Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Sách đã xuất bản
Giới thiệu sách “Kinh đô Rồng từ truyền thống thượng võ đến chủ nghĩa anh hùng”

 Nói đến văn hiến Thăng Long, một trong những truyền thống mà chúng ta không thể không nhắc đến là truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. Với nguồn tư liệu phong phú cùng cách viết mạch lạc, khúc triết, cuốn sách đã tổng kết truyền thống thượng võ từ thời cổ đại đến nay, đồng thời phác họa mối quan hệ nhân quả giữa tinh thần thượng võ với chủ nghĩa anh hùng. 

Nguyễn Khắc Phục - Bằng Việt
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
604
16x24
Giới thiệu cuốn sách “Hà Nội từ góc nhìn văn chương”

Thủ đô của một đất nước bao giờ cũng là đầu não kinh tế - chính trị - văn hóa là nơi tập trung trí tuệ, tài năng trên mọi lĩnh vực là nơi hội tụ tinh hoa của tất cả các vùng miền, Hà Nội - Tràng An, đất kinh sư của muôn đời cũng không nằm ngoài quy luật đó, luôn đề cao vấn đề văn hóa, coi trọng phẩm chất người Hà Nội hào hoa, tinh tế, thanh lịch, văn minh. Phẩm chất Hà Nội gắn với văn hóa Hà Nội, mà trong văn hóa có một bộ phận hết sức quan trọng chính là văn học - nhất là khi nghiên cứu nó như một hình thái ý thức xã hội đặc thù.

Bùi Việt Thắng
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
320
14,5x20,5
Mười giá trị tiêu biểu Thăng Long - Hà Nội. Ẩm thực

Cuốn sách “Mười giá trị tiêu biểu Thăng Long - Hà Nội. Ẩm thực” là một trong năm tập của bộ sách “Mười giá trị tiêu biểu Thăng Long - Hà Nội” thuộc Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” giai đoạn II do Nhà xuất bản Hà Nội triển khai tổ chức xuất bản. Bản thảo sách đã được Hội đồng nghiệm thu của Tủ sách thông qua.

Nguyễn Viết Chức
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
88
16x24
Giới thiệu sách “Sương phố bóng người”

 “Sương phố bóng người” là cuốn sách tuyển chọn, tập hợp các tác phẩm tạp văn và truyện ngắn được nhà văn Trần Chiến chắp bút từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước đến nay. Tác phẩm được xuất bản trong hạng mục sách phổ thông của Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II.

Trần Chiến
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
360
14,5x20,5
Giới thiệu sách “Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội”

 Đã có rất nhiều công trình viết về mảnh đất, con người Thăng Long - Hà Nội với nhiều phương diện và từ những cách tiếp cận khác nhau. Từ góc độ của một nhà nghiên cứu ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Kim Thản đã vận dụng những lý thuyết, cơ sở lý luận ngôn ngữ học để tìm hiểu về “lời ăn tiếng nói” hay nói cách khác là cách sử dụng lời nói - hình thức giao tiếp của người Hà Nội.

Nguyễn Kim Thản
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
152
14,5x20,5
Giới thiệu sách “Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932 - 1945)”

Phong trào Thơ mới là một trào lưu thơ ca có vai trò quan trọng trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại. Tuy chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng với những cách tân lớn lao về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật, phong trào đã mở ra một thời đại mới cho nền thi ca dân tộc. Đã có rất nhiều cuốn sách nghiên cứu về phong trào Thơ mới trên tất cả các phương diện tuy nhiên chưa có công trình nào mang tính hệ thống lại toàn bộ lịch sử hình thành, phát triển của phong trào theo hình thức biên niên. Với sự cần thiết đó, đề tài “Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932 - 1945)” đã được tổ chức biên soạn trong Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II.

Nguyễn Hữu Sơn
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
Tập 1 - Số trang: 776; Tập 2 - Số trang: 816
16x24
Giới thiệu sách Một vùng văn hóa Hà thành

Trải qua những biến thiên của lịch sử, mảnh đất Thăng Long - Hà Nội cũng có nhiều thay đổi qua mỗi thời kỳ. Đặc biệt từ ngày 1/8/2008, Hà Nội đã được mở rộng hơn về diện tích và dân số sau khi hợp nhất toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 04 xã của huyện Lương Sơn - Hòa Bình.  Đến hôm nay Hà Nội trở thành một trong mười thủ đô có diện tích tự nhiên thuộc vào hàng lớn nhất của thế giới.

Nguyễn Hòa Bình
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
280
14,5x20,5
Phụ nữ Thăng Long - Hà Nội

 Gia đình là tế bào của xã hội, cơ thể muốn khỏe mạnh thì từng tế bào phải khỏe mạnh. Mà phụ nữ là hạt nhân quyết định sự ổn định của gia đình. Mỗi người phụ nữ phải đảm nhiệm rất nhiều trọng trách trong gia đình. Họ vừa là con dâu, vừa là người vợ, người mẹ, người thầy của các con và cũng là người thầy thuốc của gia đình. Họ chăm lo, nuôi dạy con cái, sản xuất kinh doanh và tái tạo giống nòi để đảm bảo sự duy trì và phát triển xã hội.

