Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Văn học nghệ thuật
Ở đây sửa kỷ niệm xưa

 

Thất bại trong tình yêu, rời viện thẩm mỹ, Akira chuyển về đường Thần Xã Tsukumo sống. Có lẽ chính mong muốn thay đổi quá khứ hay nói cách khác là muốn sửa lại kỷ niệm đã hỏng nát là một phần nguyên nhân đưa nhân vật chính Akari trở về khu phố mua sắm mà thuở bé cô đã trải qua khoảng thời gian hạnh phúc ngắn ngủi dẫu khởi phát từ sự hiểm lầm không đáng có. Nhưng cô nhận ra khu phố mua sắm sầm uất ngày nào nay đã vắng hoe, tiêu điều, xơ xác. Cái náo nhiệt đã trở thành qus khứ xa xôi. Khiến người ta chú ý, hoạ chăng chỉ có tấm biển “Ở đây sửa kỷ niệm xưa” treo trước cửa hiệu anh thợ sửa đồng hồ Shuji đang một mình sống lặng lẽ. Chính tấm biển ấy lại run rủi Akari gặp những người mang nỗi niềm quá khứ như cô.

Tác giả: Tani Mizue
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2018
Tổng số trang: 296tr
Kích thước: 14 x 20,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 

Ở đây sửa kỷ niệm xưa của nhà văn Tani Mizue là câu chuyện xoay quanh Akari và Shuji - những người đều mang trong mình nỗi đau trong quá khứ. Sự đẩy đưa và những lựa chọn trong giây phút khó khăn cả cuộc đời đã đưa hai người cùng quay lại khu phố nơi thuở nhỏ từng có quãng thời gian hạnh phúc. Họ đều mong tìm được sự thanh thản cho bản thân và hy vọng có ngày vết thương cũ sẽ lành. Ở đó họ gặp nhau và tình cờ gặp những người khác cùng chung cảnh ngộ. Đồng cảm với những con người ấy, hai người chung tay giúp họ lần lại quá khứ, chắp nối các sự việc, để rồi tìm ra được những sự thật bấy lâu đã bị chôn vùi, từ đó họ gỡ bỏ được những khúc mắc trong lòng, để rồi những kỷ niệm thắt lòng ngày nào nay trở thành những hồi ức thật dịu êm.

Câu chuyện phát triển dưới hình thức các truyện ngắn liên tiếp mà ở đó suy tư của các nhân vật đều mắc kẹt trong quá khứ: Mèo đen Papa; Chiếc váy màu huyết dụ; Ô che nắng lệch mùa; Người thợ đồng hồ mất đi ánh sáng; Sắc cầu vồng ngỡ đã quên. Với những nhân vật ấy, đứng giữa một quá khứ chừng như không tồn tại và một tương lai mơ hồ có thể đã xảy ra là hiện tại chông chênh bất định. Vết thương lòng của ngày qua tuy không dày vò hay làm họ sụp đổ hoàn toàn nhưng cũng đủ khiến họ sững lại, thời gian như bị thắt chặt, không thể tháo gỡ. Cả Akira và Shuji đã chứng kiến những chuyện tựa kỳ tích mà chiếc cầu nối khi là chú mèo đen, lúc là chiếc váy sang trọng màu huyết dụ, hay chiếc ô xanh luôn giương lên bất kể nắng mưa… Từ đây bao chuyện kỳ lạ có lẽ chỉ tồn tại ở khu phố mua sắm này xảy ra đan xen trong quá trình giải đáp bí ẩn, để rồi kết lại bằng khung cảnh tươi sáng, bằng hạnh phúc rộn ràng làm người ta liên tưởng đến ánh cầu vồng rạng rỡ sau cơn mưa.

Các mẩu truyện đều có một điểm chung, đó là việc sửa lại kỷ niệm. Con người vốn không thể trở về quá khứ, nên thay đổi hay sửa các sự việc đã qua rồi là bất khả. Nhưng với mỗi người, quá khứ là ký ức, là kỷ niệm và ta đủ sức đổi màu của những kỷ niệm ấy. Bởi hiểu lầm trong quá khứ, những điều xưa kia còn quá trẻ để tỏ tường, những lời chưa ngỏ, ẩn tình chưa được truyền đạt, nếu có thể nhẹ nhàng tháo gỡ nguyên nhân của chúng, kỷ niệm cũng sẽ nhờ vậy mà chuyển sắc, ngay cả những kỷ niệm đau buồn cũng có thể trở nên tinh tươm và ấm áp. Thời gian tưởng chừng đông cứng nay dần tan chảy. Chiếc đồng hồ ngừng chạy bấy lâu lại bắt đầu đong đếm thời gian, ngỡ như chưa có khoảng dừng bất tận. Tất cả đều tinh khôi để khiến khu phố mua sắm điêu tàn không ai buồn để mắt cũng trở nên thật đẹp đẽ, đáng trân trọng. Và đúng là “Quá khứ vốn chẳng thể chuyển dời. Nhưng ai bảo sẽ không thể sửa lại, nếu ta biết chấp nhận và trân trọng nó như một phần của chính mình”.

