. NGUYỄN THƯỢNG HIỀN (1868 - 1925)
Nguyễn Thượng Hiền hiệu Mai Sơn, người làng Liên Bạt, Hà Đông. Năm 1884 ông đậu Cử nhân, năm sau thi Hội được dự hạng đậu nhưng chưa truyền lô thì Kinh thành Huế thất thủ (1885). Ông về ẩn ở Nga Sơn, Thanh Hóa, đến năm 1889, ông thi Đình lại, và đậu Hoàng giáp, được bổ làm Toản tu ở Quốc Sử Quán, sau thăng Đốc học Ninh Bình, Nam Định. Trong thời gian làm việc ở Huế, ông đã đọc nhiều tân thư Trung Quốc, sau đó lại được gặp các ông Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, nên Nguyễn Thượng Hiền có cảm tìnhsâu đậm với phong trào chống Pháp. Năm 1907, ông xuất dương, qua Trung Quốc, gặp Phan Bội Châu ở Quảng Đông, rồi hai ông sang Nhật Bản để gặp Cường Để bàn việc đánh Pháp cứu nước. Sau đó, ông trở về Trung Quốc, tiếp tục hoạt động rồi mất ở đó.
Tập“ Thơ Văn Nguyễn Thượng Hiền” sau này được Lê Thước và Vũ Đình Liên tập hợp lại, Nxb Văn hóa Thông tin, H, 1959.
Tuyển: - Hát Đông thư dị
3. PHAN KẾ BÍNH (1875 - 1921)
Phan Kế Bính, hiệu là Bưu Văn, người xã Thụy Khuê (Hà Đông), đỗ cử nhân Hán học. Ông là một trong số mấy nhà cựu học đã tham gia hoạt động báo chí, học thuật trên văn đàn công khai trong những năm đầu thế kỷ XX. Ông là trợ bút tờ Đăng cổ tùng báo (1907), tiếp đó là một chân quan trọng trong ban biên tập của Đông Dương tạp chí. Sách của ông gồm một phần là sách biên soạn như: Việt Hán văn khảo, Nam hải dị nhân, Hưng Đạo đại vương truyện, Việt Nam phong tục, và một phần là dịch thuật như: Tam quốc chí, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện… Ngoài ra, trên Đông Dương tạp chí, ông còn có một số bài giới thiệu tư tưởng các triết gia, các văn nhân Trung Quốc rút ở các sách Chiến quốc, Liệt tử, Mặc tử v.v…và một số truyện dịch ở Tình sử, Kim cổ kỳ quan.
Tuyển: - Việt Nam phong tục (trích)
4. NGUYỄN ĐỖ MỤC(1866 - 1949)
Tự là Trọng Hữu, người làng Thư Trai, huyện Hoài Đức, tỉnh Sơn Tây. Xuất thân trong gia đình khoa bảng. Ông đỗ Tú tài khoa Duy Tân năm Kỷ Dậu (1909). Ra Hà Nội làm báo Trung Bắc Tân văn, dịch nhiều bộ tiểu thuyết Trung Quốc.
Tác phẩm chính: Gõ đầu trẻ; Thuyền tình bể ái; Bình sơn lãnh yến; Đệ ngũ tài tử; Thủy hử diễn nghĩa; Song phượng kỳ duyên; Tái sinh duyên; Tục Tái sinh duyên; Tây sương ký; Đông Chu liệt quốc; Không gia đình của Héc to Ma lô; Khổng Tử gia ngữ; Khổng Tử tập ngữ; Bách tử kim đan; Chiếc bóng song the; Hồng nhan đa truân; Chinh phụ ngâm diễn giải; Nhi nữ tạo anh hùng; Phi châu yến thủy sầu thành lục…
Tuyển: - Chinh phụ ngâm dẫn giải
5. NGUYỄN ĐÔN PHỤC(1870 - 1954)
Tự là Hy Cán Thị, hiệu Tùng Văn, quê ở làng La Nội, phủ Hoài Đức, tỉnh Sơn Tây. Ông đậu Tú tài khoa Bính ngọ (1906), sau đó làm thuốc, dạy học, viết sách.
Tác phẩm chính: Truyện ông đồ Ba Vẫy; Luận ngữ quốc văn giải thích (cùng soạn với Nguyễn Hữu Tiến); Mạnh Tử quốc văn giải thích (cùng với Nguyễn Hữu Tiến); “Đằng vương các” tự diễn nôm; Vấn đề quốc văn;
Tuyển: - Khảo luận về cuộc hát ả đào
6. NGUYỄN VĂN VĨNH(1882 - 1936)
Hiệu là Tân Nam Tử. Quê quán: Làng Phượng Vũ, phủ Thường Tín, Hà Đông cũ. Làm báo. Năm 1913 là chủ bút tờ Đông Dương tạp chí.
Tác phẩm gồm có:
- Về trước tác: Xét tật mình, Phận làm dân, Chỉnh đốn lại cách cai trị dân xã, Lời đàn bà, Hương Sơn hành trình.
- Về dịch thuật: Kim Vân Kiều Tân diễn Pháp văn, Xích Bích và Hậu Xích Bích. Đặc biệt là dịch tiểu thuyết và kịch Pháp của A. Dumas cha, V. Hugo, H. Balzac, Molière…
Tuyển: - Gì cũng cười
- Nghề hát bội ở ta và nghề diễn kịch của người Âu châu
7. PHẠM DUY TỐN(1883 - 1942)
Phạm Duy Tốn sinh ở làng Phượng Vũ, tỉnh Hà Đông cũ, học trường Thông ngôn ra, làm công chức một độ rồi xin nghỉ đi làm báo. Trong số những nhà văn mới ở miền Bắc đầu thế kỷ XX, Phạm Duy Tốn là một trong những người viết truyện ngắn đầu tiên. Ông đã để lại một số truyện ngắn: Bực mình (1914), Sống chết mặc bay (1918), Con người Sở Khanh, Nước đời lắm nỗi v.v…phản ánh được một số nét thối nát, những cảnh tình đáng thương trong xã hội đương thời.
Tuyển: - Sống chết mặc bay
8. NGUYỄN TỬ SIÊU(1887 - 1965)
Nguyễn Tử Siêu, hiệu Trọng Thoát, sinh năm 1887 ở làng Hương Ngải, huyện Thạch Thất ( tỉnh Sơn Tây cũ), là một nhà nho nghèo, đi thì vào tam trường hai lần nhưng không đỗ, về sau làm nghề dạy học và nghiên cứu Đông y. Từ năm 1928, ông bắt đầu soạn sách thuốc và viết nhiều tiểu thuyết, hầu hết là tiểu thuyết lịch sử, như: Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Vua Triệu Ẩu, Hai Bà đánh giặc, Việt Thanh chiến kỷ, Trần Nguyên chiến kỷ, Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế, Tiếng sấm đêm đông v.v…
Tuyển: - Việt Thanh chiến kỷ
9. TẢN ĐÀ(1889 - 1939)
Tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, tên khác là Cứu. Quê quán: làng Khê Thượng, Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây cũ( nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội). Ông viết báo từ năm 1916. Từ 1921 làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh. Năm 1922 ông lập “Tản Đà thư điếm” rồi “Tản Đà thư cục”. Năm 1926 cho ra mắt An Nam tạp chí được 10 số thì bị đình bản. Ông hai lần vào Sài Gòn làm báo,cộng tác với nhà báo Diệp Văn Kỳ.