Nguyễn Ngọc Mai
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
408
16x24
Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội: Tuyển tập Tộc ước gia quy

 Nằm trong mảng sách Tư liệu của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, cuốn sách Tuyển tập Tộc ước gia quy do PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn chủ biên là một nguồn tư liệu quý đối với các nhà nghiên cứu cũng như đông đảo độc giả khi tiếp cận với công trình này. Cuốn sách với 936 trang in, ngoài bài tổng quan của chủ biên, các tác giả giới thiệu bản dịch và một số nguyên bản chữ Hán của 52 văn bản tộc ước gia quy của Thăng Long – Hà Nội. Cuốn sách được thai nghén và thực hiện trong nhiều năm của các nhà nghiên cứu Hán Nôm, văn học Trung đại: Phạm Ánh Sao, Bùi Bá Quân, Đỗ Thị Bích Tuyển, Mai Thu Quỳnh, Mai Thị Thơm, Nguyễn Đức Thọ.

Nguyễn Kim Sơn
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
936
16x24
LÀNG CỔ HÀ NỘI

 Thành phố Hà Nội hiện nay gồm 17 huyện, 12 quận và 1 thị xã. Với nông thôn rộng và vùng ven nội (huyện chuyển thành quận) còn sản xuất nông nghiệp, nên ở Hà Nội có nhiều địa danh mang tên làng, trong đó một số địa phương còn bảo tồn được các làng cổ. Là đề tài thuộc mảng sách Kinh tế, văn hoá, xã hội của Dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”, bộ sách Làng cổ Hà Nội được giới thiệu do Tiến sĩ Lưu Minh Trị - Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội chủ trì việc tổ chức biên soạn.

Lưu Minh Trị
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
Tập 1: 636, Tập 2: 620
16x24
Giới thiệu sách Kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội

 Tiếp nối sự thành công của công trình Hà Nội trên đường hội nhập và phát triển thuộc  Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn I, trong giai đoạn II, việc nghiên cứu và biên soạn cuốn sách “Kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội” là điều cần thiết và có ý nghĩa sâu rộng. Trên tinh thần đó Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức biên soạn cuốn sách “Kinh tế đối ngoại Thăng Long - Hà Nội”. Cuốn sách do GS.TS. Tô Xuân Dân và TS. Nguyễn Quang Lân đồng chủ biên cùng đội ngũ tác giả nhiệt huyết trong nghiên cứu khoa học và có kinh nghiệm biên soạn.

Nguyễn Quang Lân - Tô Xuân Dân
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
640
16x24
Gia đình Thăng Long - Hà Nội

Cuốn sách “Gia đình Thăng Long - Hà Nội” thuộc cơ cấu cả Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II”. Sách do GS.TS Lê Thị Quý, một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về đề tài gia đình, tổ chức biên soạn.

Lê Thị Quý
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
456
16x24
Giới thiệu bộ sách “Tuyển tập Tản Đà”

Công trình “Tuyển tập Tản Đà” là một đề tài hết sức cần thiết và xứng đáng được đứng vào hàng ngũ những tác phẩm nổi bật của “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”. Tản Đà là một nhà thơ có vị trí lớn, là hiện tượng đánh dấu mốc chuyển tiếp trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX từ thơ ca cổ điển sang thơ ca hiện đại. Ông là gương mặt kiệt xuất của văn hóa xứ Đoài (vùng Hà Tây cũ - nay là vùng Hà Nội mở rộng), một phần không thể thiếu của toàn bộ nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Trần Ngọc Vương - Mai Thu Huyền
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
Tập 1 - Số trang: 724; Tập 2 - Số trang: 664
16x24
Giới thiệu cuốn sách “Xin chữ”

 Xin chữ là nét đẹp truyền thống trong văn hóa của người Việt. Xin chữ không chỉ thể hiện những tâm nguyện sâu xa thầm kín mà còn là sự gửi gắm niềm mong ước của mỗi người vào những con chữ. Do vậy những chữ được xin, được tặng luôn mang giá trị tinh thần sâu sắc.

Phạm Quang Nghị
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
388
14,5x20,5
Giới thiệu cuốn sách “Hà Nội ngày ấy”

Sống gần trọn một thế kỷ giữa lòng Hà Nội, tận mắt chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của thành phố từ khi còn là thuộc địa của thực dân Pháp - Rồi Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Sau đó là thành phố tạm chiếm - Rồi thành phố ngập tràn cờ hoa trong ngày giải phóng 10/10/1954, tác giả Nguyễn Bá Đạm đã lặng thầm quan sát, ghi chép về cảnh quan và con người nơi đây.

Nguyễn Bá Đạm
Nhà xuất bản Hà Nội
2013
280
14,5x20,5
Giới thiệu cuốn sách “Chuyện quanh ta”

“Để lại tiếng thơm cho đời qua cách sống của mình” chính là tâm niệm, là quan điểm sống của tác giả cuốn “Chuyện quanh ta” - PGS.TS. Phạm Quang Long - người đã từng là Phó Giám đốc Đại học Quốc gia, Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH & NV, người đã nhiều năm đứng đầu ngành văn hóa Thủ đô.

