Sự thật về các hoạn quan trong triều đình An Nam
Trong suy nghĩ của nhiều người, những hoạn quan phục vụ trong các cung đình xưa đều phải bị “thiến”. Để trở thành những người hậu hạ bên cạnh nhà vua, họ phải chịu nỗi đau về thể xác, không thể lấy vợ sinh con. Tuy vậy, đọc Cuốn “Tư liệu văn hiến Thăng Long-Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây trước 1945” do PSG. TS Nguyễn Thừa Hỷ làm chủ biên mới biết, các hoạn quan trong triều đình An Nam xưa lại hoàn toàn khác hẳn như vậy.
Theo đó, tất cả các hoạn quan trong triều đình An Nam xưa đều là do dị tật bẩm sinh. Ngay sau khi một gia đình sinh ra một đứa con trai có hoạn tật được xác nhận rõ, bố mẹ đứa trẻ thường muốn bẩm trình với các quan để khai báo với triều đình. Đứa trẻ từ lúc đó là thuộc quản lý nuôi dưỡng của nhà nước. Gia đình đứa trẻ đó được hưởng một số quyền lợi ưu tiên, chủ yếu là được miễn thuế má lao dịch. Và ngay sau khi người thiếu niên đó đến tuổi có thể làm được những công việc cần thiết họ được triệu vào hoàng cung. Khi được sống gần gũi về những con người hoàng gia, những hoạn quan này đã được nhận một nền giáo dục hoàn hảo, một vốn văn chương ưu tú. Vì thế, trong lịch sử An Nam có nhiều hoạn quan đã đóng góp một vai trò đáng kể. Nhiều hoạn quan còn lấy vợ, một vài người còn có đến ba bốn bà.
Hữu Trưởng