Tác phẩm: Khối tình con I, Khối tình con II, Khối tình con III, Giấc mộng con I, Giấc mộng con II, Thề non nước, Tản Đà văn tập...
Tuyển: - Giấc mộng lớn
- Hai vườn bách thú (tản văn)
10. NGUYỄN MẠNH BỔNG(? - 1952)
Hiệu là Mân Châu, người làng Hội Xá, huyện Mỹ Đức (Hà Đông cũ).Làm nghề tự do, nhiều năm mở hiệu sách Hương Sơn.
Tác phẩm chính: Bắc dược bản thảo tiểu tự vựng; Tây Hồ Phan Chu Trinh; Bức tranh vân cẩu; Tiểu sử Tưởng Giới Thạch; Vì nghĩa quên tình; Vợ lẽ cô đầu; Anh hàng phở lấy vợ cô đầu; Trường học ái tình; Tôi với gái ngoại tình; Tình dục cố vấn; Cái giống đa tình;…
Tuyển: - Ai giết người (phóng sự)
11. DOÃN KẾ THIỆN(1894 - 1965)
Hiệu là Sở Báo, còn có bút hiệu khác là Bất Ác, Long Thành. Sinh trong một gia đình nhà nho, quê làng Phú Mỹ, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây cũ. Ông là Chủ tịch khóa đầu tiên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội.
Tác phẩm chính: Lược khảo thơ Trung Quốc; Nguồn gốc và phương pháp học chữ Hán; Máu thịt xây thành; Danh nhân Việt Nam; Hà Nội cũ; Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội…
Tuyển: - Hà Nội cũ
12. ĐẶNG TRẦN PHẤT(1902 - 1929)
Quê quán làng Trung Tựu, xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông cũ. Xuất thân trong gia đình khoa bảng.
Tác phẩm chính : Gồm 2 tiểu thuyết: Cành hoa điểm tuyết ,1921; Cuộc tang thương ,1923.
Tuyển: - Cuộc tang thương
13. LÊ THANH(1913 - 1944)
Tên thật là Nguyễn Văn Thanh, tự Khiết Phù, quán làng Cam Đà, huyện Tùng Thiện, thuộc Sơn Tây cũ. Viết văn, làm báo.
Tác phẩm chính: Phê bình về Tản Đà; Nấm mồ thanh niên; Ly dị; Tính sổ văn học;
Tuyển: - Ba người thợ cần mẫn.
B. Giai đoạn từ 1945 đến 2010 ( Đương đại )
1. HOÀI AN (1926 - 2000)
Tên thật là Nguyễn Hoài An. Quê xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, thuộc Hà Tây cũ. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính: Bút ký Việt Bắc; Vũ bão trên đồi A1; Chuyện chép trên đường Kháng chiến; Chuyện làng;…
Tuyển: - Đồng cỏ Mộc Châu
2. MAI ANH (1935 - ?)
Tên thật là Vũ Khắc Mai Anh, sinh năm 1935 tại Sơn Tây, sau giải phóng vào sống ở Tp Hồ Chí Minh.
Tác phẩm chính: Phũ phàng; Người em tội lỗi; Người em gái; Hoa dại; Giã từ tuổi trẻ;…
Tuyển: - Người chị bạn
3. TẠ DUY ANH (Sinh 1959 - … )
Còn có bút danh: Lão Tạ, Bình Tâm, Chu Quý. Tên thật là: Tạ Viết Đãng.
Nguyên quán: Hoàng Diệu, Chương Mỹ, thuộc Hà Tây cũ; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính: Lão khổ; Khúc dạo đầu; Bước qua lời nguyền; Luân hồi; Quả trứng vàng; Ánh sáng nàng; Vó ngựa trở về; Gã và nàng; Những chuyện không phải trong mơ; Thiên thần sám hối.
Tuyển: - Luân hồi ( truyện ngắn)
4. TẠ BẢO (Sinh 1948 - …)
Tên thật là Tạ Quang Bảo.
Quê quán: xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ.
Tác phẩm chính: Bát ngát trời cao; Đất mẹ;…
Tuyển: - Chiếc vòng bạc
5. TRẦN HÒA BÌNH (1955 - 2009)
Bút danh khác: Thảo Trần, Tầm Thư
Nguyên quán: Thị xã Sơn Tây. Tác phẩm chính: Chú tắc kè vào phố (tập truyện ngắn).Còn là một nhà thơ cộng tác với nhiêù cơ quan ngôn luận.
Tuyển: - Chú tắc kè vào phố
6. KHÁNH CHÂM (Sinh 1950 - …)
Bút danh khác: Khánh Hằng. Tên thật là: Nguyễn Khánh Châm
Hội viên Hội VHNT Hà Tây, nay là hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.
Tác phẩm chính: Góc khuất, Miệng lưỡi thế gian.
Tuyển: - Ngôi nhà khuất sau bờ tre.
- Miệng lưỡi thế gian
- LÊ CẬN (Sinh 1933-….)
Bút danh khác: Lê Vân.Tên thật : Lê Văn Cận Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyên quán: Hà Đông, nay thuộc Hà Nội.
Tác phẩm chính: (truyện lịch sử): Dương Vân Nội; Trái mệnh vua; Hưng Đạo Vương về Kinh; Chuyến tuần thú cuối năm; Thần đồng Phú Thị; Ông con Trời.
Tuyển: - Thần đồng Phú Thị
8. ĐÀO NGỌC CHUNG ( Sinh 1939 - …)
Trú quán tại Hà Đông. Nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Tây cũ. Hiện là hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.
Tác phẩm chính: Trăng khuyết; Phía núi xa mờ; Kỷ niệm dọc đường; Đường cỏ hương quê; Hành hương về núi tổ; Tuyển Đào Ngọc Chung.
Tuyển: - Bát canh rau dền đỏ
- Tấm ảnh thờ
9. PHÙNG CUNG (1928 - 1997)
Viết văn và làm thơ từ khi ngồi trên ghế nhà trường,sau đó tham gia Cách mạng tháng Tám 1945 khi còn rất trẻ. Quê quán: Đường Lâm, Sơn Tây. Năm 1949 lên Chiến khu Việt Bắc và làm công tác văn nghệ chuyên trách.
Tác phẩm: - Truyện ngắn: Con ngựa già của chúa Trịnh, Dạ ký, Mộ Phách, Kép Nghề, Chiếc mũ long, Quản thổi.
- Thơ: Xem đêm.
Tuyển: - Con ngựa già của Chúa Trịnh
10. ĐỖ BẢO CHÂU (Sinh 1946 -…)
Nguyên quán: Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Tây cũ. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính: Dòng sông; Khúc quanh đường bằng; Tất cả đều có thể ( tiểu thuyết ).