Phạm Quang Long
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
380
14,5x20,5
Giới thiệu cuốn sách “Cái kiểu người Hà Nội”

Nhận định về những sáng tác của nhà văn Ngọc Giao, Giáo sư Phong Lê viết: Phấn hương (1939) và Cô gái làng Sơn Hạ (1942) là hai tập truyện đủ đưa Ngọc Giao vào hàng ngũ thành danh trước năm 1945, giống như Thạch Lam với Gió đầu mùa, Nắng trong vườn; Nguyễn Tuân với Vang bóng một thời; Tô Hoài với O Chuột, Nhà nghèo... Ngọc Giao phải được xem là một tác giả quen thuộc viết về Hà Nội, để có vị trí xứng đáng bên cạnh Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Tô Hoài... (Kiến thức ngày nay, số 472).

Ngọc Giao
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
332
14,5x20,5
Giới thiệu cuốn sách “Văn học dân gian Thanh Oai”

Công trình “Văn học dân gian Thanh Oai” cung cấp cho bạn đọc khá đầy đủ và toàn diện bức tranh toàn cảnh đời sống văn hóa, tinh thần một vùng đất giàu truyền thống của Thủ đô. Nhưng đây “mới chỉ là những tìm hiểu bước đầu của một công việc sẽ còn được tiếp tục trong nhiều năm tới” - theo lời của tác giả.

Lã Duy Lan
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
420
14,5x20,5
Tướng Vương Thừa Vũ – một người con Hà Nội

Trung tướng Vương Thừa Vũ là một trong những danh tướng tài ba mà tên tuổi và sự nghiệp của ông đã gắn liền với những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm của Quân đội nhân dân Việt Nam như một huyền thoại. Trân trọng những đóng góp to lớn trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Thủ đô của Trung tướng Vương Thừa Vũ - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội tái bản trong mảng sách phố thông của Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến cuốn sách “Tướng Vương Thừa Vũ - Một người Hà Nội” của Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác, người đã gắn bó với tướng Vũ suốt một đời binh nghiệp.

Nguyễn Chu Phác
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
224
14,5x20,5
Người Thăng Long

 Trong nền văn học Việt Nam, nhà văn Hà Ân xứng danh là cây đại thụ trong các nhà văn đương đại viết về lịch sử. Đọc tiểu thuyết lịch sử của ông, người đọc không cảm thấy sự khô khan, trúc trắc bởi các sự kiện lịch sử đã đi vào nội tâm nhân vật, lý giải vấn đề lịch sử bằng cái nhìn của ngày nay, cùng với sự tưởng tượng của nhà văn. Tất nhiên ông vẫn là tôn trọng chính sử, coi chính sử là cái mốc thời gian để trên đó hư cấu theo ý đồ của mình nêu lên những ý nghĩa nhân văn và đạo đức cao cả. Nhắc đến Hà Ân là nhắc đến một con người uyên bác, kiến văn sâu rộng, và ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật sâu sắc, tinh tế. Với những tiểu thuyết lịch sử viết về Thăng Long - Hà Nội đặc biệt là tiểu thuyết “Người Thăng Long”, Hà Ân không chỉ tái hiện một thời đoạn oai hùng nhất của lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, vương triều Trần, mà ông còn làm sống dậy những anh hùng, hào kiệt mang hào khí Đông A. Dù chỉ tái hiện lịch sử trong một lát cắt là cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai, nhưng ở đó khung cảnh, đất và người Thăng Long lại được tạo dựng một cách oai hùng, lắng đọng và đi vào chiều sâu từ chính những điều bình thường nhất đó là lối sống, là nếp nghĩ, cách ứng xử, nếp sinh hoạt tinh tế, khéo léo và thanh lịch của người Tràng An.

Hà Ân
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
380
14,5x20,5
Giới thiệu sách “Mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội”

Tại giai đoạn I của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến ra mắt năm 2010, mảng sách Văn học - Nghệ thuật đã giới thiệu đến độc giả nhiều bộ sách có chất lượng tốt như: “Tuyển tiểu thuyết Thăng Long - Hà Nội” (8 tập), “Tuyển tập truyện ngắn Thăng Long - Hà Nội”(3 tập), “Tuyển tập ký - tản văn Thăng Long - Hà Nội” (3 tập), “Tuyển thơ Thăng Long - Hà Nội 10 thế kỷ” (2 tập), “Nghìn năm sân khấu Thăng Long”… Tuy nhiên vẫn còn thiếu một bộ môn nghệ thuật rất quan trọng, đó là mỹ thuật. Nhằm bổ khuyết cho sự trống vắng đó, ở giai đoạn II của Tủ sách, Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức nghiên cứu, biên soạn cuốn sách “Mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội”. Cuốn sách do nhóm tác giả là những nhà nghiên cứu mỹ thuật chủ trì biên soạn gồm Nguyễn Đức Hòa (chủ biên), Trần Hậu Yên Thế và Nguyễn Đức Bình.

