Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Văn học nghệ thuật
Đêm không bóng tối

Tập truyện Đêm không bóng tối của tác giả Tống Ngọc Hân do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành sẽ mang đến cho người đọc nhiều trải nghiệm qua mỗi cảnh ngộ của mỗi nhân vật.Tập truyện gồm 18 truyện nhưng mỗi câu chuyện lại là một cảnh đời vừa mang âu lo, chua xót, vừa đầy những niềm vui và sự tin tưởng. Đêm không bóng tối được chia làm hai mạch chủ đạo.

Tác giả: Tống Ngọc Hân
Nhà xuất bản: Nhà Xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2013
Tổng số trang: 232 trang
Kích thước: 13 x 19 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

Năm 2010, nhận giải C của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam cho tập truyện ngắn Khu vườn yên tĩnh, mới đây lại được nhận giải thưởng Fanxifan - Giải thưởng 5 năm của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai, chủ nhân của những giải thưởng đó và nhiều giải thưởng khác nữa là nhà văn trẻ Tống Ngọc Hân. Chị sinh ở Phú Thọ, lập nghiệp ở Sa Pa – Lào Cai, viết văn, làm thơ đã nhiều năm nay, với một giọng điệu rất riêng, Ngọc Hân gây được ấn tượng khá đậm nét trong lòng bạn đọc bởi những câu chuyện, số phận nhân vật đậm chất phong hóa vùng Tây Bắc. Là một cây bút già dặn, sắc sảo, có giọng văn linh hoạt, cách khai thác tình huống độc đáo và triển khai các chi tiết đặc sắc, tập truyện Đêm không bóng tối của chị do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành sẽ mang đến cho người đọc nhiều trải nghiệm qua mỗi cảnh ngộ của mỗi nhân vật.

Tập truyện gồm 18 truyện nhưng mỗi câu chuyện lại là một cảnh đời vừa mang âu lo, chua xót, vừa đầy những niềm vui và sự tin tưởng. Đêm không bóng tối được chia làm hai mạch chủ đạo:

Mạch truyện viết về những con người của xã hội đương đại. Đó là chuyện về một cô con dâu út sống với mẹ chồng không chỉ bằng trách nhiệm mà hơn cả là tình yêu thương và sự hy sinh dù phải đánh đổi hạnh phúc của bản thân, chút riêng tư và mong mỏi đời thường (Đêm không bóng tối). Đó còn là những câu chuyện viết về cuộc sống đầy tình nghĩa của những người chốn thôn quê đối lập với vị giáo sư không nghe, không nhìn, không biết (Tam không), hay những câu chuyện đậm chất nhân văn về kiếp người nổi trôi, thân phận bọt bèo, về sự tha hóa của con người khi bị vật chất làm chủ (Tôi là ai?, Hoa bìm bìm trong mưa, Đầm Phượng, Cờ người).

Thế mạnh của ngòi bút Tống Ngọc Hân thể hiện rõ trong mạch truyện viết phong tục, lối sống của những con người vùng cao Tây Bắc: đám cưới của người Dao, cuộc sống của người Mông, phiên chợ Sa Pa... Qua đó tác giả vừa dành cái nhìn xót thương cho thân phận người bị sự ràng buộc của lệ tục, đói nghèo, cảm thương cho kiếp vật mà nghĩa tình nặng sâu, vừa lên án sự lạnh lùng của con người trước nỗi đau của đồng loại (Chiếc lồng son, Cặp tuấn mã, Nước mắt đêm vượt can, Con rể...).

Với những gì trải nghiệm và thể hiện sâu sắc, đậm nét, ấn tượng đọng lại sau khi đọc tập truyện Đêm không bóng tối quả thực như những gì nhà văn Nguyên An đã viết: “... Truyện của Tống Ngọc Hân đầy ứ, đầy tràn những nỗi đời. Đôi khi ta như không rõ những chuyện trong truyện ngắn của chị là ở thời nào nữa... Mà cái thời nào đấy cũng chỉ thấy thoáng hiện qua thôi, hình như là mấy năm hợp tác xã, đâu như hồi còn chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam, chả như là dạo mới kinh tế thị trường... Nhưng nỗi đời thì sâu đằm và da diết quá, buồn thương tiếc nuối rồi bâng khuâng ngẩn ngơ nữa. Cả một vùng đất với nhiều số phận đã được khai mở dẫn trong truyện ngắn Tống Ngọc Hân, mang mang mà mồn một rõ.” (Bạn đã đọc Tống Ngọc Hân rồi chứ? – bài viết thay lời giới thiệu trong tập truyện ngắn Đêm không bóng tối).