Tuyển: - Dòng sông (truyện ngắn)
11. PHÙNG THÀNH CHỦNG (Sinh 1950 - …)
Quê quán: Thôn Du Nghệ, thị trấn Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ.
Tác phẩm chính: Hai đầu thương nhớ.
Tuyển: - Thợ nồi đất
- Phá giới
12. NGUYỄN DẬU (1930 - 2002)
Tên thật là Trương Mẫn Song. Sinh ngày 25 - 10 - 1930. Nguyên quán thôn Cao Trung, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phầm chính: Đôi bờ; Ánh đèn trong lò; Mở hầm; Con thú bị ruồng bỏ; Thoáng chốc cuộc đời; Nàng Kiều Như; Nhọc nhằn sông Luộc .
Tuyển: - Con thú bị ruồng bỏ
13. QUANG DŨNG (1921 - 1988)
Quê quán: Đan Phượng, Hà Tây cũ. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính: Mây đầu ô; Nhà đồi; Rừng về xuôi; Một chặng đường Cao Bắc;…
Tuyển: - Sườn bắc Tản Viên
- Vào mùa chim ngói dưới chân núi Ba Vì
14. PHAN VĂN ĐÀ (Sinh 1938 - …)
Bút danh khác: Đà Giang. Quê quán: Cổ Đô, Ba Vì, Hà Tây cũ. Hiện là Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.
Tác phẩm chính: Quê hương lời ru; Điểm sáng Cổ Đô;…
Tuyển: -Điểm sáng Cổ Đô(trích)
- Trái muộn (truyện ngắn)
15. TRẦN ĐĂNG (1921 - 1949)
Tên thật là Đặng Trần Thi. Quê quán: Tây Tựu, Hoài Đức, Hà Đông cũ, nay là Hà Nội.
Tác phẩm chính: Truyện và ký sự ( xuất bản sau khi nhà văn đã qua đời).
Tuyển: - Một lần tới Thủ đô
- Những ngày cuối năm
16. LÊ TẤT ĐIỀU (Sinh 1942 -…)
Bút danh khác: Cao Tần, Kiều Phong. Nguyên quán: Hà Đông.
Tác phẩm chính: Khởi hành, Kẻ tình nguyện, Quay trong gió lốc, Đêm dài một đời, Phá núi, Những giọt mực, Người đá, Anh em, Thơ Cao Tần. (Sáng tác sau này của Lê Tất Điều, nhất là trong tập “Thơ Cao Tần” diễn tả tâm trạng của người Việt Nam di tản sinh sống ở nước ngoài).
Tuyển: - Cỏ hoang
17. CAO GIANG (Sinh 1943 - …)
Bút danh khác: Nguyễn Việt, Minh Chi. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyên quán: Liên Hà, Đan Phượng, Hà Tây cũ.
Tác phẩm chính: Sự Thật và Giả Dối; Hai người trên sa mạc; Ham muốn; Cái chết trắng; Truyện về Tsucôtca.
Tuyển: - Cái chết trắng
18. YÊN GIANG (Sinh 1942 - …)
Tên thật là Nguyễn Xán. Quê quán: thôn Yên Nội, xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ,nay là Hà Nội.
Hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Làm ở tạp chí Tản Viên Sơn.
Tác phẩm chính: Sơn Tây và vùng văn hóa cổ Ba Vì;…
Tuyển: - Sơn Tây và vùng văn hóa cổ Ba Vì (trích)
19. NGUYỄN HÀ (1932 - 2001)
Bút danh khác: Hà Nguyên, Hà Đoài Xứ, Hà Tiểu Tử, Lâm Nguyên.
Nguyên quán: Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Tây cũ, nay là Hà Nội.
Tác phẩm chính: Ú tim…Nhà (tập phóng sự), Hồn ta rong ruổi (tập bút ký, tùy bút). Ông còn là một nhà thơ đã cộng tác với rất nhiều báo và tạp chí.
Tuyển: - Hồn ta rong ruổi
20. NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI(Sinh 1944 - …)
Quê quán: Sơn Tây. Hiện sống ở Tp Hồ Chí Minh.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Tác phẩm văn xuôi: Ánh sáng và cây đèn biển (tập truyện in chung, 1968); Con gái thành phố (tập truyện, 1987); Những mối tơ lòng (tập truyện, 1989); Kẻ lãng mạn đi qua (tiểu thuyết, 1996); Tối chết, bắt đầu một thế giới sống (ký, 1997); Mười ngả đường đời (ký, 1998).
Tuyển: - Ốc biển
- Tình nhà quê
21. ĐẶNG HIỂN (Sinh 1939 - … )
Tên thật là Đặng Đức Hiển. Trú quán: Hà Đông. Nguyên Phó Chủ tịch Hội VHNT Hà Tây cũ. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính: Đôi cánh Hà Tây; Đất nước trong lớp học; Thời gian xanh; Bài thơ trên đá; Lời chào mùa thu; Phía trước mùa xuân; Chiếc lá;…
Tuyển: - Đôi cánh Hà Tây (trích)
22. LÊ TẤN HIỂN (Sinh 1952 - …)
Nguyên quán: Phú Nam An, Chương Mỹ, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.
Tác phẩm chính: Học khóc; Nhóm đặc nhiệm nhà C21; Họa mi chết khát... Các tập thơ: Con chim xanh; Bạn bán báo...
Tuyển: - Cái mụn ruồi
23.KHUẤT BIÊN HÒA (Sinh: 1948 - ...)
Bút danh khác: Hoàng Kiên.
Nguyên quán: Đại Đồng, Thạch Thất, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.
Tác phẩm chính: Sám hối muộn (tập truyện ngắn, 1992 ).
Tuyển: - Nước mắt đắng (trong tập “Sám hối muộn”)
24. KIỀU THU HOẠCH (Sinh 1934 - …)
Quê quán: Sơn Tây.
Giáo sư - Tiến sĩ, Hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.
Tác phẩm chính: Truyện Nôm, nguồn gốc và bản chất thể loại; Chuyện thày trò đời xưa. Giai thoại văn học Việt Nam.
Tuyển: - Chuyện thày trò đời xưa (trích)
25. TÔ HOÀI (Sinh 1920 - … )
Tên thật là: Nguyễn Sen; Nguyên quán: Kim Bài, Thanh Oai, Sơn Tây. Sinh tại Nghĩa Đô, Hà Nội; Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.Nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội từ lúc thành lập Hội.
Tác phẩm chính: Dế mèn phiêu lưu ký; Quê người; Truyện Tây Bắc; Miền Tây; Cát bụi chân ai; Ba người khác; Tuyển tập Tô Hoài; Tuyển tập truyện ngắn Tô Hoài; Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài...
Tuyển: - Cái áo tế
- Cát bụi chân ai
26. LÊ VĂN HÒE(1911 - 1968)
Tự Vân Hạc. Quê quán: thôn Mỗ Xá, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Học trường Bưởi, sau viết sách, làm báo.
