Index was outside the bounds of the array. Triển khai họp nghiệm thu bản thảo “Châu bản triều Nguyễn về Hà Nội”
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ tư, 28/12/2016 11:10
Triển khai họp nghiệm thu bản thảo “Châu bản triều Nguyễn về Hà Nội”

Sau hơn một năm nghiên cứu, biên soạn, tập bản thảo “Châu bản triều Nguyễn về Hà Nội” do TS. Đào Thị Diến chủ biên đã được hoàn thiện. Việc khai thác, biên dịch tư liệu châu bản thời Nguyễn là vô cùng quý và có giá trị. Tập bản thảo không chỉ phù hợp với Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” mà còn đóng góp không nhỏ trong việc nghiên cứu về Hà Nội dưới thời Nguyễn.

 Nhằm nâng cao chất lượng bản thảo, Ban Quản lý Dự án - Nhà xuất bản Hà Nội sẽ tổ chức buổi họp nghiệm thu bản thảo vào chiều ngày 28/12/2016. Hội đồng nghiệm thu bản thảo gồm: GS. Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội đồng; các ủy viên: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ, PGS.TS. Đinh Khắc Thuân, PGS.TS. Đào Tố Uyên, PGS.TS. Vũ Văn Quân, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn cùng Ban Quản lý Dự án và các biên tập viên Nhà xuất bản.

Châu bản triều Nguyễn về Hà Nội được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I chủ yếu được viết bằng chữ Hán, bao gồm các chiếu, dụ, chỉ (văn bản do Hoàng đế ban hành được đóng dấu son của triều đình); tấu, sớ, khải… (văn bản do cơ quan trong hệ thống chính quyền đệ trình lên Hoàng đế phê duyệt bằng mực son)… Đây là các văn bản chính thống, tin cậy, phản ánh chân thực, khách quan nhiều vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời là nguồn tài liệu xác thực những vấn đề liên quan đến các địa phương, đặc biệt là Hà Nội.

Bản thảo “Châu bản triều Nguyễn về Hà Nội” được bố cục thành 8 phần, với khoảng 570 trang. Phần chính yếu trong tập bản thảo chính là phần biên dịch (phần Hệ thống tư liệu châu bản triều Nguyễn về Hà Nội). Hệ thống tư liệu được trình bày theo trình tự thời gian và theo niên đại các đời vua triều Nguyễn (từ vua Minh Mạng đến hết triều vua Bảo Đại). Mỗi bản dịch đều ghi rõ xuất xứ, thời gian xuất hiện và trích yếu, giúp người đọc có thể nắm bắt được nhiều thông tin liên quan.

Có thể nói, sau khi nghiên cứu và dịch thuật một các nghiêm túc, công phu, tập bản thảo đã dần được hoàn thiện, được chuyển đến tay các thành viên trong Hội đồng. Hy vọng rằng, tại buổi nghiệm thu, tập bản thảo sẽ được chỉnh sửa, hoàn thiện hơn nữa để sớm cho ra mắt độc giả.

Trang Phạm

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)