Nguyễn Đức Hòa
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
420
20x30
VĂN HỌC - TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VÀ SUY NGHĨ LÝ LUẬN

 “Văn học - Tiếp nhận tác phẩm và suy nghĩ lý luận” là một công trình nằm trong bộ sách gồm 5 cuốn của GS.TS. Đinh Xuân Dũng - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương vừa được xuất bản, ra mắt bạn đọc vào tháng 7/2016. Cùng với bốn ấn phẩm còn lại, sự ra đời của cuốn sách được đánh giá là sự kiện đánh dấu mốc 50 năm gắn bó với công tác văn hóa - văn học nghệ thuật của GS.TS. Đinh Xuân Dũng.

GS.TS. Đinh Xuân Dũng
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
388 trang
16 x 24 cm
Hà Nội nơi Frey đến với cách mạng

Thể loại: Sách tư liệu. Ngữ xuất bản: Tiếng Việt. Số lượng in: 1.800 cuốn

Trần Đương
Nhà Xuất bản Hà Nội
Quí 4 năm 2011
148 trang
14,5 x 20,5cm
Hình ảnh Hà Nội (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX)

Thể loại sách: Sưu tầm, tuyển chọn. Mảng sách: Văn học - Nghệ thuật.

NSNA. Trần Mạnh Thường (Chủ trì tuyển chọn)
Nhà Xuất bản Hà Nội
ước 252 trang
Giới thiệu sách “Thăng Long - Kẻ Chợ thời Mạc - Lê Trung hưng”

Cuốn sách đã tái hiện một cách sinh động và toàn diện bức tranh đô thị Thăng Long - Kẻ Chợ trong gần ba thế kỷ, từ chính trị, diện mạo kinh thành đến kinh tế, xã hội, văn hóa. Các nội dung trình bày trong sách đều dựa trên những chứng cứ, tư liệu xác đáng, những lập luận có sức thuyết phục cao, giúp cho người đọc thuộc nhiều đối tượng khác nhau muốn tìm hiểu về Thăng Long - Kẻ Chợ thời Mạc - Lê Trung hưng.

Nguyễn Thừa Hỷ
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
928
16x24
Giới thiệu cuốn sách “Vương triều Trần (1226 - 1400)”

 Tồn tại trong lịch sử 175 năm, từ năm 1226 đến 1400, trải qua 13 đời vua với thời gian hưng thịnh xấp xỉ một thế kỷ rưỡi, vương triều Trần có công rất lớn trong công cuộc phục hưng dân tộc một cách toàn diện trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, củng cố thống nhất quốc gia và thúc đẩy sự phát triển của nền văn minh, đưa nước Đại Việt phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu to lớn.

Vũ Văn Quân
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
804
16x24
Giới thiệu sách “Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội (1898 - 2008)”

  Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội (1898 - 2008) là một công trình nghiên cứu được tiến hành quy mô từ nhiều năm trong Chương trình Khảo cổ học 10 năm (từ năm 2000) hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Công trình do PGS.TS. Tống Trung Tín, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) làm chủ biên, với sự tham gia của hơn 30 nhà khảo cổ học và sử học hàng đầu.

Tống Trung Tín
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
796
16x24
Giới thiệu sách Hà Nội - “Điện Biên phủ trên không”

Hơn bốn mươi năm đã trôi qua, nhưng âm hưởng hào hùng của chiến thắng Hà Nội – “Điện Biên Phủ trên không” vẫn là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đó là những ngày tháng đau thương nhưng cũng thật bi hùng của quân dân Thủ đô. Với tầm vóc lịch sử vô cùng to lớn đó, việc nghiên cứu toàn diện và khách quan, sâu sắc hơn lịch sử trận Hà Nội -  “Điện Biên Phủ trên không”  sẽ là một đóng góp quan trọng đối với lịch sử, văn hoá Thăng Long – Hà Nội. Trên tinh thần đó, Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức biên soạn cuốn sách Hà Nội –“Điện Biên phủ trên không” thuộc Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. Cuốn sách do Thiếu tướng PGS. TS Trịnh Vương Hồng - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự chủ biên, cùng những nhà sử học có uy tín nghiên cứu về lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn.

Trịnh Vương Hồng
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
348
16x24
Giới thiệu sách Châu bản triều Nguyễn về Hà Nội

Trong hệ thống Châu bản triều Nguyễn hiện còn lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ thì châu bản triều Nguyễn về Hà Nội có khối lượng tương đối lớn, khoảng gần 5 nghìn văn bản có liên quan. Kho tư liệu quý giá này đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm, khai thác nghiên cứu, tuy nhiên chưa có một công trình Châu bản triều Nguyễn nào về riêng Hà Nội ra đời. Và ý tưởng về công trình Châu bản triều Nguyễn về Hà Nội đã được cố Giáo sư Phan Huy Lê, TS. Đào Thị Diến ấp ủ từ Giai đoạn I của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. Đến nay công trình đã hoàn thành để ra mắt độc giả.

Đào Thị Diến
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
820
16x24
Biên niên lịch sử Thăng Long - Hà Nội

 Hàng ngàn năm, đồng hành với bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, Thăng Long - Hà Nội nhiều lần bị tàn phá bởi giặc ngoại xâm nhưng vẫn hiên ngang trụ vững “Thăng Long phi chiến địa”, “Giặc đến Bồ Đề giặc lại tan”. Thăng Long - Hà Nội với thế “rồng cuộn hổ ngồi” mảnh đất địa linh nhân kiệt, từ lâu đã được biết đến với truyền thống hào hùng, bất khuất của cha ông, càng yêu hơn mảnh đất kinh đô linh thiêng hào hoa. Đến nay mảnh đất này vẫn giữ một vai trò quan trọng là trung tâm kinh tế chính chị và văn hóa của đất nước là nơi hội tụ của bốn phương.

