Index was outside the bounds of the array. GIA ĐÌNH THĂNG LONG - HÀ NỘI
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ năm, 29/12/2016 09:14
GIA ĐÌNH THĂNG LONG - HÀ NỘI

Chiều ngày 22/12/2016, tại trụ sở NXB Hà Nội đã diễn ra buổi họp nghiệm thu đề cương chi tiết đề tài “Gia đình Thăng Long - Hà Nội” do GS.TS. Lê Thị Quý chủ biên. Tham dự buổi họp có các thành viên của Hội đồng thẩm định, nghiệm thu, đại diện Ban Quản lý Dự án, chủ biên đề tài cùng một số biên tập viên NXB Hà Nội.

 Gia đình vẫn được coi là nền tảng của xã hội, là cội nguồn cho sự phát triển mỗi con người, sự thịnh vượng của mỗi miền đất, mỗi quốc gia, dân tộc. Là thủ đô nghìn năm tuổi, từ lâu Thăng Long - Hà Nội đã trở thành biểu tượng của người Việt Nam với những giá trị văn hiến được duy trì, phát triển lâu đời. Tạo nên những giá trị bền vững cho mảnh đất này không thể không nói đến vai trò của gia đình Thăng Long - Hà Nội. Đó cũng chính là lý do đề tài “Gia đình Thăng Long - Hà Nội” có mặt trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. Đề tài do GS.TS. Lê Thị Quý chủ biên tập trung nghiên cứu, làm rõ những yếu tố hình thành, những đặc trưng cơ bản, quá trình biến đổi của gia đình Thăng Long -  Hà Nội theo tiến trình lịch sử đồng thời đặt ra những vấn đề của gia đình Thủ đô trong thời điểm hiện nay.

Tại buổi họp, các ý kiến của Hội đồng nghiệm thu đều thống nhất đánh giá cao ý nghĩa, tính cần thiết của đề tài đặc biệt trong bối cảnh cả nước đang ở thời kỳ chuyển đổi, phát triển và hội nhập tác động sâu sắc tới những đặc trưng của gia đình Thăng Long - Hà Nội. Bản thuyết minh đề cương chi tiết được biên soạn công phu, nghiêm túc, khoa học, vừa thể hiện tâm huyết, vừa chứng minh bề dày kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp của tập thể nhóm biên soạn. Các vấn đề về mục đích, ý nghĩa, đối tượng phục vụ; tình hình nghiên cứu; cách tiếp cận; phương pháp nghiên cứu và đặc biệt là nội dung chính được trình bày chi tiết, cụ thể các chương mục… giúp người đọc đề cương có thể hình dung được một cách tổng thể về cuốn sách trong tương lai.

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng đóng góp đề xuất nhiều ý kiến để chủ biên và nhóm biên soạn hoàn thiện, nâng cao chất lượng đề cương chi tiết trước khi triển khai biên soạn bản thảo.

Theo PGS.TS. Trần Hậu, vấn đề gia đình có phạm vi rất rộng vì thế đề cương cần làm rõ đối tượng nghiên cứu chính của công trình. Cũng thống nhất với nhận định này, GS.TS. Lê Hồng Lý cũng cho rằng, đề tài đặt vấn đề khá rộng và khó vì thế cần có sự lựa chọn tập trung hơn.

Vấn đề được đặt ra trao đổi khá kỹ tại cuộc họp là kết cấu đề tài, đặc biệt là qua những đề xuất của GS.TS. Nguyễn Hữu Minh, GS.TS. Lê Hồng Lý, PGS.TS. Nguyễn Chí Mỳ, PGS.TS. Bùi Thị Hồng Thái, PGS.TS. Vũ Tuấn Huy. Với bản thuyết minh hiện tại có thể thấy kết cấu công trình có phần dàn trải và hơi rườm rà, chưa thống nhất trong cách triển khai (theo biên niên lịch sử hay theo vấn đề). Qua trao đổi, các thành viên của Hội đồng nghiệm thu đề xuất chủ biên và nhóm biên soạn nên chỉnh sửa lại kết cấu, cân đối, phân bố lại các chương mục, tập trung vào ba nội dung chính: Sự biến đổi của gia đình Thăng Long - Hà Nội qua các giai đoạn lịch sử (từ thời tiền Thăng Long đến nay); Những giá trị, đặc trưng cơ bản của gia đình Thăng Long - Hà Nội; Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của gia đình Thăng Long - Hà Nội trong bối cảnh hiện nay.

Một số vấn đề khác cần lưu ý như: cần bổ sung thêm tư liệu tham khảo là các công trình khảo cứu trong giai đoạn gần đây về gia đình Hà Nội; lưu ý đến tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, tôn giáo tác động đến sự biến đổi của đối tượng nghiên cứu; cần làm rõ, làm nổi bật đặc trưng riêng của các loại gia đình tiêu biểu trong từng thời kỳ lịch sử; lưu ý về những thay đổi vùng địa lý cũng như cơ cấu dân cư phức tạp ở Hà Nội hiện nay…

Với công trình này, Nhà xuất bản Hà Nội - Chủ đầu tư Dự án không đặt tham vọng về một cuốn sách đồ sộ, nghiên cứu mọi phương diện về gia đình Thăng Long - Hà Nội mà chỉ đặt vấn đề biên soạn một công trình mang tính tổng kết về gia đình trên mảnh đất nghìn năm tuổi qua các giai đoạn lịch sử biến đổi, thăng trầm. Theo ông Phạm Quốc Tuấn cần xuất phát từ điều này để đặt ra tiêu chí phù hợp cho cuốn sách. Ông cũng lưu ý thêm chủ biên đề tài cân đối dung lượng của các kiến thức, tư liệu lịch sử để tránh làm loãng nội dung công trình.

Đại diện Chủ đầu tư Dự án - ông Lê Tiến Dũng đánh giá cao năng lực, trình độ cũng như tâm huyết của tập thể biên soạn. Ông lưu ý chủ biên cần tìm hiểu, bám sát các chủ trường, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề gia đình, bên cạnh đó cũng cần tăng tính hấp dẫn cho cuốn sách bằng văn phong mềm mại, uyển chuyển.

Thay mặt nhóm biên soạn, GS.TS. Lê Thị Quý tiếp thu các ý kiến đóng góp của Hội đồng nghiệm thu và Chủ đầu tư để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện đề cương chi tiết và sớm triển khai biên soạn bản thảo, đảm bảo tiến độ Dự án.

 

Hoàng Linh

(Nhà xuất bản Hà Nội)

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)