Index was outside the bounds of the array. Ngô Thì Nhậm – nhà văn hóa, nhà tư tưởng lớn của thế kỷ XVIII
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ ba, 03/12/2019 02:45
Ngô Thì Nhậm – nhà văn hóa, nhà tư tưởng lớn của thế kỷ XVIII

 Phần viết về nhân vật của xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì trong sách Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội, tập 4: Huyện Phú Xuyên – Huyện Thanh Trì – Huyện Thường Tín do PGS.TS. Vũ Văn Quân chủ biên in trong Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, Ngô Thì Nhậm là Tiến sĩ Nho học triều Lê Trung hưng, Danh sĩ triều Lê Trung hưng - Tây Sơn và ông còn là nhà văn hóa, tư tưởng lớn của thế kỷ XVIII.

Sinh năm 1746, mất năm 1803, Ngô Thì Nhậm tên tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên, Hải Lượng. Quê xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay thuộc xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho học, cha ông là Ngô Thì Sĩ, đỗ đầu kỳ thi Hương khoa Ất Dậu (1765), đỗ khoa Sĩ Vọng năm Kỷ Sửu (1769), năm 29 tuổi thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi (1775) đời vua Lê Hiển Tông, làm quan trong triều đình Lê - Trịnh. Sau loạn Kiêu binh ở kinh thành Thăng Long cuối năm Nhâm Dần (1782), ông ở ẩn tại quê vợ (nay thuộc tỉnh Nam Định). Đến năm 1788, khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Hà lần 2 (1788), Ngô Thì Nhậm ra hợp tác với chính quyền Tây Sơn. Ông có nhiều đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, từng làm Chánh sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) vào năm 1792. Từ năm 1796, ông lui về ở ẩn, lập Trúc Lâm thiền viện tại phường Bích Câu (Hà Nội), chuyên tâm nghiên cứu Phật học. Sau khi triều Nguyễn thành lập (1802), ông bị truy bức vì hợp tác với triều đình Tây Sơn, ít lâu sau thì mất tại quê nhà. Ông là nhà văn hóa, nhà tư tưởng lớn của thế kỷ XVIII, để lại sự nghiệp văn chương phong phú, gồm hơn 20 tác phẩm rất có giá trị, bao gồm Hy Doãn thi văn tập, Bút hải tùng đàm, Ngọc đường xuân khiếu, Cúc đường bách vịnh, Hàn các anh hoa, Kim mã hành dư, Xuân thu quản kiến, Bang giao hảo thoại, Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh… Tên ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội.

Thu Thủy

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)