Phan Phương Thảo
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
1100
16x24
Lịch sử Hà Nội cận đại (1883 - 1945)

“Lịch sử Hà Nội cận đại (1883 - 1945)” là một công trình nghiên cứu nằm trong khuôn khổ của dự án “Tủ sách Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến” giai đoạn II do Nhà Xuất bản Hà Nội tổ chức. Công trình này do GS.TS. Phạm Hồng Tung và PGS.TS. Trần Viết Nghĩa thực hiện.

Phạm Hồng Tung - Trần Viết Nghĩa
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
16x24
Kẻ sĩ Thăng Long

 Đã từ bao đời nay, chúng ta nghe nhiều về hai cụm từ, như hai danh xưng đặc thù chỉ nhân thân và nhân cách của một lớp trí thức có chọn lọc trên cả vùng đấy của nền văn minh sông Hồng lịch sử mà trung tâm là Thăng Long xưa, Hà Nội nay.

Bằng Việt
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
368
16x24cm
Thành Thăng Long - Hà Nội
Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Lịch sử.
PGS.TSKH. Nguyễn Hải Kế (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
ước 500 trang
Vương triều Lý (1009 - 1226)
Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Lịch sử.
GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
964 trang
Hà Nội thời Hùng Vương - An Dương Vương
Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Lịch sử.
PGS.TS. Trịnh Sinh (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
ước 532 trang
Năm trăm năm lịch Việt Nam (1504-2043)
Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Lịch sử.
PGS.TS. Lê Thành Lân
Nhà Xuất bản Hà Nội
ước 1032 trang
Giới thiệu sách “Địa danh hành chính Thăng Long - Hà Nội (Từ đầu thế kỷ XIX đến nay)”

Cuốn sách “Địa danh hành chính Thăng Long - Hà Nội (Từ đầu thế kỷ XIX đến nay)” do PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Thanh làm chủ biên là một cuốn sách nghiên cứu về địa danh từ cách tiếp cận lịch đại. Cuốn sách không chỉ có giá trị lý luận mà còn có giá trị thực tiễn cao. Với mục tiêu tìm hiểu, khôi phục, nghiên cứu quá trình biến đổi địa danh nhằm tìm ra nguyên tắc cấu tạo và giá trị lịch sử - văn hóa, cuốn sách đã tái hiện một bức tranh đầy màu sắc, hết sức sinh động và khoa học về hệ thống địa danh hành chính khu vực Thăng Long - Hà Nội truyền thống (tập trung chủ yếu vào 2 huyện Vĩnh Thuận và Thọ Xương) từ thế kỷ XIX đến nay.

Nguyễn Thị Việt Thanh
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
584
16x24
Giới thiệu sách Sông, hồ Hà Nội

Trong lịch sử nghiên cứu các vấn đề về sông hồ Hà Nội từ trước đến nay, chưa có một công trình nào về sông - hồ - đầm Hà Nội mang tầm tổng hợp, khái quát, phục vụ việc tra cứu thông tin cần thiết cho những nhu cầu sử dụng khác nhau. Trên cơ sở kế thừa và hệ thống nhiều tài liệu nghiên cứu về sông hồ Hà Nội từ trước đến nay, kết hợp những phương pháp nghiên địa chất địa mạo, PGS.TS. Đặng Văn Bào, GS. Đào Đình Bắc cùng các cộng sự đã biên soạn cuốn sách “Sông hồ Hà Nội”. Cuốn sách thuộc Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2019.

Đặng Văn Bào
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
356
16x24
ĐỊA LÍ HÀ NỘI

 Cuốn sách “Địa lí Hà Nội” mà bạn đọc đang cầm trên tay là một chuyên khảo thuộc mảng sách Địa lí trong “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”, do GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh là chủ biên. Thực hiện cuốn sách này là đội ngũ các tác giả là những giáo sư, phó giáo sư là các chuyên gia đầu ngành thuộc Khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Địa lí trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Địa lí - Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. 

GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
824
16x24
Atlas Thăng Long – Hà Nội

 “Atlas Thăng Long – Hà Nội” là hệ thống bản đồ và thuyết minh về địa lý, lịch sử, kinh tế và văn hóa – xã hội của thành phố “Rồng bay” nghìn năm văn hiến. Atlas là một công trình khoa học tổng hợp và liên ngành, có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu hữu ích cho công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, quản lý đô thị, đầu tư phát triển và tìm hiểu tổng quát hoặc chuyên sâu về thủ đô Hà Nội.

Trương Quang Hải (chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
180 trang
21x30cm
Địa chí Hà Tây
Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Địa lý.
PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí và Ông Đặng Văn Tu (Đồng chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
970 trang
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong định hướng phát triển không gian Thủ đô Hà Nội
Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09.
TS. Đỗ Xuân Sâm (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
592 trang
Địa bạ cổ Hà Nội

Cuốn sách do GS. Phan Huy Lê (Chủ biên). Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Địa lý.

