Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Văn học nghệ thuật
Tiểu thuyết Tôi đã chết vào một ngày nào đó

“Tôi đã chết vào một ngày nào đó là tiểu thuyết viết cho thanh thiếu niên đầu tiên của Lee Kyunghye - nhà văn nổi tiếng Hàn Quốc - sau những tác phẩm viết cho thiếu nhi được đông đảo bạn đọc đón nhận. Với niềm tin văn chương là một thứ linh hồn nhập vào người viết nên tác phẩm của Lee Kyunghye đã tạo nên những đứa trẻ sống động đến ngỡ ngàng. Và hình ảnh chân thực về những đứa trẻ trưởng thành trong đau đớn của Tôi đã chết vào một ngày nào đó có khả năng lay động độc giả một cách kỳ diệu.

Tác giả: Lee Kyunghye
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2016
Tổng số trang: 180 trang
Kích thước: 13 x 20.5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 5.00)
Giới thiệu về sách:
Cuốn tiểu thuyết được bắt đầu bằng cuộc điện thoại của mẹ của Jae Joon gọi cho Yoon Mi, bạn thân con trai bà, nhờ đọc giúp cuốn nhật ký của Jae Joon xấu số đã qua đời. Cuốn nhật ký bìa xanh tựa màu biển được bắt đầu bằng dòng chữ như dự báo trước định mệnh đời mình: "Tôi đã chết vào một ngày nào đó, liệu cái chết của tôi có ý nghĩa gì không?"
 
Hai dòng đầu cuốn nhật ký giống như một điềm gở về sự ra đi đột ngột của cậu. Nó ngăn trở đồng thời cũng thôi thúc Yoo Mi thu hết can đảm lật từng trang nhật ký, bước vào thế giới của cậu bạn thân, và gặp lại một Jae Joon vừa quen vừa lạ.
 
Đau đớn vì mất đi một người quan trọng, trống rỗng vì khuyết mất một người, cố chấp vì không muốn chấp nhận sự thật rằng người đó đã ra đi, hối tiếc vì những gì chưa làm cho người đó và thẫn thờ vì nhìn thấy nội tâm thực sự của bạn. Tất cả những cái cảm xúc này cứ dai dẳng, đan cài suốt mạch truyện và trở nên đầy ám ảnh.
 
Với cách viết sâu sắc, tác giả Lee Kyunghye như truyền đến cho người đọc mọi cảm xúc của nhân vật. Đây quả là một tác phẩm đặc biệt với giọng văn thật gần gũi và chân thực. Nhưng tác giả đã không chỉ lồng vào cảm xúc u ám mà còn cả những cảm xúc dịu dàng tươi sáng hơn khi men theo hồi kết. Bởi lẽ cậu bé 16 tuổi trong câu truyện này đã sống hết mình, suy nghĩ thật sâu sắc và nhờ những dòng chữ ghi lại điều này trong cuốn nhật ký mà đã dẫn lối những người ở lại bước qua đau khổ và nhận lấy sự nhẹ nhõm, động lực để bước tiếp.
 
Bắt đầu bằng bi kịch nhưng lại không hoàn toàn chìm đắm trong nỗi buồn, Tôi đã chết vào một ngày nào đó mang đến sức mạnh của sự sống và hy vọng. Những băn khoăn, mất mát, nổi loạn và trưởng thành của tuổi trẻ được miêu tả sống động qua một cốt truyện tự nhiên. Một cuốn tiểu thuyết chân thực, tươi mới, cuốn hút dành cho mọi độc giả lớn tuổi và trẻ tuổi!
 
Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu!
Sách cùng chuyên mục

Thôi, đừng nói chuyện ngày mai

 “Thôi, đừng nói chuyện ngày mai” là cuốn tản văn của nữ tác giả trẻ với bút danh Huyền Trang Bất Hối. Cuốn sách có nhiều chia sẻ, tâm sự, triết lý về tình yêu dành cho các bạn trẻ. 

Huyền Trang Bất Hối
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
208 trang
12 x 19cm

Nỗi đau nào rồi cũng sẽ qua

 “Nỗi đau nào rồi cũng sẽ qua” là câu chuyện về những vật lộn cá nhân giữa những bi kịch đời thường, về mất mát và hàn gắn, về tuyệt vọng và tái sinh. 

Douglas Kennedy
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
484 trang
15x24cm

“Phụ nữ vạn người mê”

“Phụ nữ vạn người mê” là tác phẩm thứ hai của tác giả trẻ Trịnh Huyền Trang. Sau thành công của cuốn thứ nhất “Cốt cách phụ nữ”, tác giả chấp bút viết tiếp những câu chuyện nhỏ về phụ nữ và tình yêu của người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại hôm nay và từ đó tác giả đã đúc kết ra những bài học cho các bạn nữ trẻ để giúp họ ứng phó với những trái ngang trong cuộc sống tình cảm đôi lứa, vững vàng và bản lĩnh bước tiếp.

Huyền Trang Bất Hối
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
256 trang
12x19 cm

“Chuyện kể trăng nghe”

 “Chuyện kể trăng nghe” là tuyển tập gồm hai mươi sáu truyện ngắn nhẹ nhàng, tinh tế của nhà văn Shin Kyung-Sook. Hai mươi sáu câu chuyện được chia làm bốn phần để kể cho trăng non, bán nguyệt, trăng rằm và trăng già (Kể cho trăng non - 6 truyện, Kể cho bán nguyệt - 7 truyện, Kể cho trăng rằm - 6 truyện, Kể cho trăng già - 7 truyện). Mỗi truyện chỉ vỏn vẹn vài trang, có khi được bắt đầu từ những suy nghĩ vu vơ, những cái cớ quá đỗi bình thường của cuộc sống như tìm chỗ trồng một cái cây, giận dỗi người bạn đời, chuyện đi nhỏ răng,… Từ đó nhà văn khắc họa một khoảnh khắc thoáng qua tưởng như chẳng có gì mà lại có bao điều để kể, về gia đình, bạn bè, công việc, và những điều tủn mủn nhất trong đời sống thường ngày. Tất cả được thể hiện bằng văn phong nhẹ nhàng, cách dẫn truyện cuốn hút, những xúc cảm chân thật của chính tác giả.

Shin Kyung Sook
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
168 trang
14 x 20,5 cm

Tuyển truyện ngắn 2

Hình như ngoài Văn chỉ có ma.
Nhà văn Nguyễn Hiếu
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
516
15x22
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)