Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Giáo trình - Sách tham khảo - Sách thiếu nhi
Âm nhạc Hà Nội

 Hà Nội là Thủ đô của cả nước, nơi có truyển thống nghìn năm văn hiến, âm nhạc của Hà Nội cũng hết sức phong phú và đa dạng, bao gồm âm hạc dân gian truyền thống và âm nạc cận đại, hiện đại. Thăng Long - Hà Nội thu hút, tập hợp được rất nhiều tài năng âm nhạc của cả nước, đó là những nhạc sĩ, ca sĩ, nhạc công; nhiều người quê gốc không ở Hà Nội nhưng làm ăn, sinh sống và tạo nên sự nghiệp ở Hà Nội. Họ tham gia sáng tác, biểu diễn, nghiên cứu, tạo nên diện mạo âm nhạc Hà Nội với cả chiều rộng và chiều sâu.

Tác giả: Hoàng Long (chủ biên)
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2017
Tổng số trang:
Kích thước: 17 x 24 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 

Nói đến âm nhạc dân gian truyền thống của Hà Nội, phải nhắc tới các loại hình như: hát trống quân, ca trù, hát sẩm, hát đồng dao, hát ru, hát ví, hát chầu văn, hát cửa đình, hò lao động, ngâm thơ… Những loại hình ca hát này đã có từ xa xưa và vẫn còn lưu truyền đến ngày nay tuy mức độ phổ biến đã bị hạn chế nhiều so với trước.

Nhạc cụ dân tộc phổ biến có các loại: đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh, đàn nhị, sáo, kèn bầu… Các nhạc cụ gõ như trống lớn, trống nhỏ, mõ, sênh tiền, phách,… Ngày nay, các loại nhạc cụ này vẫn được sử dụng rất nhiều trong các dàn nhạc dân tộc như các đội nhạc lễ trong các lễ hội truyền thống, nhạc hiếu.

 

Từ sau năm 1930 đến nay, âm nhạc mới (còn gọi là tân nhạc hay nhạc cải cách) được hình thành và dần dần phát triển. Các bài hát được sáng tác và ghi lại bằng bản ký âm (bản nhạc) bắt đầu thịnh hành và ngày càng phát triển. Từ những năm 1960 của thế kỷ trước, có những nhạc sĩ Việt Nam  (chủ yếu hoạt động ở thủ đô Hà Nội) đã viết được những tác phẩm âm nhạc có quy mô lớn như các bản hợp xướng nhiều chương, nhạc kịch (ô-pê-ra), thanh xướng kịch, vũ kịch; các bản nhạc không lời như giao hưởng, xô nát hay các bản nhạc hòa tấu.

 

Tân nhạc tuy mới hình thành nhưng đã phát triển mạnh với nhiều thể loại mang tính chuyên nghiệp, tính bác học cao. Tuy vậy âm nhạc ở Hà Nội nói riêng cũng như âm nhạc Việt Nam nới chung vẫn chủ yếu là ca khúc. Người dân Hà Nội cũng như khắp miền đất nước vẫn quen thuộc như: ca khúc chính trị xã hội, ca khúc chữ tình, ca khúc thiếu nhi… thể hiện tất cả các mảng đề tài, chủ đề vô cùng phong phú của đời sống.

 

Về nhạc cụ, ngoài nhạc cụ truyền thống thì đến nay nhiều nhạc cụ nước ngoài đã du nhập vào vào nước ta và được sử dụng rất phổ biến trong mọi lĩnh vực hoạt động âm nhạc. Đó là các loại đàn như: vi-ô-lông, pi-a-nô, ghi-ta, các loại kèn, trống và những năm gần đây là nhạc cụ điện tử như oosooc-gan, ghi-ta điện, trống điện tử…rất phong phú và đa dạng.

 

Trong những năm qua, nhiều nhạc sĩ sáng tác và ca sĩ biểu diễn đã trở thành những tên tuổi quen thuộc với người Hà Nội. Công chúng yêu âm nhạc nhớ mãi những tác phẩm sáng tác về Hà Nội đi cùng năm tháng với tên tuổi các nhạc sĩ như: Người Hà Nội của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, Tiến về Hà Nội của nhạc sĩ Văn Cao, Nhớ về Hà Nội của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, Bài ca Hà Nội, Hà Nội mùa thu của nhạc sĩ Vũ Thanh, Hà Nội niềm tin và hy vọng của nhạc sĩ Phan Nhân, Hà Nội trái tim hồng của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, Hà Nội đêm trở gió của nhạc sĩ Trọng Đài, Em ơi - Hà Nội phố của nhạc sĩ Phú Quang hay Nhớ mùa thu Hà Nội của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn… và còn biết bao bài hát hay viết về Hà Nội của nhiều tác giả khác nữa.