GS.Phan Huy Lê (Chủ biên)
NXB Hà Nội
2010
1728 trang
Địa chí Cổ Loa
Cổ Loa có một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn hoá Việt Nam nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng. Đây từng là kinh đô của nước Âu Lạc thời An Dương Vương và của quốc gia độc lập thời Ngô Quyền với dấu vết còn lại đến ngày nay là một toà thành cổ có quy mô đồ sộ vào bậc nhất Việt Nam.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc; PGS.TS. Vũ Văn Quân (Đồng chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
832 trang
16x24cm
Hà Nội: Địa chất, địa mạo và các tài nguyên liên quan
Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Địa lý.
PGS.TS Vũ Văn Phái (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
280 trang
16 x 24
Atlas Thăng Long - Hà Nội
Atlas Hà Nội thể hiện một cách khái quát lịch sử hình thành, phát triển và các điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội hiện nay của thủ đô Hà Nội. Atlas Hà Nội nhằm cung cấp thông tin nhiều mặt về thành phố Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến trong quá khứ và hiện tại cũng như tiềm năng để vươn tới những bước phát triển mới trong tương lai. Atlas có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy và học tập về Hà Nội, làm phương tiện để quảng bá và mở rộng hiểu biết về Hà Nội cho quảng đại quần chúng nhân dân và cho người nước ngoài quan tâm, tìm hiểu Hà Nội.
GS.TS Trương Quang Hải (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
180 trang
Kinh tế hàng hóa của Thăng Long - Hà Nội: Đặc trưng và kinh nghiệm phát triển
Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09.
GS. Nguyễn Trí Dĩnh (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
396 trang
Kinh tế xã hội đô thị Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII, XIX
Thể loại: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Kinh tế.
PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ
NXB Hà Nội
2010
492 trang
Du lịch Thăng Long - Hà Nội
Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Kinh tế.
TS. Trương Sỹ Vinh (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
288 trang
16x24cm
Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát triển
Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Kinh tế.
Ông Vũ Quốcc Tuấn (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
392 trang
16x24cm
Thủ công nghiệp, công nghiệp từ Thăng Long đến Hà Nội
Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Kinh tế.
PGS. Nguyễn Lang
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
364 trang
16x24cm
Giới thiệu bộ sách “Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội”

Bộ sách “Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội”do PGS.TS. Vũ Văn Quân làm chủ biên là một bộ sách đồ sộ. Đồ sộ không chỉ với khối lượng trên dưới 10 nghìn trang sách (bao gồm 10 tập) mà còn chứa đựng khối lượng tư liệu lớn về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của Thăng Long - Hà Nội. Bộ sách mang dáng dấp theo dạng một địa chí văn hóa thu gọn, được trình bày theo tiêu chí thống nhất trong toàn bộ 584 đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn.

Vũ Văn Quân
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
10 tập
16x24
Giới thiệu sách “Hệ thống văn bản pháp quy về xây dựng và quản lý thành phố Hà Nội từ 1885 đến 1954”

 Nội dung chính của cuốn sách “Hệ thống văn bản pháp quy về xây dựng và quản lý thành phố Hà Nội từ 1885 đến 1954” là một bộ sưu tập gồm 85 văn bản về xây dựng và quản lý đô thị ở Hà Nội từ 1885 đến 1954, chủ yếu được sưu tầm, tuyển chọn từ các phông lưu trữ (fonds d’archives) của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, đặc biệt có 2 văn bản được sưu tầm từ Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp (Archives d’Outre - Mer ANOM) được dịch toàn văn và được công bố lần đầu tiên dưới dạng một cuốn sách. 

Đào Thị Diến
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
652
16x24
Giới thiệu sách “Khâm định An Nam Kỷ lược”

Cuốn sách “Khâm định An Nam Kỷ lược” bao gồm 2 quyển nhan đề Thiên Chương [Nhất, Nhị] là văn thơ ngự chế và tập hợp chính văn 30 quyển, tổng cộng 378 văn kiện, phần lớn là chiếu biểu, tấu thư, hịch văn... qua lại từ triều đình nhà Thanh với địa phương Trung Quốc và giao thiệp với nước ta trong khoảng từ tháng Năm năm Càn Long 53 (Mậu Thân 1788) đến tháng Ba năm Càn Long 56 (Tân Hợi 1791).

Nguyễn Duy Chính
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
1080
16x24
Giới thiệu bộ sách “Thanh thực lục - Quan hệ Trung Quốc Việt Nam thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XX”

 Bộ sách “Thanh thực lục - Quan hệ Trung Quốc Việt Nam thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XX” do nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo biên soạn, các nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh và Nguyễn Bá Dũng bổ chú là công trình tuyển chọn, giới thiệu những văn bản sử liệu trích lục những nội dung liên quan đến Việt Nam. Những văn bản sử liệu đó thuộc nhóm các chuyên đề về quan hệ quốc tế, tức sách Trung Quốc - Việt Nam, Miến Điện, Thái Quốc, Lão Qua sử liệu trích sao do Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam xuất bản năm 1986.

