Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn hóa - xã hội
Dân cư Thăng Long - Hà Nội

Cuốn sách Dân cư Thăng Long thuộc mảng sách Địa lý trong “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến của hai tác giả GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức và GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh. Họ là những nhà khoa học đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về địa lý dân cư Việt Nam nói chung và địa lý dân cư thành phố Hà Nội nói riêng.

Tác giả: Đỗ Thị Minh Đức - Nguyễn Viết Thịnh
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: 332
Kích thước: 16x24
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 2.00)
Giới thiệu về sách:

 Ở cuốn sách này, với quan điểm tổng hợp, với nguồn tư liệu và số liệu phong phú, cập nhật, các tác giả đã giới thiệu quá trình hình thành và phát triển cộng đồng dân cư, dân tộc của Thăng Long - Hà Nội theo suốt chặng đường ngàn năm lịch sử. Đây là công trình nghiên cứu có chọn lọc và hệ thống về đặc điểm phân hóa trong không gian và biến đổi theo thời gian về nhân khẩu, dân cư, lao động và di cư trên địa bàn Hà Nội.

Qua cuốn sách bạn đọc có thể tìm hiểu về những thay đổi của cơ cấu dân cư Hà Nội về nhiều khía cạnh như cơ cấu sinh học, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp… và những tác động của cơ cấu này đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó bạn đọc cũng có thể tìm hiểu về đặc điểm phân bố dân cư gắn liền với các đặc điểm của quần cư nông thôn và quần cư đô thị. Các làng của Hà Nội mang đặc trưng của làng đồng bằng Bắc Bộ đang biến đổi cả về không gian cư trú, không gian sản xuất và không gian văn hóa dưới tác động của quá trình đô thị hóa - hiện đại hóa. Cuốn sách cũng đề cập đến những vấn đề khác nữa như về các giai đoạn đô thị hóa, sự phát triển của dân số đô thị ở Hà Nội, di cư trên địa bàn Hà Nội.

Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II giới thiệu cuốn sách Dân cư Thăng Long - Hà Nội với mong muốn không chỉ dành riêng cho các nhà chuyên môn, các sinh viên đại học quan tâm đến các vấn đề của địa lý dân cư mà cho giới bạn đọc rộng rãi, những người yêu Hà Nội.

Sách cùng chuyên mục

Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội

Thể loại sách: Tuyển chọn - Mảng sách: Văn hóa - Xã hội
GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc (Chủ trì tuyển chọn)
Nhà xuất bản Hà Nội
2012
1564 trang
16 x 24 cm

Ha Noi, who are you? (Hà Nội, bạn là ai)

Là bộ sách 10 tập khổ nhỏ 10 x 18 về Hà Nội. Mỗi tập là một chuyên đề về: Địa lý, Lịch sử, Khu phố cổ, Khu phố Tây, Khu Thành cổ, Ngoại ô, Ẩm thực, Các nhân vật qua tên phố, Đời sống tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, đền chùa…), Văn hoá nghệ thuật, Giáo dục.
Nhà văn hoá Hữu Ngọc
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
1196 trang/10 tập
11,5 x 18,5 cm/1 tập

Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài của Thăng Long – Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09.
GS.TSKH. Vũ Hy Chương (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
364 trang

Giới thiệu sách “Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932 - 1945)”

Phong trào Thơ mới là một trào lưu thơ ca có vai trò quan trọng trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại. Tuy chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng với những cách tân lớn lao về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật, phong trào đã mở ra một thời đại mới cho nền thi ca dân tộc. Đã có rất nhiều cuốn sách nghiên cứu về phong trào Thơ mới trên tất cả các phương diện tuy nhiên chưa có công trình nào mang tính hệ thống lại toàn bộ lịch sử hình thành, phát triển của phong trào theo hình thức biên niên. Với sự cần thiết đó, đề tài “Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932 - 1945)” đã được tổ chức biên soạn trong Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II.

Nguyễn Hữu Sơn
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
Tập 1 - Số trang: 776; Tập 2 - Số trang: 816
16x24

Đông Kinh Nghĩa Thục và Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục

Đề tài tiếp tục hướng nghiên cứu của tác giả từ năm 1982, lúc đó, mới như một chuyên khảo. Đến năm 1997, tác giả có bổ sung thêm nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Bản thảo lần này được nghiên cứu tương đối toàn diện về: lịch sử, văn hoá, xã hội, tư tưởng của phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Bên cạnh đó tác giả đã sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu gần như toàn bộ thơ văn của các tác giả trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Nhiều trước tác của các tác giả được sưu tầm từ Pháp, Nhật Bản, và lưu trữ tại các gia đình đã được PGS.TS Chương Thâu đưa ra giới thiệu trong lần này. Đây là thành quả mà tác giả đã dày công sưu tầm trong hơn 25 năm nghiên cứu.
PGS.TS Chương Thâu
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
1872 trang
16x24 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)