 

Trong số các bài hát  viết về Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến của chúng ta còn phải kể tới những bài hát về thiếu nhi như: Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Hát về Hà Nội, Đi thăm chùa Tây Phương của nhạc sĩ Phạm Tuyên, Hát bên lăng Bác của nhạc sĩ Cao Minh Khanh, Em bay trong đêm pháo hoa, Tiếng chim trong vườn Bác của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác của nhạc sĩ Hoàng Long – Hoàng Lân, Kỷ niệm thành phố tuổi thơ của nhạc sĩ Hồng Đăng, Em mơ gặp Bác Hồ, Em yêu Thủ đô của nhạc sĩ Xuân Giao, Hà Nội mùa thu của nhạc sĩ Trần Hoàn, Hà Nội của chúng em, Ngôi sao của tuổi thơ của nhạc sĩ Hoàng vân, Quê hương những cánh cò của nhạc sĩ Hoàng Lân…

 

Trong sự phát triển chung của đất nước, âm nhạc Thủ đô cũng lớn mạnh không ngừng. Hiện nay Hà Nội có hàng ngàn người đang hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp và hàng vạn người hoạt động âm nhạc không chuyên. Nhiều nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc ở Hà Nội đã được Chủ tịch nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh,giải thưởng nhà nước về văn học – Nghệ thuật. Rất nhiều nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc của Hà Nội đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú với những ghi nhận sự đóng góp cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Hai nhạc sĩ Văn Cao và Đỗ Nhuận đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tôn vinh và chọn đặt tên cho hai đường phố tại Hà Nội.

 

Âm nhạc Hà Nội thật sự đã đóng góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh cho người dân Thủ đô, tạo nên một thủ đô Hà Nội văn minh, thanh lịch xứng danh  “Thành phố vì hòa bình” đã được UNESCO trao tặng. Cũng nhờ sự đóng góp đó mà chủ biên Hoàng Long đã tập hợp và biên soạn cuốn “Âm nhạc Hà Nội”.

 

Cuốn sách Âm nhạc Hà Nội (dành cho học sinh Tiểu học) được biên soạn nhằm giúp các em học sinh Tiểu học bước đầu tìm hiểu và có những hiểu biết sơ giản nhưng khá đầy đủ và cơ bản về những nét đặc thù của âm nhạc Thủ đô, từ đó khơi dậy niềm tự hào, yêu quý về Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi các em đang sinh sống và học tập.

 

Sách cùng chuyên mục

Thiết kế bài giảng Toán 4 _ T2

Để đáp ứng yêu cầu dạy - học theo chương trình SGK tiểu học mới, năm học 2003 - 2004, chúng tôi xuất bản cuốn Thiết kế bài giảng Toán 4, tập 1 và tập 2. Thời gian qua bộ sách đã được đông đảo các bạn đồng nghiệp gần xa đón nhận, sử dụng tham khảo cho các bài soạn của mình. Không những thế, nhiều bạn còn gửi thư góp ý, nhận xét mong cuốn sách hoàn thiện hơn.
Nguyễn Tuấn (chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2012
371 trang
17x24 cm

Lịch sử Hà Nội (sách dùng cho học sinh Tiểu học Hà Nội)

Nhằm giúp các em học sinh ngay từ bậc tiểu học có những hiểu biết nhất định về lịch sử thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã chỉ đạo biên soạn cuốn Lịch sử Hà Nội (sách dùng cho học sinh Tiểu học Hà Nội). Cuốn sách do Đào Thị Hồng chủ biên, Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
84 trang
17 x 24 cm

Hướng dẫn học Tiếng Việt 3 (Tập 1A)

Sách thực nghiệm. Thuộc mảng sách tổng hợp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà Xuất bản Hà Nội
2013
120 trang
20,5 x 27cm

Cùng em học Toán (hỗ trợ buổi học thứ hai, lớp học hai buổi/ngày)

Cùng nằm trong bộ tài liệu hỗ trợ buổi học thứ hai, lớp học hai buổi/ngày ở cấp tiểu học như môn Tiếng Việt, các tác giả Mai Bá Bắc, Lê Văn Thắng, Trần Văn Hà và Phạm Thị Phúc đã biên soạn bộ sách Cùng em học Toán (lớp 1, 2, 3, 4, 5).

Mai Bá Bắc - Lê Văn Thắng - Trần Văn Hà - Phạm Thị Phúc
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
72 trang
17 x 24 cm

Bài tập khoa học 4 (theo định hướng phát triển năng lực)

 

Bài tập khoa học 4 (theo định hướng phát triển năng lực) là cuốn sách bổ trợ cho sách giáo khoa Khoa học 4, dùng cho học sinh học buổi thứ hai trong ngày. Cuốn sách gồm 2 tập, được ấn hành quý III năm 2018.

           

Sách được thiết kế tương ứng với từng bài trong sách giá khoa Khoa học 4. Nội dung sách bao gồm nhiều hoạt động giúp các em học sinh được trải nghiệm, học tập một cách chủ động, sáng tạo thêm nhiều nội dung thú vị trong chương trình Khoa học 4.

Nguyễn Vy Anh - Nguyễn Thu Hạ - Lương Việt Thái
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)