Nhà xuất bản Hà Nội

Sách cùng chuyên mục

Bóng tối và ánh sao

 

Bóng tối và ánh sao là cuốn tiểu thuyết kể về cuộc sống của hai con người đối lập Samuel Gerard và Leda Etoile.

Laura Kinsale
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
488 trang
15 x 24 cm

 

Gong Ji-young là nhà văn đương đại nổi tiếng Hàn Quốc với nhiều tác phẩm best-seller, trong đó hai tiểu thuyết được dựng thành phim điện ảnh gây tiếng vang lớn. Một trong những cuốn sách được yêu mến của bà chính là Công thức nấu ăn tặng con gái.

Tác giả: Gong Ji Young; Dịch giả: Bích Ngọc
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
308 trang
14 x 20,5 cm

Khúc nguyền ca của thánh kiếm sĩ

 Bộ tiểu thuyết Nhật Bản gồm 3 tập kể về nhân vật chính Haimura Moroha bước vào niên học đầu tiên tại Học viện Akane, ngôi trường đặc biệt chuyên đào tạo “Đấng Cứu Thế” - những học sinh mang kí ức tiền kiếp của các anh hùng hoặc người vĩ đại từ kiếp trước. Tuy nhiên, khác với họ, bản thân Moroha nắm giữ đến hai kí ức tiền kiếp. 

Akamitsu Awamura (Refeia minh họa)
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
368 trang
13 x18cm

Cô đơn để trưởng thành - Nhật ký từ nước Mỹ

 Cuốn sách là trải nghiệm rất ấn tượng và thú vị của một du học sinh Việt Nam trên đất Mỹ. Được học bổng tại một trường đại học danh tiếng của Mỹ, từng là học sinh chuyên trường Ams, tác giả Nguyễn Siêu đã kể lại rất nhiều trải nghiệm và kỷ niệm đẹp của mình khi còn ngồi trên ghế trường phổ thông ở Việt Nam cũng như 4 năm du học ở Mỹ.

Nguyễn Siêu
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
204 trang
12x19 cm

Hà Nội thanh lịch

 Hoàng Đạo Thúy là nhà giáo dục, nhà biên khảo, nhà hoạt động văn hóa xã hội nổi tiếng ở Việt Nam. “Hà Nội thanh lịch” là cuốn khảo cứu công phu của ông về Hà Nội. Đây không phải sách lịch sử mà chỉ là những ký ức của Hoàng Đạo Thúy về địa lý - lịch sử - văn hóa Hà Nội từ 1945 ngược về trước. Trong cuốn sách này, người đọc sẽ bắt gặp những đề tài khá lạ lẫm, ít người đụng bút như “Chữa bệnh”, “Hội Tây”, “Cho vay lãi”,… bên cạnh đó có những chủ đề đậm tính thị dân như “Việc vui mừng, đám cưới”, “Đi lễ”. Thời buổi lòng tin giảm sút nghiêm trọng, việc “thanh lịch” của Hà Nội bị nghi ngờ cũng là điều dễ hiểu nên ở bài “Thanh lịch”, tác giả không viết theo kiểu tự biện mà kể những chuyện trong nhà mình, hàng phố, bè bạn ở trong chuyện lớn như tiếp khách, quan hệ trên dưới đến xưng hô trong nhà, ăn mặc,… Qua đó người đọc sẽ thấy một Hà Nội thanh lịch thật, là “nơi tập hợp tinh hoa của tứ tuyên”. Nhưng Thăng Long không chỉ có tinh hoa mà còn có cả thứ thô ráp, học làm sang, sĩ diện mà Hoàng Đạo Thúy gọi là “kiểu cách”, “thanh lịch giả”.

Hoàng Đạo Thúy
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
284 trang
14 x 20,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)