Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn hóa - xã hội
Giới thiệu sách “Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội”

 Đã có rất nhiều công trình viết về mảnh đất, con người Thăng Long - Hà Nội với nhiều phương diện và từ những cách tiếp cận khác nhau. Từ góc độ của một nhà nghiên cứu ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Kim Thản đã vận dụng những lý thuyết, cơ sở lý luận ngôn ngữ học để tìm hiểu về “lời ăn tiếng nói” hay nói cách khác là cách sử dụng lời nói - hình thức giao tiếp của người Hà Nội.

Tác giả: Nguyễn Kim Thản
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: 152
Kích thước: 14,5x20,5
Bình chọn:
(Tổng số: 5 - Trung bình: 4.10)
Giới thiệu về sách:

Bên cạnh đó tác giả cũng rất kỳ công để khảo sát sự biến đổi của ngôn ngữ nói Hà Nội trong thực tế đời sống, tìm ra những nguyên nhân, lý giải những đặc trưng riêng của tiếng Hà Nội so với tiếng nói của những vùng miền khác trên đất nước Việt Nam. Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ nói của người Hà Nội, cuốn sách làm toát lên vẻ đẹp, bản sắc văn hóa truyền thống của con người trên mảnh đất kinh kỳ thể hiện qua lời ăn tiếng nói, cách giao đãi, ứng xử hàng ngày.

Nội dung cuốn sách được trình bày qua bảy đề mục: Ngẩn ngơ nhớ cảnh nhớ người; Nói năng là một hành vi xã hội; Nói năng là một hành vi văn hóa; Tiếng Hà Nội; Trau dồi lời nói của chúng ta; Nói và làm; Lời nói gói vàng.

Với dung lượng ngắn gọn 152 trang, được chắp bút với một văn phong mạch lạc, dung dị, dễ hiểu, hy vọng đây sẽ là một món quà nhỏ nhắn nhưng đầy ý nghĩa đối với những bạn đọc mong muốn tìm hiểu về mảnh đất và con người Thăng Long - Hà Nội.

Công trình “Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội” của tác giả cố PGS.TS. Nguyễn Kim Thản được xuất bản trong hạng mục sách phổ thông của Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II.

  Hoàng Linh

Sách cùng chuyên mục

Kiến trúc Thăng Long – Hà Nội

Kể từ định đô, kiến trúc Thăng Long - Hà Nội đã biết bao đổi thay phát triển. Theo mỗi bước chuyển mình ấy là trí tuệ, mồ hôi và cả sức mạnh từ hào khí Thăng Long, trong vận mệnh của dân tộc và thời đại. Đến hôm nay sức sống ấy vẫn căng đầy và lan tỏa.“Kiến trúc Thăng Long – Hà Nội” là một đề tài thuộc mảng sách Văn học - nghệ thuật của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2019. Đây là cuốn sách chuyên khảo về kiến trúc Thăng Long - Hà Nội mang tính tổng hợp trong quá trình hình thành và phát triển của Hà Nội qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, trải qua các triều đại phong kiến, chế độ thực dân và giai đoạn phát triển độc lập.

Lê Văn Lân
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
484
16x24

Đông Kinh Nghĩa Thục và Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục

Đề tài tiếp tục hướng nghiên cứu của tác giả từ năm 1982, lúc đó, mới như một chuyên khảo. Đến năm 1997, tác giả có bổ sung thêm nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Bản thảo lần này được nghiên cứu tương đối toàn diện về: lịch sử, văn hoá, xã hội, tư tưởng của phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Bên cạnh đó tác giả đã sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu gần như toàn bộ thơ văn của các tác giả trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Nhiều trước tác của các tác giả được sưu tầm từ Pháp, Nhật Bản, và lưu trữ tại các gia đình đã được PGS.TS Chương Thâu đưa ra giới thiệu trong lần này. Đây là thành quả mà tác giả đã dày công sưu tầm trong hơn 25 năm nghiên cứu.
PGS.TS Chương Thâu
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
1872 trang
16x24 cm

Từ điển đường phố Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Văn hoá - Xã hội.
TS. Nguyễnn Viết Chức (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2009
1068 trang
16x24 cm

Gia đình Thăng Long - Hà Nội

Cuốn sách “Gia đình Thăng Long - Hà Nội” thuộc cơ cấu cả Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II”. Sách do GS.TS Lê Thị Quý, một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về đề tài gia đình, tổ chức biên soạn.

Lê Thị Quý
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
456
16x24

Tuổi trẻ Thăng Long - Hà Nội những nét đẹp truyền thống và hiện đại

Quá trình hình thành và phát triển những bản sắc và tính cách của con người Thăng Long - Hà Nội gắn liền với những đóng góp của các thế hệ của những người trẻ tuổi. Thế hệ trẻ Thăng Long - Hà Nội, từ đời này sang đời khác luôn là những người đi tiên phong trong lao động sáng tạo, chiến đấu, chống ngoại xâm, giữ gìn và phát triển những phẩm chất tốt đẹp rất đặc trưng của “con người Tràng An”. Những người trẻ tuổi vừa bảo vệ các giá trị truyền thống vừa mang đến cho cuộc sống và văn hoá sự trẻ trung sôi nổi nhưng cũng đầy tinh tế của Thăng Long - Hà Nội.
GS.TS Đặng Cảnh Khanh (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
336 trang
16x24 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)