Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ    
Thứ tư, 26/10/2016 10:51
Cà phê Việt - Cà phê Hà Nội

Cà phê có hai loại chính là Arabica (cà phê Chè), Robusta (cà phê Vối); loại thứ ba Liberia (cà phê Mít) không có giá trị kinh tế. Trong khi Brazil và Columbia là hai nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê Arabica thì Việt Nam hiện nay ở vị trí số 1 thế giới về sản lượng cà phê Robusta. Điều đó cho thấy Việt Nam mình đã tiến một bước xa trên thị trường cà phê... Thực ra, cà phê Arabica với vị chua thanh và hương thơm nồng nàn mới là đại diện cho 61% các sản phẩm chế biến từ hạt cà phê trên toàn cầu. 

 Tính đến nay cà phê đã có mặt ở Việt Nam được hơn 100 năm. Cuối thế kỷ 19, ngoài truyền thống uống cà phê thì người Pháp còn mang đến cho xứ sở thuộc địa này một ngành canh tác nông nghiệp mới mà khởi thủy là những đồn điền trồng cà phê giống Arabica ở Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị rồi sau đó mới Nam tiến, đóng đô ở Tây Nguyên và chuyển qua giống cây trồng chủ lực là Robusta do thích hợp hơn với thổ nhưỡng. Trải theo thời gian, cà phê được địa phương hóa từ một gu uống cà phê pha phin đến một văn hóa “đi cà phê”. Cái phin nhôm chính là một phiên bản Việt biến tấu từ cách lọc cà phê của người Pháp (café filter): người ta chế nước sôi xuống miếng lọc bằng kim loại ép bên trên cà phê bột, nước chảy qua miếng lọc chậm nên những giọt cà phê chảy nhỏ giọt xuống tách ở dưới cùng sẽ đậm đặc. 

Bí quyết làm nên sự khác biệt của mỗi thương hiệu cà phê trước hết nằm ở công thức pha trộn các loại hạt cà phê với nhau và sau đó ở công đoạn rang xay. Thực ra cà phê đâu chỉ để uống, cà phê còn là để thưởng thức theo một cách riêng. Chẳng hạn như món cà phê Hà Nội khác với cà phê miền Trung, và cũng khác với cà phê Sài Gòn. Một tách cà phê đen nóng pha phin cũng là cách dễ nhất để bạn cảm nhận hương vị cà phê riêng biệt của từng quán/thương hiệu. Những quán cà phê có thâm niên hàng chục năm ở Hà Nội như Giảng, Đinh (cô Bích cũng là con gái của ông Giảng - người đã sáng chế ra món cà phê trứng đặc sản Hà thành), Lâm, Năng… đều có một điểm chung là cách pha chế cà phê và bày biện mang dáng dấp ngày xưa còn sót lại. Quán được đặt/gọi theo tên người chủ nên chỉ có một từ. Cà phê Năng mình đã uống ở Năng Tường ở Hàng Bạc và Nguyễn Hữu Huân, chưa uống ở Đường Thành và Triệu Việt Vương. Năng Tường chỗ ngồi "eo hẹp", nhưng cà phê thì tuyệt, không khí thảnh thơi của khách và cách phục vụ gia đình ở đây. Duy nhất bức tranh treo trên tường của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái vẽ Năng và góc phố Hàng Bạc- ngõ Phất Lộc cho biết cái gốc của quán cà phê này.

Thích nhất là những sáng tinh mơ khi quán còn vắng vẻ, được lặng lẽ đắm mình trong không gian chật hẹp sực nức hương thơm cà phê, ngắm nhìn những làn khói nhẹ nhàng bay lên từ cốc cà phê rồi tan biến, phảng phất… Một lọ hoa cắm theo mùa, hoa mùa nào cũng đẹp từ cúc họa mi báo Đông về, hay một lọ hoa violet cắm xen kẽ với lay-ơn gợi nhớ không khí Tết xưa, đến hoa loa kèn tháng Tư… tất cả đều hòa hợp với gam màu u trầm và những tranh ảnh cho ta chạm vào những hoài niệm “phố xưa nhà cổ”... 

 

Trần Duy

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)