Tác phẩm chính: Khai tâm luân lý; Bể lòng; Mảnh hồn thơ;
Tuyển: - Cầm
27. DÂN HỒNG (1929 - 1984)
Tên thật là Đặng Văn Đĩnh. Quê quán: thôn Hoàng Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.Từng tham gia Tây Tiến trong Kháng Chiến chống Pháp, sau làm báo Quân đội nhân dân.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Tác phẩm chính: Quê mới; Mở luồng; Đường Trường Sơn; Bến sông Son;…
Tuyển: - Bến sông Son (trích)
28. NGUYỄN TRÍ HUÂN (Sinh 1947 - …)
Quê quán: Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Nguyên Tổng Biên tập Báo Văn nghệ; hiện là Tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm của Hội.
Tác phẩm: - Mặt cát (tập truyện ngắn).
- Năm 1975, họ đã sống như thế (tiểu thuyết).
- Chim én bay (tiểu thuyết ).
Tuyển: - Cặp bến ( truyện ngắn)
- Mặt cát ( “ )
- Bạn đường
29. TRIỆU HUẤN (1935 - ….)
Tên thật là: Phạm Triệu Huấn; Nguyên quán: Thụy Phú, Phú Xuyên, Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính: Sao đen; Dòng sông màu mận chín; Mưa thu; Người chồng của vợ tôi; Cái tẩu; Bức tử; Những mảnh đời tan vỡ; Xin đừng lỗi hẹn; Những người đến muộn; Nhân phẩm; Biển khổ; Đôi mắt giả; Chạy trốn tình yêu; Dòng sông hoang tưởng; Người đàn bà tự thú; Hai anh em họ Nguyễn; Cô gái câm lặng; Truyện ngắn Triệu Huấn; Đôi bờ thương nhớ, ...
Tuyển: - Đôi bờ thương nhớ
- Dòng sông hoang tưởng
30. ĐINH HÙNG(1920 - 1967)
Quê quán: Phượng Dực, Hà Đông.
Tác phẩm chính: Mê hồn ca; Đường vào tình sử; Ngày đó có em; Đốt lò hương cũ.
Tuyển: - Sóng rượu Hồ Tây
- Những người bạn một thời
31. NGUYỄN VĂN HUYÊN (1908 - 1975)
Quê quán: làng Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Tây cũ, nay là Hà Nội.
Giáo sư - Tiến sĩ. Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.
Tác phẩm chính: Từ 1936 - 1945 đã xuất bản gần 50 công trình nghiên cứu về văn hóa và văn minh Việt Nam. Có 9 công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Tuyển: - Sự tích một vị tiên Việt Nam
32. HÀ NGUYÊN HUYẾN ( Sinh 1958 - …)
Còn có bút danh: Nguyên Hà.
Quê quán: Đường Lâm, Sơn Tây. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính: Lá thuốc dấu; Thung mơ; Đất qua lửa; Tiếng đất; Nơi bắt đầu tuổi thơ.
Tuyển: - Ván cờ trong vườn quýt
- Thung mơ
33.MA VĂN KHÁNG (Sinh 1936 - …)
Tên thật là: Đinh Trọng Đoàn. Sinh quán: Sơn Tây, Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính: Tiểu thuyết: Đồng bạc trắng hoa xòe; Vàng biên ải; Mưa mùa hạ; Mùa lá rụng trong vườn; Côi cút giữa cảnh đời; Đám cưới không có giấy giá thú; Chó Bi; Đời lưu lạc; Vệ sĩ của quan châu; Trái chín mùa thu; Ngày đẹp trời; Trăng soi sân nhỏ; Heo may gió lộng; Vòng quay cổ điển; Ngoại thành; Đầm sen...
Tuyển: - Thày dạy tư
- Ngoại thành ( truyện ngắn )
- Đầm sen ( ” )
34. LÊ KIẾM ( Sinh 1938 - ….)
Bút danh khác: Kỷ Linh.
Nguyên quán: Phương Tú, Ứng Hòa, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Tác phẩm chính: Người đàn bà cầu nguyện (tập truyện).
Tuyển: - Người đàn bà cầu nguyện
35. NGUYỄN KIÊN(Sinh 1935 - … )
Tên thật là: Nguyễn Quang Hưởng.
Quê quán: Vạn Phúc, Hà Đông, nay thuộc Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Tác phẩm chính: Trong làng; Vụ mùa chưa gặt; Nơi xa; Đáy nước; Lá rụng; Chân sóng; Chặng đường nhớ lại; Vùng quê yên tĩnh; Nhìn dưới mặt trời; Một cảnh đời; Những ngày đi lưu động; Con gái người bán chim; Năm tôi 13 tuổi; Chú đất nung.
Tuyển: - Dấu chìm
- Truyền thuyết về những em bé
36. KIỀU NGỌC KIM (Sinh 1953 - …)
Quê quán: Mỹ Đức, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Tác phẩm chính: 2+2 bằng mấy?; Đâu phải chỉ có Vâng, dạ; Hương cốm.
Tuyển: - Chiếc nanh báo
37. NGUYỄN MINH LANG (1930 - 2000)
Tên thật là Nguyễn Như Thiện. Quê: Thanh Oai, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Tác phẩm chính: Những kẻ lạc loài; Trăng đồng quê; Hoa dại; Hoàng tử của lòng em; Cánh hoa trước gió;…
Tuyển: - Ném bút, đập nghiên
38. TRỌNG LANG (1905 - ? )
Tên thật: Trần Tán Cửu
Quê quán: Hà Tây cũ.Sau 1954 sống ở miền Nam cho đến khi mất.
Tác phẩm chính: Trong làng chạy (1935), Bí mật đời sư sãi (1936), Đồng bóng (1936), Hà Nội lầm than (1938), Làm dân (1943), Những đứa trẻ (1950)...
Tuyển: - Tết trong lòng người ta
- Trong sương gió
39. NGUYỄN HIẾN LÊ (1912 - 1984)
Quê quán: Phương Khê, Quảng Oai, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Sống và làm việc ở miền Nam cho đến khi mất.
Nhà văn, nhà văn hóa, nhà dịch thuật, nhà giáo dục để lại một sự nghiệp trước tác đồ sộ trên một trăm cuốn sách với nhiều lĩnh vực: văn học, triết học, ngôn ngữ học: Khổng Tử, Trang Tử, Lão Tử, Mạnh Tử, Hàn Phi Tử, Đại cương triết học Trung Quốc, Trên đường thiên lý, Mười ngày trong Đồng Tháp Mười...
Tuyển: - Con đường thiên lý
40. VIẾT LINH( Sinh 1931 - …)
Tên thật là Nghiêm Siêu. Quê Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Tác phẩm chính: Gánh xiếc lớp tôi; Ông than đá; Một trận hỏa mù; Mái trường xưa; Quả trứng vuông; Ngọt ngào tình bạn; Một cuộc thi tài; Giấc mơ bay; Lọt qua biên giới; Bản tình ca màu xám; Một chuyến buôn trầm; Bí mật tàu ngầm Ec sơ phô ra; Ga cuối cuộc đời; Cây đào mùa xuân; Bí mật về Huyền Trân công chúa; Con chó đốm; Đằng sau quán rượu Muyle; Bí mật nhà thôi miên;…
Tuyển: - Bộ ấm trà
41. NGUYỄN ĐỊCH LONG (Sinh 1941 - …)
Quê quán: xã Địch Lễ, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.Hội viên Hội Kiến trúc sư Hà Nội.