Hồ Bạch Thảo
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
Tập 1 - Số trang: 576; Tập 2 - Số trang: 624
16x24
Giới thiệu bộ sách “Tuyển tập địa bạ Thăng Long - Hà Nội”

Đối với giới sử học, địa bạ là nguồn tài liệu có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện. Với các thông tin phong phú về đất đai, địa bạ là bức tranh khá toàn diện về đời sống xã hội Việt Nam ở cả nông thôn và đô thị trong nửa đầu thế kỷ XIX với những nội dung về cảnh quan, quy hoạch không gian, quan hệ ruộng đất, tình hình sản xuất, canh tác của từng đơn vị hành chính cơ sở… Tuy nhiên, việc tổ chức dịch thuật, biên soạn địa bạ không hề đơn giản bởi khối lượng văn bản hết sức đồ sộ. Thêm vào đó, do đặc thù loại hình tư liệu, sách địa bạ không thể tuyển chọn như các loại sách tư liệu khác (hương ước, văn khắc, thần tích…) mà bắt buộc phải xuất bản toàn văn theo từng đơn vị hành chính mới có giá trị về nghiên cứu và đảm bảo tính khoa học.

Vũ Văn Quân
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
10 đầu sách (gồm 17 tập)
16x24
Bộ “Tuyển tập dòng văn Phan Huy (nhánh Sài Sơn)”

Thành tựu của Dòng văn Phan Huy từ trước đến nay đã được giới thiệu đặc biệt là những tác giả và tác phẩm lớn như Phan Huy Ích, Phan Huy Chú, bản dịch Chinh phụ ngâm, bản dịch Tỳ bà hành. Tuy nhiên ở bộ này, Tuyển tập dòng văn Phan Huy đã giúp độc giả có được cái nhìn tổng quát và sâu sắc về thành tựu trước tác của một dòng họ trong tư thế một dòng phái văn học mà nhóm biên soạn định danh là “Dòng văn Phan Huy - nhánh Sài Sơn”. Bộ tuyển tập này do nhóm các nhà nghiên cứu văn học và Hán Nôm học thực hiện, PGS. TS Trần Thị Băng Thanh và TS. Phạm Ngọc Lan làm đồng chủ biên. Công trình ưu tiên giới thiệu những tác phẩm chưa được công bố nhưng cũng tuyển chọn lại hàu hết những tác phẩm quan trọng để bảo đảm tính hệ thống và đặc điểm thành tựu của Dòng văn.

Trần Thị Băng Thanh - Phạm Ngọc Lan
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
Tập 1 - Số trang: 944; Tập 2 - Số trang: 768
16x24
Khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội lịch sử và thành tựu

 Khảo cổ học là ngành khoa học mà kết quả nghiên cứu của nó có giá trị cho rất nhiều ngành khoa học như: lịch sử, văn hóa, dân tộc học… Trong cơ cấu Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II, có 3 đầu sách nội dung chuyên sâu về khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội do PGS.TS Tống Trung Tín chủ biên. Đó là các đầu sách: Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội (1898 - 8/2008), Kinh đô Thăng Long - Những khám phá Khảo cổ học. Di tích khảo cổ học Đàn Xã Tắc Thăng Long (Thăng Long - Xã Tắc Altar archaeological site)

Tống Trung Tín
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
796
16x24
Cái nhìn hiếu kỳ từ phương Tây qua Tuyển tập tư liệu phương Tây trước 1945

 Ngày nay, khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam, người ta quan tâm nhiều đến các nguồn tư liệu mang tính so sánh đối chiếu với các tư liệu chính sử. Tuy nhiên không phải lúc nào độc giả cũng có thể tiếp cận, sử dụng nguồn tư liệu ấy. Việc dịch, chú giải các tư liệu nước ngoài về lịch sử Việt Nam là một việc làm đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ, sự am hiểu lịch sử và cả một vốn ngoại ngữ đáng kể. Những năm gần đây, những sách tư liệu như vậy đã được xuất bản ngày càng nhiều từ các nguồn tư liệu khác nhau: tư liệu sử Trung Quốc, Nhật Bản, tư liệu, du ký từ nước phương Tây như Anh, Pháp, tư liệu công ty các Đông Ấn… Lịch sử được so sánh, đối chứng, chân thật hơn qua những góc nhìn khác nhau.

Nguyễn Thừa Hỷ
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
16x24
Giới thiệu sách Tuyển tập tư liệu Công ty Đông Ấn Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1672-1697)

Trong giai đoạn I, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn đã bước đầu tổ chức phân loại, lược dịch một số tư liệu quan trọng, biên soạn cuốn chuyên khảo “Tư liệu các Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII” trên cơ sở khối tư liệu các Công ty Đông Ấn Anh (EIC) và Hà Lan (VOC). Ở  giai đoạn II của Dự án Tủ sách, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn tổ chức khảo sát, sưu tầm bổ sung trên 3000 trang tư liệu của các thương điếm Anh tại Đài Loan, Bantam (Indonesia), Madras (Ấn Độ), Ayutthaya (Xiêm). Trên cơ sở toàn bộ khối tài liệu thu thập được, tác giả Hoàng Anh Tuấn tiếp tục mở rộng nghiên cứu, hệ thống hóa tư liệu, lược dịch để biên soạn cuốn Tuyển tập tư liệu Công ty Đông Ấn Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1672-1697).

