Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ    
Thứ hai, 19/12/2016 03:38
Chuyện kể về người mắc chứng “cuồng sách” nhất trong lịch sử

 

 

Trong lịch sử căn bệnh “cuồng sách”, nổi tiếng nhất phải kể tới học sĩ người Đức có tên Alois Pichler - người sống trong thế giới sách vở theo đúng nghĩa đen, cuộc sống của ông luôn gắn liền bên những cuốn sách. Năm 1869, Alois Pichler, đến từ bang Bayern (Đức), được bổ nhiệm làm thủ thư cao cấp tại Thư viện Công cộng Hoàng gia Nga nằm ở St. Petersburg. Đây là một vị trí công việc rất lý tưởng, đem về cho ông mức lương cao gấp 3 lần một thủ thư bình thường. Trong khi đa phần các thủ thư đều có một tình yêu đặc biệt dành cho những cuốn sách, thì ông Alois Pichler lại yêu chúng đến một mức thành ra khổ sở, ám ảnh, không thể kìm nén được. Một vài tháng sau khi ông Pichler đảm nhận vị trí thủ thư cao cấp tại thư viện, các nhân viên ở đây nhận thấy rằng một số lượng sách bắt đầu biến mất bí ẩn. Họ nghi ngờ thư viện đang bị trộm sách. Các nhân viên bảo vệ thì nhận thấy rằng ông Pichler có cách hành xử khá lạ lùng và lặp đi lặp lại: Khi đi qua trước mặt họ ở lối cửa ra vào, ông Pichler thường làm rơi những cuốn sách từ trong áo và như thể sực nhớ ra đây là sách của thư viện, ông lại vội vã quay trở vào để xếp sách lên giá. Trang phục thường thấy của ông là những chiếc áo khoác dài rộng, to sụ, và ông thường rời khỏi thư viện vài lần trong một ngày làm việc. Tất cả những điều này khiến người ta quyết định phải bắt đầu để ý đến ông. Tới tháng 3/1871, người ta tổng kết được rằng có hơn 4.500 cuốn sách đã bị đánh cắp khỏi thư viện. Những cuốn sách này có nội dung rất đa dạng, thuộc nhiều thể loại, và người duy nhất đánh cắp toàn bộ số sách này không ai khác lại chính là thủ thư cao cấp của thư viện - ông Pichler. Ông được biết đến trong lịch sử là người đánh cắp số lượng sách lớn nhất từ thư viện.

Ông Alois Pichler bị đưa ra tòa. Tại phiên tòa, luật sư của ông đã bào chữa rằng ông Alois Pichler đã không còn đủ năng lực kiểm soát hành vi, rằng ông đã bị mắc phải một chứng bệnh tâm thần kỳ lạ, một hội chứng ám ảnh tâm lý chưa được luật pháp và y học biết tới, khiến ông bị hối thúc mạnh mẽ bởi một niềm đam mê cuồng nhiệt, không thể cưỡng lại và cũng không thể kìm nén, đó là được sở hữu nhiều thêm, nhiều thêm nữa… những cuốn sách. Cách bào chữa này được hy vọng sẽ giúp làm giảm nhẹ tội trạng cho ông Alois Pichler, nhưng không phát huy hiệu quả. Alois Pichler sau đó bị kết án và phải chịu lưu đày. Ông là một trường hợp điển hình và được biết tới nhiều nhất khi người ta nói tới chứng “cuồng sách”.

 

Linh Duy sưu tầm


Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)