Tác phẩm chính: Chim hồng tước; Trăng xưa đáy mắt; Mưa tà; Gió thức; Mai sau và nữa;…
Tuyển: - Bút ký Cổng làng
42.VÂN LONG (Sinh 1934 - …)
Sống và làm báo Hà Tây một thời kỳ dài cùng Trần Lê Văn, Bế Kiến Quốc. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính: Sư tử xanh; Trai ngọc và Sứa Vật Vờ; Làm ngọc; Rùa Đá đi chơi ( Các tập truyện cho thiếu nhi).
Tuyển: - Rùa đá đi chơi
43.VĂN LỪNG(Sinh 1943 - …)
Quê làng My Dương, xã Thanh Mai,huyện Thanh Oai, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Tác phẩm chính: Vương quốc đảo xa; Dòng sông quặn chảy;…
Tuyển: - Nghề tượng làng Bùi
44. DƯƠNG NGHIỄM MẬU (Sinh 1936 - …)
Quê quán: Mậu Hòa, Hoài Đức, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.Sống ở miền Nam thời tạm chiếm, sau 1975 sống ở nước ngoài.
Tác phẩm: Cũng đành (1963); Đêm (1965); Đôi mắt trên trời (1965); Sợi tóc tìm thấy (1966); Nhan sắc (1966); Kinh cầu nguyện (1967); Quê người (1970); Trong hoang vu (1971); Tuổi nước độc (1966); Con sâu (1971); Kẻ sống đã chết (1972).
Tuyển: - Nhan sắc
- Tiếng gọi người
45. NGÔ QUÂN MIỆN(1925 - 2008)
Quê quán: Khê Thượng, Sơn Đà, Ba Vì, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính: Bóng núi; Bay chuyền; Chú bé nhặt bông gạo; Đôi chim sẻ đồng; Ngày cưới; Nét hoa văn;…
Tuyển: - Ngày cưới
- U
46. NGUYỄN KẾ NGHIỆP (1943 - ? )
Quê quán: Thị xã Sơn Tây. 2 giải nhất cuộc thi truyện ngắn của tỉnh Hà Tây (1976 - 1979). Hội viên Hội VHNT Hà Tây (cũ)cho đến khi mất.
Tuyển: - Hoa mận và chim anh vũ
47. VŨ ĐỨC NGUYÊN (1945 - 2006 )
Tên thật là Nguyễn Đức Vụ. Quê quán: thôn Khê Hồi, xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Tác phẩm chính: Hoa dừa nước; Chuyện làng Khê; Đời không yên ả; Cái đêm ấy trên sông Hồng; Tuổi thơ khát vọng; Trinh nữ; Lỡ thì; Con sóng bạc đầu; Mặt nạ; Tổ ấm; Bão táp thành đô;…
Tuyển: - Tuổi thơ khát vọng (trích)
48. DƯƠNG DUY NGỮ (Sinh 1943 - …)
Quê quán: Phượng Cách, Quốc Oai, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính: Sắc trời, Phía trước mũi súng; Hạnh phúc của tôi; Làng Gồ; Người hùng; Mưa tiên; Rước chữ; Hai cụ thượng làng; Những ngôi mộ voi; Lộc giời; Người trồng địa lan; Người giữ đình làng; Chú em tôi và họ; Tầm lan.
Tuyển: - Hạc Đính
- Rước chữ
49. HÀ CẦM PHONG (Sinh 1953 - …)
Quê: Phú Nam An, Chương Mỹ, Hà Tây cũ. Nay thuộc Hà Nội.
Tác phẩm chính: Ly rượu cuối cùng; Sau cuộc tình (Các truyện điều tra hình sự )
Tuyển: - Giữ của ( truyện ngắn)
50. BÙI HUY PHỒN (1911 - 1990)
Quê quán: Liên Bạt, Mai Đình, Ứng Hòa, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội.
Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957)
Tác phẩm chính: Lá huyết thư (1932); Một chuỗi cười (1941); Khao (1946); Phất (1961); Trái cam (1972); Bình minh hôm nay (1990)...
Tuyển: - Người lề đường
- Trái cam (ký)
51. NGUYỄN VĂN PHÚC (1917 - 1983)
Quê làng Khê Thượng, nay thuộc xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Xuất thân trong gia đình khoa bảng.
Tác phẩm chính: Bên sông Thao; Hai chị em; Người vợ hiền; tập ký: Tôi với Tản Đà; Con đường mới; và nhiều tập thơ…
Tuyển: - Tôi với Tản Đà (trích)
52. ĐÀO PHƯƠNG (Sinh 1926 - …)
Bút danh khác: Dương Cung.
Nguyên quán: Cự Khối, Thanh Oai, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Tác phẩm chính: Thồ lên Điện Biên (tiểu thuyết).
Tuyển: - Căn nhà trong ngõ hẻm (truyện ngắn)
53. HỒ PHƯƠNG (Sinh 1930 - …)
Tên thật: Nguyễn Thế Xương.
Nguyên quán: Mậu Lương, Kiến Hưng, Hà Đông, nay thuộc Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.
Tác phẩm chính: Chuyện Tây ở Điện Biên Phủ; Thư nhà; Cỏ non; Chúng tôi ở Cồn Cỏ; Nhằm thẳng quân thù mà bắn; Những tầm cao; Chân trời xa; Biển gọi; Cánh đồng phía Tây,...
Tuyển: - Bình minh
- Mây hồng
54. GIANG QUÂN (Sinh 1927 - …)
Tên thật là Nguyễn Hữu Thái. Bút danh khác: Dân Quang, Mộng Hà, Kim Chân, Thái Hữu.
Quê quán: xã Chương Dương, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.
Tác phẩm chính: Hà Nội trên đường đổi mới; Lời chim non; Khâm Thiên gương mặt cuộc đời ; Bước ngoặt; Con tôi về giữa mùa xuân; Gió đợi hương chờ; Nát ngọc; Rồng lửa đêm xuân ( Bút ký, ghi chép)
Tuyển: - Hà Nội trên đường đổi mới (ký)
55. PHAN QUẾ (Sinh 1945 - …)
Nguyên quán: Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.
Tác phẩm chính: Đôi chim màu lửa (truyện thiếu nhi). Các tiểu thuyết: Bùa mê, Thần trùng, Định mệnh, Quả báo, Nghiệp chướng, Gió bụi, Hội cô hồn, Ổ quỷ, Đồi hoang dã, Trinh trắng, Trầm luân , Người đa tình, Bến bờ hạnh phúc, Gió bụi...và một số tập thơ như: Trái tim lang thang...