Trên con đường sửa lại quá khứ của mình và những người khác, Akari và Shuji của truyện cũng vì thế xích lại gần nhau hơn để có thể bình thản, hạnh phúc ngắm sắc cầu vồng "ngỡ đã quên" từ những tháng năm quá khứ xa xôi, mạnh mẽ nắm giữ hạnh phúc ngay trong tầm tay. Và nhờ việc thu hẹp khoảng cách trong hiện tại, họ đã sửa lại được quá khứ của chính mình. Trong khi tiến về tương lai họ cùng tìm về quá khứ. Khi hai con người gặp nhau và hướng tới tương lai, họ sẽ dần biết được quá khứ của đối phương, thấu hiểu rồi học cách chấp nhận. Chính Akari và Shuji đã cho người đọc thấy điều đó thiết thực và quan trọng đến chừng nào. Cô đề nghị cắt tóc cho anh, còn nhờ anh làm đồng hồ cho mình. Những yêu cầu giản đơn ấy của Akari lại chính là niềm ước mong sẽ được Shuji cứu rỗi cùng ý nguyện trong trẻo muốn dựng xây tương lai với anh.

Ánh mắt Shuji và Akari dành cho nhau rất đỗi dịu dàng. Cả ánh mắt của cậu nhóc Taiichi lẻng xẻng dây chuyền bạc trên cổ nối kết họ với nhau và những thứ khác nữa, rồi khu phố mua sắm bao bọc cặp đôi này hay đền thờ luôn dõi theo bảo vệ họ, cùng ánh mắt của những cụ ông cụ bà bắt chuyện với họ cũng vậy, đều vô cùng dịu dàng.

Sách liên kết với Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam.

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

 

Sách cùng chuyên mục

Người đàn bà sợ mưa

Là tập truyện ngắn viết về những vấn đề xã hội phổ biến của cuộc sống hiện đại nhưng lại không rập khuôn, sáo rỗng hay nhàm chán bởi qua cách xây dựng cốt truyện, mở đầu và kết truyện với ngôn từ chau chuốt, nhưng lại rất tự nhiên, giản dị… Tất cả những yếu tố đó làm cho tập truyện ngắn Người đàn bà sợ mưa trở nên hấp dẫn đối với người đọc. Đây là tập truyện ngắn của tác giả Lê Văn Thê được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2014.

Lê Văn Thê
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
240 trang
13.5 x 20.5 cm

Một giọt đàn bà

 Là một tác giả trẻ nhưng Nguyễn Ngọc Thạch lại có nhiều tác phẩm về các đề tài gai góc của xã hội với những tác phẩm như: Lòng dạ đàn bà, Con đồng tính, Chênh vênh hai lăm.... Một giọt đàn bà cũng là một tập truyện ngắn cùng chủ đề của Nguyễn Ngọc Thạch. Sách được in lần đầu tại Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin và được Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp với Công ty cổ phần Lim - Hà Nội ấn hành lần 2 năm 2017.

Nguyễn Ngọc Thạch
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
360 trang
12x20cm

Thám tử gà mờ (Như vậy, hung thủ chính là… tôi)

 Là tác giả đại diện cho dòng trinh thám hài hước, được coi như Tokuya Higashigawa của Trung Quốc, Lượng Lượng nổi danh với những tác phẩm truyện vừa và truyện ngắn trinh thám, trong đó có “Thám tử gà mờ (Như vậy, hung thủ chính là… tôi)”.

Lượng Lượng (Dịch giả: Nguyễn Tú Uyên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
456 trang
14 x 20,5 cm

Con đường này tiếp đến cửa miệng một ai đó

“Con đường này tiếp đến cửa miệng một ai đó” là tuyển tập thơ và truyện ngắn của nữ nhà văn, nhà thơ Nhật Bản Hachikai Mimi, người từng nhận được nhiều giải thưởng văn học danh giá của xứ sở hoa anh đào.

Hachikai Mini
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
152 trang
13 x 20,5 cm

Thú lang thang người Hà Nội

 Nhà văn Băng Sơn từng tâm sự: “Hà Nội như máu thịt tôi, không thể tách rời ra được nữa. Tôi chưa bao giờ sống xa Hà Nội quá một tuần. Hà Nội có gì thì trong con người tôi có cái ấy dù tôi không phải là bách khoa thư lưu trữ toàn bộ những thứ liên quan đến Hà Nội, nhưng gần một đời thâm nhập vào Hà Nội, tôi tự thấy mình quá hiểu Hà Nội lắm rồi”. Chính tình yêu và sự am tường tinh tế ấy đã khiến ông làm nên những trang văn đẹp viết về cái đẹp tài hoa, đài các của đất kinh kỳ và tiêu biểu trong số đó chính là tập tản văn “Thú lang thang người Hà Nội”. 

Băng Sơn
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
292 trang
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)