Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin hoạt động
Thứ tư, 16/06/2021 09:07
Hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Theo báo cáo của Bộ Công thương, mặc dù dịch Covid-19 đã bùng phát trở lại trên diện rộng tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, với những diễn biến phức tạp, nhưng nhìn chung, hoạt động thương mại tại các địa phương vẫn đang diễn ra bình thường.

 

 

Tổng cục Thống kê cho biết, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, tại Việt Nam, dịch Covid-19 tái bùng phát trở lại cuối tháng Tư đã ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo kịp thời nhằm đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân. 

Mặc dù dịch Covid-19 với nhiều biến chủng mới xảy ra tại nhiều địa phương nhưng vẫn được kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt, nhờ sự chủ động của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và doanh nghiệp cung ứng nên chưa xảy ra tình trạng khan hiếm, người dân vẫn giữ tâm lý bình tĩnh trong mua sắm do tin tưởng vào khả năng cung ứng hàng hóa thiết yếu của hệ thống phân phối, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ như giai đoạn trước đây. Trên thị trường, nguồn hàng dồi dào, giá cả ổn định.

Số liệu Tổng cục Thống kê cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tư ước tính đạt 409,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.695,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,03%. 

 

 

 

Bước sang tháng Năm với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Năm ước tính đạt 393,6 nghìn tỷ đồng, giảm 3,1% so với tháng trước và giảm 1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 318,2 nghìn tỷ đồng, giảm 1,7% và tăng 0,5%.

Tuy nhiên, tính chung 5 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn đạt 2.086,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,27%. 

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2021 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 1,43% so với tháng 12/2020 và tăng 2,9% so với tháng 5/2020. Bình quân 5 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 (Năm 2016 tăng 1,59%; năm 2017 tăng 4,47%; năm 2018 tăng 3,01%; năm 2019 tăng 2,74%; năm 2020 tăng 4,39%; năm 2021 tăng 1,29%); lạm phát cơ bản 5 tháng tăng 0,82%. 

Trong đó, các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, điện nước… đều có mức giá tương đối ổn định, không có sự đột biến bất thường nào. 

Theo báo cáo của Bộ Công thương, mặc dù dịch Covid-19 đã bùng phát trở lại trên diện rộng tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, với những diễn biến phức tạp, nhưng nhìn chung, hoạt động thương mại tại các địa phương vẫn đang diễn ra bình thường. Các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tiện lợi… vẫn mở cửa hoạt động với nguồn hàng dồi dào, đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho người dân. Các doanh nghiệp cung ứng, bán lẻ và dịch vụ trên từng địa bàn đã chuẩn bị lượng hàng hóa sẵn sàng phục vụ nhân dân.

Tại các tỉnh có dịch bệnh diễn ra phức tạp như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Yên Bái, Quảng Nam, Hà Nam, Thái Bình…tình hình hàng hóa trên thị trường cũng cơ bản ổn định; nguồn cung hàng hóa vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, giá cả ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Đặc biệt, ở Bắc Giang, dù thông tin tiêu cực về diễn biến lây lan trong một khu công nghiệp lớn trên địa bàn huyện Việt Yên đã được phát đi, song ở các siêu thị, trung tâm thương mại không hề xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá, cũng không có tình trạng người dân đi mua gom, mua dồn hàng hóa dự phòng. Các mặt hàng thiết yếu như: gạo, dầu ăn, nước mắm, mì gói, nước rửa tay, khẩu trang… luôn luôn có đầy đủ, đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng.

Bộ Công thương cho biết sẽ tiếp tục theo dõi và chỉ đạo các đơn vị tại địa phương thực hiện các giải pháp bình ổn, khuyến khích doanh nghiệp duy trì dự trữ hàng. Đồng thời theo dõi sát diễn biến thị trường hàng hóa để kịp thời có phương án xử lý các bất ổn về cung cầu. Mặt khác, phối hợp với các doanh nghiệp phân phối lớn để có phương án điều tiết nguồn cung hàng hóa khi cần thiết hoặc hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch; đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng góp phần bảo vệ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước.

 

(Theo Yến Nhi/ Vnmedia.vn)

 

 

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)