Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Ấn Chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)

Nhằm cung cấp cho độc giả thêm thông tin về việc quản lý, sử dụng con dấu của triều Nguyễn về các khía cạnh như loại hình dấu, kích thước, hình thể, phương thức sử dụng dấu trên văn bản, Trung tâm lưu trữ quốc gia I đã phối hợp cùng Nhà xuất bản Hà Nội cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Ấn chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)”.

Tác giả: Cục văn thư và lưu trữ nhà nước - TT lưu trữ quốc gia
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2013
Tổng số trang: 279 trang
Kích thước: 20 x 29cm
Bình chọn:
(Tổng số: 3 - Trung bình: 0.17)
Giới thiệu về sách:

   Cuốn sách gồm 181 phiên bản được lựa chọn từ trên700 tập Châu bản triều Nguyễn, tương đương với khoảng 400.000 trang tài liệu và đó còn là kết quả của sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu của Bộ môn Sử học và phương pháp công bố tài liệu của Bộ môn Lưu trữ học.
 
   Cuốn sách được biên soạn dưới dạng sách ảnh gồm 5 chương:
 
   - Chương I: Khái quát về Châu bản và ấn chương trên Châu bản triều Nguyễn.
 
   - Chương II: Dấu tích Kim bảo của hoàng đế và ấn tín trong hoàng tộc triều Nguyễn trên Châu bản.
 
   - Chương III: Ấn chương thuộc hệ thống các cơ quan trung ương triều Nguyễn trên Châu bản.
 
   - Chương IV: Ấn chương thuộc binh chế quân đội triều Nguyễn trên Châu bản.
 
   - Chương V: Ấn chương thuộc hệ thống chính quyền địa phương và dấu tên riêng trên Châu bản triềuNguyễn.
 
   Sau nội dung chương I mang tính khái quát thì từ chương II đến chương V, sau mỗi nội dung giới thiệu chung về dấu là ảnh minh họa. Trong phần ảnh vừa giới thiệu dấu ấn chính đã cắt riêng vừa kèm theo phiên bản và thuyết minh về kích thước, nội dung văn bản, niên đại, ký hiệu tra tìm.
 
   Do đặc điểm Châu bản đều viết trên giấy dó, nên kích thước hình dấu đo được so với kích thước của hiện vật chỉ mang tính tương đối và cách đọc dấu được tôn trọng theo nguyên bản; về nội dung văn bản chỉ tóm tắt thông tin ngắn gọn, cơ bản, đảm bảo tính chính xác, còn nếu muốn đối chiếu, so sánh sự thay đổi về dấu ấn giữa các thời kỳ thì các phiên bản tài liệu đã được xếp cạnh nhau... đó là cách mà những người biên soạn đã thực hiện. Hơn thế để đảm bảo tính thống nhất, toàn diện về mặt tư liệu, sử liệu, đồng thời để độc giả có thông tin đối chiếu, so sánh, các nhà biên soạn không chỉ đưa những phiên bản tài liệu mà còn sử dụng thông tin từ chính sử như Minh Mệnh chính yếu, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam thực lục... Với một phương pháp thực hiện khoa học kết hợp các nguồn tài liệu chính sử nhằm tăng tính khách quan và có căn cứ trên sử liệu.
 
   Cuốn sách ra đời là sự nỗ lực và thành công lớn của nhóm biên soạn và tin chắc rằng như lời PGS.TS. Nguyễn Công Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm mong muốn “giới thiệu cùng bạn đọc về một công trình mới, một đóng góp mới cho việc khai thác giới thiệu ấn chương Việt Nam, Châu bản triều Nguyễn nói riêng và cũng là viên gạch nhỏ vun đắp thêm cho ngôi nhà văn hóa dân tộc nói chung của chúng ta”.

 

Sách cùng chuyên mục

Lịch sử Đảng bộ quận Thanh Xuân 1930-2015

Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74/NĐ-CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1997. 

 

 

Ban Chấp hành Đảng bộ quận Thanh Xuân
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
312
14,5x20,5

Gia phả dòng tộc

 Cội rễ, gốc gác với nhiều người Việt Nam thật đơn giản mà ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với gốc đa, giếng nước, sân đình, những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam, cội rễ với đa phần người Việt còn là sự gắn kết và tiếp nối của bao thế hệ qua những bộ gia phả. 

Mai Hoa (sưu tầm, biên soạn)
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
216 trang
20,5 x 29,5 cm

Tìm hiểu lịch sử Hà Nội - Việt Nam

 

Nguyễn Đình Kiệm
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
128
13,5 x 20,5 cm

Giản yếu sử Việt Nam - Công trình vì một tình yêu sử học

Lâu nay, người ta nói nhiều đến việc học sinh không còn yêu thích môn sử học, không thiết tha với việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa nước nhà. Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó một phần quan trọng đó là các chương trình dạy và học sử thường đơn điệu, cung cấp quá nhiều dữ kiện phải nhớ, phải thuộc… Chính vì vậy, nhiều khi học sinh, sinh viên học sử xong rồi lại quên ngay. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy nhiều người còn không phân biệt được tên của những danh nhân văn hóa, những anh hùng dân tộc của nước nhà. Điều đáng buồn đó day dứt trong lòng nhiều nhà nghiên cứu, nhà viết sử, trong đó có tác giả Đặng Duy Phúc.

Đặng Duy Phúc
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
704 trang
14,5 x 20,5 cm

Tìm chơi cổ vật Việt

Cuốn sách “Tìm chơi cổ vật Việt – The hobbies for research of Viet ancient antiques” của chuyên gia nghiên cứu và sưu tầm cổ vật có tiếng tác giả Đào Phan Long sẽ giới thiệu những hình ảnh cổ vật Việt với giá trị văn hoá hữu hình mang đạm dấu tích văn hoá Việt cổ. Cuốn sách là lời tự sự, là hồi cố với những chia sẻ kinh nghiệm và sở thích của tác giả qua bộ sưu tập của chính mình về thú chơi cổ vật. Cuốn sách được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2015.

Đào Phan Long
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
188 trang
19 x 25 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)