Index was outside the bounds of the array. Phong trào cánh mạng ở Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ sáu, 20/12/2019 03:00
Phong trào cánh mạng ở Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương

Đảng cộng sản Đông Dương ra đời đã luôn có đường lối chính sách cho phong trào cách mạng Việt Nam trong đó có Hà Nội, sự ảnh hưởng sâu rộng của của Đảng cuãng được GS. TS Lê Thị Quý nêu một cách vắn tắt trong cuốn “Gia đình Thăng Long - Hà Nội” thuộc Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến do Nhà xuất bản ấn hành.

         Năm 1919 đã có bãi công ở một số nhà in. Cho đến năm 1926 tổ chức tiền thân của Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời : đó là Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội. Phong trào đấu tranh mỗi ngày một dâng cao, dẫn đến việc thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hà Nội ( tháng 3/1929 ) tại số nhà 5D phố Hàm Long.

        Từ ngày 6/1-8 /2/1930,  tại Hương Cảng, Trung Quốc, đã diễn ra  hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người chủ trì hội nghị là Nguyễn Ái Quốc, với chức vụ là phái viên của Quốc tế Cộng sản. Hội nghị là sự hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản trong Việt Nam và Đông Dương là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành một tổ chức chung là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổng bí thư đầu tiên Trần Phú đã khởi thảo Luận cương chính trị của Đảng vào tháng 10/1930.

           Bắt đầu từ đây Đảng cộng sản Việt Nam đã nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Đảng đã lãnh đạo phong trào ở các tỉnh, đặc biệt tập trung vào thành phố  Hà Nội, nơi cơ quan đầu não của Pháp đang ở. Phong trào dân chủ ở Đông Dương (1936-1939) phát triển mạnh.  Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (từ tháng 3-1938 được đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương). Đây là một thời kỳ tập dượt và chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa năm 1945 sau này.

         Từ tháng 6/1929 cho đến giữa năm 1930 cả một cao trào cách mạng dâng lên ở Thủ đô với một khí thế vô cùng mạnh mẽ phối hợp với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Ngày 1/5/1938, một cuộc mít tinh khổng lồ kỷ niệm ngày quốc tế lao động đã diễn ra ở Hà Nội tại khu Nhà Đấu Xảo ( nay là Cung văn hóa Hữu Nghị ). Tháng 9/1940,quân đội phát xít Nhật kéo vào Hà Nội. Nhân dân Hà Nội bắt đầu một giai đoạn lịch sử mới: sống và đấu tranh dưới ách thống trị của cả thực dân Pháp lẫn phát xít Nhật. Chúng phá lúa và bắt dân trồng đay, đặt ra nhiều thứ thuế mới, dẫn đến nạn đói năm 1945 chết đến 2 triệu người.

          Các tổ chức cách mạng dần dần phục hồi. Các đoàn thể trong mặt trận Việt Minh được tổ chức khắp thành phố.Các cuộc bãi công của công nhân, những vụ nhân dân phá kho thóc đã nổ ra liên tiếp, tự vệ chiến đấu được thành lập. Các cuộc diễn thuyết xung phong của Việt Minh. Những vụ trừng trị việt gian của Đội danh dự đã gây chấn động trong thành phố.

          Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính  Pháp ở Hà Nội. Phong trào cách mạng ngày càng sôi sục.Sau ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh nhưng xe tăng , thiết giáp của chúng đi tuần suốt ngày đêm để đề phòng cách mạng nổ ra.

Phản ứng trước sự kiện này, ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhằm phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.(Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội thảo “Cách mạng là sáng tạo”, 1995 ).

Căn cứ vào đường lối của Trung ương Đảng, Thành Ủy Hà Nội đã quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa.

         Sau các cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền ở các tỉnh vùng sông Hồng, Thanh Hóa, Thái Bình, Tuyên Quang,trong khoảng 2 ngày 17 và 18/8, hầu hết các cơ sở chính quyền bù nhìn thân Nhật xung quanh Hà Nội bị tê liệt. Ngày 19/8, Ủy ban khởi nghĩa đã tổ chức 1 cuộc mít tinh lớn tại quảng trường Nhà Hát Lớn, sau đó mít tinh biến thành cuộc tuần hành thị uy kéo đến chiếm phủ Khâm sai, trại Bảo An binh, Sở mật thám. (Lê Trọng Nghĩa, 1995)

          Chính quyền đã về với nhân dân. Sáng ngày 19 tháng 8, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. Khoảng 10 giờ rưỡi, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng được sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, của tổ chức Việt Minh Hoàng Diệu Hà Nội đã diễn ra. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa! Chỉ đạo khởi nghĩa ở Hà Nội có các ông Nguyễn Khang, Trần Tử Bình, Nguyễn Quyết. Vua Bảo Đại thoái vị tại Huế. Cách mạng tháng 8/1945 thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố sự khai sinh của một nước Việt Nam mới: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hà Nội là thủ đô của đất nước. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Cách mạng tháng 8 không chỉ là cuộc cách mạng xã hội mà còn là cuộc cách mạng trong gia đình. Nhà nước mới đã có nhiều luật pháp, chính sách về gia đình và làm thay đổi cả xã hội và gia đình Việt Nam.

                                                                                                                                                     Kim Ngân

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)