Tuyển: - Hóa giải
- Có những tấm lòng
56.PHẠM THANH QUY (Sinh 1972 - …)
Nguyên quán: Thôn Ngọc Lâu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Cử nhân văn khoa, Hội viên Hội nhà văn Hà Nội.
Hiện đang công tác tại Phòng Biên tập, Trung tâm Thông tin triển lãm - Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội
Tác phẩm chính: Chuyện tình của mẹ - NXB Lao động, 2004; Miền đất lửa - NXB Hội Nhà văn 2010; Triền đê lộng gió -NXB Hội Nhà văn 2012.
Tuyển: - Triền đê lộng gió
57. TRẦN QUANG QUÝ (Sinh 1955 - …)
Nguyên quán: Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Tây.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.
Tác phẩm chính: Bờ sông trăng sáng (tập truyện).Một số tập thơ.
Tuyển: - Bờ sông trăng sáng (truyện ngắn)
58. XUÂN QUỲNH (1942 - 1988)
Tên thật là: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
Nguyên quán: La Khê, Hoài Đức, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính: Bầu trời trong quả trứng; Truyện Lưu - Nguyễn; Mùa xuân trên cánh đồng; Bến tàu trong thành phố; Vẫn có ông trăng khác; Tuyển tập truyện thiếu nhi.
Tuyển: - Ông nội và ông ngoại
- Hoa mận trắng
59. NGUYỄN BẮC SƠN(Sinh 1941 - …)
Nguyên quán: Thạch Thất, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính:Luật đời cha và con(tiểu thuyết);Thực hư;Gã tép riu.
Tuyển: - Thực hư (truyện ngắn )
60. NGUYỄN THỌ SƠN(1930 - ? )
Quê: Thị xã Sơn Tây.
Tác phẩm chính: Rừng sâu nắng gọi; Vẫn con đường ấy; Người bên cầu; Hoa tay đất Rồng; Mặt trận giữa rừng; Mẹ Loan; Trường nhỏ hậu phương; Biển rộng;…
Tuyển: - Trường nhỏ hậu phương
61. VƯƠNG TÂM (Sinh 1946 - …)
Bút danh khác: Tào Phong, Lưu Kường, Chưng Tử.
Nguyên quán : Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội. Tác phẩm: Điều không thể lý giải (tập truyện ngắn); Giá của người mẫu (tập truyện ngắn); Vòng quay Tăng gô (tập truyện ngắn); Giải bùa mê (Tập truyện ngắn).Và một số tập thơ.
Tuyển: - Giải bùa mê (truyện ngắn)
62. QUÝ THÁP (Sinh 1944 -... )
Tên thật là Bùi Quý Tháp. Trú quán: Văn Mỗ, Hà Đông, thuộc Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.
Tác phẩm chính: Trầm tư; Sương nắng Thung Khe;...
Tuyển: - Sương nắng Thung Khe (trích)
63. NGUYỄN MINH THẮNG (Sinh 1936 - …)
Bút danh khác: Bạch Trà.
Trú quán: làng Đơ, Hà Cầu, Hà Đông, nay thuộc Hà Nội
Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.
Tác phẩm chính: Tìm lại người xưa; Hương làng; Lời của cát…( tiểu thuyết và truyện dài).
Tuyển: - Những ngôi sao Thần nông (truyện ký )
64. BÙI BÌNH THI (Sinh 1939 - ...)
Quê quán: Thôn Bật Chùa, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính: Mùa mưa đến sớm; Mặt trời trên đỉnh thác; Đường về Cánh đồng Chum; Hành lang phía đông; Nụ tầm xuân; Sau những giọt nước mắt;…
Tuyển: - Hồi
- Cà phê trong cõi nhân gian
- Ruộng treo
65. NGUYỄN ĐÌNH THI(1924 - 2003)
Quê nội gốc ở thôn Cổ Trai, xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Sinh ở Luang Prabăng - Lào.
Tác phẩm chính: Xung kích; Vào lửa; Mặt trận trên cao; Vỡ bờ…( truyện dài, truyện vừa, tiểu thuyết).Và một số tập thơ.
Tuyển: - Chuyện người tù binh da đen (ký)
- Mùa mưa ( truyện ký)
66. NGUYỄN QUANG THIỀU (Sinh 1957 - …)
Quê quán: Sơn Công, Ứng Hòa, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Hiện là: Phó Tổng thư ký thường trực Hội Nhà văn Á Phi. Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính: Cỏ hoang; Vòng nguyệt quế cô đơn; Tiếng gọi tình yêu; Kẻ ám sát cánh đồng; Người đàn bà tóc trắng; Đứa con của hai dòng họ. Và một số tập thơ.
Tuyển: - Bầy chim chìa vôi
- Hai người đàn bà xóm trại
- Mùa hoa cải bên sông
- Hai mùa rau khúc (có thể chỉ chọn 2 đến 3 tác phẩm).
67. KHUẤT QUANG THỤY (Sinh 1950 - ...)
Bút danh khác: Hưng Long, Vân Huyền.
Quê quán: Phúc Hà, Phúc Thọ, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Tổng Biên tập báo Văn Nghệ.
Tác phẩm chính: Trong cơn gió lốc; Trước ngưỡng cửa bình minh; Người ở bến Phù Vân; Thềm nắng; Không phải trò đùa; Giữa ba ngôi chùa; Góc tăm tối cuối cùng; Người đẹp xứ Đoài; Những trái tim không tàn tật; Nước mắt gỗ...
Tuyển: - Người đẹp xứ Đoài (truyện ngắn)
- Chùa làng
68. KIỀU XUÂN THỦY(Sinh 1950 - ...)
Quê Sơn Tây. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.
Tác phẩm chính: Tình yêu dai dẳng, Của chìm, Người đàn ông trầm tĩnh, Tìm về cõi hoang vắng.
Tuyển: - Dòng sông tình yêu
69. NGUYỄN THỊ ANH THƯ (Sinh 1959 - ...)
Quê quán: Tân Lập, Tân Hội, Hoài Đức, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính: Vạn niên thanh cho hải quì (1995); Cháy đến giọt cuối cùng (2001); Thiếu học phí làm người (2005).
Tuyển: - Trên đồi giỏ cỏ
70.NGUYỄN HỮU THỨC (Sinh 1955 - ...)
Quê quán: thôn Hòa Mỹ, xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. Hiện công tác ở Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương.
Tác phẩm chính: (In chung) Tìm hiểu văn hóa cổ truyền Thái Mai Châu; Dân ca Thái Mai Châu; Tục ngữ Ca dao Hà Tây; Lễ hội cổ truyền Hà Tây; Hà Tây làng nghề làng văn; ...
Tuyển: - Hà Tây làng nghề làng văn (trích)
71. VŨ THỊ THƯỜNG (Sinh 1930 - ...)
Tên thật là Lê Kim Nga. Quê ở xã Đôn Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Hiện sống tại Tp Hồ Chí Minh.
Tác phẩm chính: Cái hom giỏ; Gánh vác; Hai chị em; Bông hoa súng; Vợ chồng ông lão chăn vị; Câu chuyện bắt đầu từ những đứa trẻ; Vịt chị, vịt em.