Hoàng Anh Tuấn
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
708
16x24
Giới thiệu sách Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1637-1700)

 Thực hiện Dự án điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn I, Nhà xuất bản Hà Nội đã phối hợp cùng PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn tổ chức điều tra, sưu tầm biên soạn cuốn sách chuyên khảo “Tư liệu các Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII”. Tiếp nối thành công đó, ở giai đoạn II của Dự án Tủ sách, Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức điều tra bổ sung, khai thác thêm hơn 3.000 trang tư liệu của các thương điếm Hà Lan đặt tại Nagasaki (Nhật Bản), Zeelandia (Đài Loan), Ayutthaya (Xiêm), Batavia (Indonesia), hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia Hà Lan ở La Hay. Trên cơ sở nguồn tư liệu phong phú của hai đợt khảo sát, kết hợp với những nghiên cứu đã được tác giả triển khai trong những năm qua, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn đã biên soạn cuốn chuyên khảo “Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1637-1700)”.

Hoàng Anh Tuấn
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
624
16x24
Thư mục công trình nghiên cứu Thăng Long - Hà Nội
Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Tư liệu Tổng hợp.
PGS.TS. Vũ Văn Quân; ThS. Đỗ Thị Hương Thảo (Đồng chủ trì tuyển chọn, giới thiệu)
Nhà Xuất bản Hà Nội
ước 624 trang
Minh thực lục: Tư liệu về Thăng Long thế kỷ XIV - XVII
Thể loại sách: Sưu tầm, tuyển dịch. Mảng sách: Tư liệu Tổng hợp.
Hồ Bạch Thảo (Dịch giả) cùng nhóm biên soạn hiệu đính và chú giải bổ su
Nhà Xuất bản Hà Nội
2880 trang

Sáng ngày 15/02/2024, hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi mừng Đảng, mừng Xuân mới, Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức gặp mặt và chúc Tết Xuân Giáp Thìn 2024.

Tuyển chọn một tập Tản văn xứ Đoài (tập hợp các thể loại văn, tạp cảm) từ thời cổ - trung - cận đại đến nay trong văn học Việt Nam, bao gồm đầy đủ các tác giả và và tác phẩm xuất sắc nhất, có giá trị lâu dài, đã được khẳng định trong lịch sử văn học. Sau bộ “Tuyển tập ký - tản văn Thăng Long - Hà Nội” (gồm 3 tập) do PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp chủ biên, đã được xuất bản trong giai đoạn I của “Tủ sách Thăng Long nghìn năm văn hiến” (Nxb. Hà Nội - 2009), thì Tuyển tập này là sự bổ sung rất có ý nghĩa, bao gồm ... 

Mục đích công trình Biên niên sử phong trào Thơ mới (1932-1945) chỉ nhằm tập trung khảo sát một cách hệ thống, căn bản, triệt để và toàn diện vấn đề phong trào Thơ mới. Đề tài khác có tính tổng hợp cao, xác định rằng trong Tự lực văn đoàn đã có Thơ mới. Thực tế thì ...

 

- Khôi phục lịch sử trận “Điện Biên Phủ trên không” 12 ngày đêm tháng 12/1972, trong đó nêu bật vai trò của quân và dân Hà Nội, lực lượng phòng không quốc gia và các tỉnh miền Bắc;
- Làm sáng tỏ thêm những bài học: vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân, về sự chuẩn bị chủ động và chu đáo, về cách đánh sáng tạo, về xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận phòng không nhân dân ba thứ quân liên hoàn, vững chắc 

Sách điện tử
Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI
Các tác phẩm được tuyển chọn phong phú. Mỗi ca khúc phản ánh được ...
PGS. Hoàng Dương (Chủ biên) - NS. Hồ Quang Bình (Chủ trì)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
364 trang
16 x 24 cm
Atlas Thăng Long - Hà Nội
Atlas Hà Nội thể hiện một cách khái quát lịch sử hình thành, phát triển và các điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội hiện nay của thủ đô Hà Nội. Atlas Hà Nội nhằm cung cấp thông tin nhiều mặt về thành phố Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến trong quá khứ và hiện tại cũng như tiềm năng để vươn tới những bước phát triển mới trong tương lai ...
GS.TS Trương Quang Hải (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
180 trang
 
Biên niên lịch sử Thăng Long - Hà Nội
Là bộ sách đầu tiên về lịch sử Thăng Long - Hà Nội viết dưới dạng biên niên, không chỉ là công cụ tra cứu rất hữu dụng cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý về từng vấn đề (như chính trị, hành chính, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, giáo dục, quân sự, ngoại giao ...) hay từng giai đoạn lịch sử, mà còn là một “cẩm nang” ...
PGS. Phạm Xuân Hằng, PGS.TS. Phan Phương Thảo (Đồng chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
 
1256 trang
 
Thủ đô Hà Nội
Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Văn hoá - Xã hội.
PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
424 trang
 
Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến: Tác giả - Tác phẩm
Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Văn hoá - Xã hội.
PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
 
283 trang
 
  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá