Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Văn học nghệ thuật
Nhà quê
“Cuốn sách sẽ không là váng nước, bọt mưa lâu nay Thái thấy rất nhiều ở các thư quán. Cuốn sách phải là xương máu của những cuộc đời” – đó là ước vọng của nhân vật chính - Thái sẽ vào nghề văn và sẽ viết như thế và cũng là những gì mà Ngọc Giao đã thể hiện trong tiểu thuyết Nhà quê.
Tác giả: Ngọc Giao
Nhà xuất bản: Nhà Xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2011
Tổng số trang: 192 trang
Kích thước: 13x19
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

NHÀ QUÊ - TIỂU THUYẾT CỦA NGỌC GIAO

“Cuốn sách sẽ không là váng nước, bọt mưa lâu nay Thái thấy rất nhiều ở các thư quán. Cuốn sách phải là xương máu của những cuộc đời” – đó là ước vọng của nhân vật chính - Thái sẽ vào nghề văn và sẽ viết như thế và cũng là những gì mà Ngọc Giao đã thể hiện trong tiểu thuyết Nhà quê.  

Với nhà quê và người nhà quê, mỗi người viết đều có một cách ứng xử và miêu tả theo cách của mình. Ở Ngọc Giao, với 192 trang in ông đã thể hiện một cuộc sống của người dân quê trong trạng thái nguyên sơ và có phần hoang dã. Một nhà quê gần như không chịu tác động gì của đời sống thành thị - dẫu có sự tham gia hoặc hiện diện của mấy anh trí thức, hoặc mấy gia đình trưởng giả đem theo cách sống lười biếng, xa xỉ từ tỉnh về. Một Nhà quê bắt đầu từ ông già Bút - người quản gia trung thành của gia đình Thái, với 35 năm chăm nom đất đai, vườn tược, từ đường cho chủ, lúc nào cũng nơm nớp sợ chủ về bán hết ruộng vườn, cùng với cô gái út là Dậu - như một hơi ấm, một đốm sáng ở một nơi quá u tịch, hoang sơ như làng Dí Thượng. Là cái cộng đồng dân cư gồm những gương mặt vừa quen vừa lạ, từ phó Cúi – với nghề hớt tóc và là lang vườn, đến phó Năng thợ làm áo quan, cùng Hai Phiên - chuyên bắt rắn, rồi bị rắn mổ mắt, chuyển sang nghề thổi xì đồng đều có kết cục là cái chết thảm vì đói. Một cuộc đời, một cái chết và cũng là những khoảng tối trong cực nhọc của sự mưu sinh, những khắc nghiệt của hoàn cảnh và những u uẩn trong tâm trạng của vô vàn người nông dân Việt Nam trước năm 1945. Hai Phiên có một người chị “cũng thuộc vào hạng ăn rau khoai, uống nước mát như Phiên. Hai chị em không ai nuôi nổi được ai, phải chia đi sống nhờ thiên hạ”. Tất cả họ là những con người nhà quê và cũng là “xương máu cuộc đời” mà Thái nghĩ đến trong tác phẩm mình sẽ viết còn Ngọc Giao đã thể hiện trong tiểu thuyết Nhà quê.

Nhà quê, còn là “điểm hẹn” của ba nhân vật trí thức - là bạn của nhau gồm Thái, Vĩnh, Diễm, mỗi người một lý lịch, một cách sống, một số phận. Thái xuất thân là con một quan tri huyện sống liêm khiết, một bà mẹ tần tảo, anh đã đi lang bạc kỳ hồ rồi lấy vợ là người buôn bán ở thành phố, nhưng rồi lại bất mãn với gia đình, xung khắc với vợ nên tìm về quê như một cách trốn lánh, anh dự định sẽ viết một cuốn sách sau tất cả những gì đã trải qua. Vĩnh – sinh viên Luật, về quê ở với anh trai, nhưng không rời được gốc rễ trưởng giả, giàu có của mình. Còn Diễm là một thân phận bất hạnh: “Diễm khổ từ ngày nhỏ. Ông bố là một viên thầu khoán già, chết vì ngã nước ở bên Lào. Bà mẹ sau đó đi tái giá, cuộc đời rồi cũng lênh đênh. Diễm lớn lên và học hành bằng sách vở, áo cơm thiên hạ, không còn muốn biết người mẹ kia còn sống hay đã chết. Anh là cái hoang thai, vơ vất trong cuộc sống tối như đêm”. Và cuối cùng Diễm đã chết trong nghèo đói và bệnh tật. Ba nhân vật trí thức thành thị cùng về sống với những người nhà quê - những kiếp sống như cây cỏ.

Dù là người nhà quê hay trí thức thành thị, trong mỗi nhân vật của Ngọc Giao vẫn chất chứa niềm tin, khát khao ước vọng, đó là một mái ấm gia đình đang được nhen nhóm ở một cô gái nhà quê Dậu và nó cũng nói lên cái giản dị, thuần phác, gần như không thay đổi mấy trong nếp sống và tâm lý của người nông dân, và với những mơ ước đơn sơ, thanh sạch của họ. Còn với Thái “một tập giấy trắng mênh mông như con sông khô đợi nước” đã đợi anh ở trên bàn, trong phần kết thúc truyện.

Nhà quê viết năm 1943, ra mắt bạn đọc năm 1944, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Ngọc Giao (5/5/1910 – 5/5/2011), Nhà xuất bản Hà Nội đã tái bản cuốn tiểu thuyết này.

Bảo Châu

Sách cùng chuyên mục

Người thắp sao trời

 Người thắp sao trời là câu chuyện về chàng cảnh sát thông minh, tài giỏi A Điển. 

Tự Từ
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
204 trang
13,5x20,5 cm

Nhiếp ảnh nghệ thuật hiện thực và sáng tạo

 Nhiếp ảnh là ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình đặc trưng phản ánh trực diện thiên nhiên, cuộc sống - con người và thời đại mà ít ngành nghệ thuật nào có được. “Nhiếp ảnh nghệ thuật và sáng tạo” của tác giả Hoàng Kim Đáng là những tấm ảnh đã ghi lại lịch sử trong khoảnh khắc mà không một loại hình nghệ thuật nào sánh được.

 

Hoàng Kim Đáng
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
148 trang
20x20 cm

Hãy đi đi, xanh biếc

 Hãy đi đi, xanh biếc là câu chuyện về một hòn đảo bậc thang - nơi trú ngụ của những “con người bị vứt bỏ”. Những con người sống trên đảo này không biết mình đến từ đâu, không có mối liên hệ với nơi nào khác. 

Yukata Kouno
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
352 trang
13 x 20,5 cm

Chốn đào hoa

Với lối viết mộc mạc, cách xây dựng tình huống truyện lôi cuốn bởi những kịch tính và phức tạp như chính cuộc sống, Chốn đào hoa là tập truyện phản ánh cái nhìn trực diện về cuộc sống của nhà văn Lê Văn Thê.

Lê Văn Thê
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
216 trang
14,5 x 20,5 cm

Những cô gái tinh hoa

Là tập tiếp theo của cuốn tiểu thuyết “Tuyển chọn Hoàng phi”, “Những cô gái Tinh hoa” nói về cuộc tranh đua của các cô gái America Singer, Kriss, Marlee, Celeste, Elise và Natalie để giành được ngôi vị hoàng phi và tình yêu của hoàng tử Maxon. 

Kiera Cass
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
364 trang
14 x 20,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)