Tuyển: - Cái hom giỏ
- Câu chuyện bắt đầu từ những đứa trẻ
72. ĐỖ ĐỨC THU (1909 - 1979)
Quê làng Mọc, huyện Thanh Trì, Hà Đông cũ, nay thuộc Hà Nội.
Tác phẩm chính: Vỡ lòng; Bốc đồng; Nhà bên kia; Đứa con;…
Tuyển: - Đứa con (trích)
73. PHẠM NGỌC TIẾN (Sinh 1956 - …)
Nguyên quán: Ninh Sở, Thường Tín, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Tác phẩm chính: Họ đã trở thành đàn ông (tập truyện ngắn); Tàn đen đốm đỏ (tiểu thuyết); Đợi mặt trời (truyện dài); Những sinh linh bé bỏng (tập truyện ngắn).
Tuyển: - Họ đã trở thành đàn ông (truyện ngắn)
74. LÊ TRUNG TIẾT (Sinh 1953 - …)
Quê Hoàng Dương, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ nay là Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.
Tác phẩm chính: Những cuộn khói ngày mùa; Mênh mông bờ nước; Ao bèo gợn sóng; Tưởng tượng;…
Tuyển: - Những cuộn khói ngày mùa
75. TRỊNH VĂN TÚC (Sinh 1950 - …)
Quê quán: Tốt Động, Chương Mỹ, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.
Tác phẩm chính: Hoa cúc dại, Chồi mới.
Tuyển: - Cuộc tìm kiếm chính mình
76. LÊ VĂN TRƯƠNG (1906 - 1964)
Quê làng Đồng Nhân, huyện Thanh Trì, Hà Đông cũ, nay thuộc Hà Nội. Làm văn, làm báo.Đi nhiều và viết vào loại khỏe nhất trong các nhà văn Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.
Tác phẩm chính: Trước cảnh hoang tàn Đế Thiên Đế Thích; Tôi thân oan cho cô Phượng; Cô Tư Thung; Một người; Một người cha; Một trái tim; Con đường hạnh phúc; Một lương tâm trong gió lốc; Trường đời; Tôi là mẹ; Một cô gái mới; Hận nghìn đời; Những kẻ có lòng;…
Tuyển: - Những kẻ có lòng (trích)
77. TRẦN THỊ TRƯỜNG (Sinh 1950 - … )
Quê Hoài Đức, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính: Lời cuối cho em; Kẻ mắc chứng điên; Bâng khuâng; Tình câm ...
Tuyển: - Tháng Giêng ( truyện ngắn)
78. NGUYỄN TUÂN (1910 - 1987)
Bút danh khác: Ngột Lôi Quất, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc.
Quê làng Mọc, xã Thượng Đình, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông cũ, nay thuộc Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam..
Tác phẩm chính: Một chuyến đi; Vang bóng một thời; Chiếc lư đồng mắt cua; Tàn đèn dầu lạc; Tùy bút I, II; Tóc chị Hoài; Những đứa con hoang; Nguyễn; Chùa Đàn; Đường vui; Tình chiến dịch; Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi; Tuyển tập I, II; Chuyện nghề; Cảnh sắc và hương vị đất nước;...
Tuyển: - Chén rượu vĩnh biệt
- Có ba phi công Mỹ đi bộ trong chợ hoa sơ tán.
79. LÊ TỰ (Sinh 1955 - …)
Tên thật là Lê Văn Tự. Quê quán tại Hà Đông, nay thuộc Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Hiện công tác ở báo Đại Đoàn Kết.
Tác phẩm chính: Đời quân tử; Bố tôi làm mặt trận;...
Tuyển: - Thuận tình
80. HOÀNG MINH TƯỜNG (Sinh 1948 - …)
Bút danh: Tư Mã Quang, Hoàng Dạ Vũ, Minh Quang, Phương Ngọc. Quê quán: Phương Tú, Ứng Hòa, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính: Đồng chiêm, Đầu sông; Những ngả đường; Bình minh đến sớm; Con hoang; Người đẹp trong khách sạn; Những người ở khác cung đường; Giá như yêu được một người; Gặp lại dòng sông; Thủy hỏa đạo tặc; Gia phả của đất ( tiểu thuyết ).
Tuyển: - Gặp lại dòng sông (truyện ngắn)
81. HÒA VANG (1946 - 2006 )
Tên thật: Nguyễn Mạnh Hùng
Quê quán: Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính: Thầy Vũ (1982); Huyền thoại rồng (1988); Tai quỉ (1993); Sự tích những ngày đẹp trời (1996); Hiện tượng HVEYA (1998).
Tuyển: - Sự tích những ngày đẹp trời
82. NGHIÊM ĐA VĂN (1944 - 1997 )
Quê quán: Phú Xuyên, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội.
Dạy học, rồi viết văn, làm thơ, làm báo.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Tác phẩm chính: Ngã ba đất đỏ (tập truyện ngắn); Tầm cao năm tháng (tiểu thuyết); Độ nóng mặt trời (tập truyện); Bạn tôi (tập truyện); Gió mặn (tiểu thuyết)...
Tuyển: - Ngã ba đất đỏ
- Cỏ bồ đề
83. TRẦN ĐÌNH VÂN (1926 - …)
Tên thật: Trần Duy Tân. Bút danh khác: Thái Duy. Sinh quán tại Bắc Giang. Nguyên quán ở xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Hội viên Hội nhà báo Việt Nam.
Tác phẩm chính: Gặp gỡ; Hải Phòng anh dũng; Sống như Anh; Nguyễn Văn Trỗi và đồng đội.
- Sống như Anh (trích)
84. BẰNG VIỆT (Sinh 1941 - …)
Sinh quán ở Huế. Quê nội ở Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội. Hiện là Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.
Tác phẩm chính: Mozart ( truyện ký danh nhân); Kẻ sĩ Thăng Long( biên khảo); Từ điển văn học I và II (biên khảo) và 10 tập thơ…
Tuyển: - Trên những ngả đường Miền Tây (bút ký, trích)
85. PHƯỢNG VŨ (1937 - 2000 )
Quê quán: Phú Xuyên, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây(cũ). Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam.
Tác phẩm chính: Người anh hùng trên đồng cỏ; Núi chàng rể; Hoa hậu xứ Mường; Trước cửa thiền; Người mẹ và những đứa con; Năm người bạn; Vùng đất có những tên gọi mới.
Tuyển: - Đồng cỏ
- Vùng ôn đới
86. TRẦN CHINH VŨ (Sinh 1939 - …)
Quê quán: làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm chính: Đường vào trận; Đối thoại sông Đà; Sau bước lỡ lầm; Ở phía sau năm tháng; Con của những người phong; Vùng đất không bình yên;...và một số tập thơ.
Tuyển: - Cửa đóng then cài
87. NGUYỄN KHẮC XƯƠNG (Sinh 1922 - …)
Quê quán: làng Khê Thượng, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Là con trai nhà thơ Tản Đà.
Hội viên Hội văn nghệ Dân gian Việt Nam.
Tác phẩm chính: Thơ ca nhân dân chống Mỹ cứu nước; Truyền thuyết Trưng Vương; Nữ tướng thời Trưng Vương; Con voi bất nghĩa; Tục ngữ ca dao dân ca; Nhiều sách in chung; Nhiều bài báo, nghiên cứu có giá trị.
Tuyển: - Truyền thuyết Trưng Vương (trích)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thơ văn Lý - Trần, Tập 1, 2, 3; Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, các năm
1977, 1978, 1988.
2. Tinh tuyển văn học Việt Nam, T.4: Văn học Việt Nam thế kỷ XVII; T.5: Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII; T.6: Văn học Việt Nam thế kỷ XIX; Nxb. KHXH, H, 2002.
3. Tổng tập văn học Việt Nam, Nxb.KHXH.
4. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ X - XII; Nxb.Văn học.
5. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ XIII - XIX; Nxb.Văn học.
6. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam 1858 - 1930; Nxb.Văn học.
7. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam 1930 - 1945; Nxb. Văn học.
8. Thi văn Việt Nam, Hoàng Xuân Hãn, Nxb.Sông Nhị.
9. Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (1858 - 1900), Nxb.Văn học
10. Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX (1900 - 1930), Nxb.Văn học
11. Vũ Ngọc Phan tuyển tập (trọn bộ 4 tập); Nxb.Văn học, H, 2008.
12. Tuyển tập văn thơ Phương Đình - Nguyễn Văn Siêu, Nxb.Hà Nội, H, 2010.
13. Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân, Nxb.Văn học, H, 2000.
14. Vũ Quỳnh - Kiều Phú: Lĩnh Nam chích quái, Nxb.Kim Đồng, H, 2006.
15. Tuyển tập Ngô gia văn phái, Nxb.Hà Nội, H, 2010.
16. Hà Nội xưa và nay, Vũ Tuân Sán, Nxb.Hội Nhà văn, H, 2007.
17. Kho tàng văn học dân gian Hà Tây; Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây, 2006.
18. Văn xuôi Hà Tây thế kỷ XX....
19. Văn xuôi Hà Tây tuyển chọn 1998 - 2004; Hội Văn học nghệ thuật Hà Tây, 2005.
20. Thơ văn tuyển (dành cho thiếu nhi); Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây, 2002.
21. Kho tàng văn học dân gian Hà Tây; Nxb.Văn hóa Dân tộc, H, 2011.
22. Kỷ yếu nhà văn Việt Nam ...
23. Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; Nxb.KHXH, H, 2005.
24. Thơ Hà Tây tuyển chọn 1998 - 2004, Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây, 2005.
25. Sân khấu Hà Tây tuyển chọn 1998 - 2004; Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây, 2005.
26. Câu đối cổ Hà Tây tuyển chọn; Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây, 2006.
27. Xứ Đoài văn, Nxb. Hội Nhà văn, H, 2013.
28. Xứ Đoài - Tập sáng tác văn nghệ Câu lạc bộ Xứ Đoài, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hà Tây, 2006.
29. Nhà văn Hà Nội, Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, 1998.
30. Hà Nội 50 mùa thu, Nxb.Hội Nhà văn, H, 2004.
31. Văn khắc Hán Nôm Thăng Long - Hà Nội, Nxb.Văn học, H, 2010.
32. Một thời Hà Nội, Nxb.Mỹ thuật, H, 2010.
33. Sự tích các vị thần Thăng Long - Hà Nội, Nxb.Văn hóa Thông tin, H, 2008.
34. Thăng Long - Hà Nội - Tuyển tập công trình nghiên cứu văn học nghệ thuật, Nxb.Hà Nội, H, 2010.
35. Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long, Nxb.Hà Nội, H, 2010.
36. Hình ảnh người Hà Nội trong văn học nghệ thuật, Nxb.Văn học, H, 2005.
37. Kể chuyện ngàn xưa Thăng Long - Hà Nội, Nxb.Hà Nội, H, 2010.
38. Nghề và làng nghề truyền thống, Nxb.Văn hóa Dân tộc, H, 2012.
39. Văn hóa Việt Nam truyền thống - Một góc nhìn, Nxb.Thông tin truyền thông, H, 2011.
40. Từ điển Thành ngữ - Điển tích - Danh nhân, Trịnh Vân Thanh, Nxb. Văn học, H, 2008.
41. Tuyển tập tản văn Ngô Tất Tố, Nxb.Thông tin Truyền thông, H, 2011.
42. Các tập văn thuộc nhiều thể loại của các tác giả: Nguyễn Phi Khanh, Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh, Kiều Phú, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Ngô gia văn phái, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Phan Huy Chú, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Mạnh Bổng, Tản Đà, Doãn Kế Thiện, Đặng Trần Phất, Hoài An, Mai Anh, Tạ Duy Anh, Tạ Bảo, Lê Cận, Khánh Châm, Đào Ngọc Chung, Phùng Cung, Đỗ Bảo Châu, Phùng Thành Chủng, Nguyễn Dậu, Quang Dũng, Phan Văn Đà, Trần Đăng, Lê Tất Điều, Cao Giang, Yên Giang, Nguyễn Hà, Nguyễn Thị Ngọc Hải, Đặng Hiển, Lê Tấn Hiển, Khuất Biên Hòa, Kiều Thu Hoạch, Tô Hoài, Lê Văn Hòe, Dân Hồng, Nguyễn Trí Huân, Triệu Huấn, Đinh Hùng, Nguyễn Văn Huyên, Hà Nguyên Huyến, Ma Văn Kháng, Lê Kiếm, Nguyễn Kiên, Kiều Ngọc Kim, Nguyễn Minh Lang, Trọng Lang, Nguyễn Hiến Lê, Viết Linh, Nguyễn Địch Long, Vân Long, Văn Lừng, Dương Nghiễm Mậu, Ngô Quân Miện, Nguyễn Kế Nghiệp, Vũ Đức Nguyên, Dương Duy Ngữ, Hà Cầm Phong, Bùi Huy Phồn, Nguyễn Văn Phúc, Đào Phương, Hồ Phương, Giang Quân, Phan Quế, Phạm Thanh Quy, Trần Quang Quý, Xuân Quỳnh, Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Thọ Sơn, Vương Tâm, Lê Thanh, Quý Tháp, Nguyễn Minh Thăng, Bùi Bình Thi, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Quang Thiều, Khuất Quang Thụy, Kiều Xuân thủy, Nguyễn Thị Anh Thư, Nguyễn Hữu Thức, Vũ Thị Thường, Đỗ Đức Thu, Phạm Ngọc Tiến, Lê trung Tiết, Trịnh Văn Túc, Lê Văn Trương, Trần Thị Trường, Nguyễn Tuân, Lê Tự, Hoàng Minh Tường, Hòa Vang, Nghiêm Đa Văn, Trần Đình Vân, Bằng Việt, Phượng Vũ, Trần Chinh Vũ, Nguyễn Khắc Xương. (Các tác giả này có tác phẩm được tuyển chọn).