Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn hóa - xã hội
Đông Kinh Nghĩa Thục và Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục
Đề tài tiếp tục hướng nghiên cứu của tác giả từ năm 1982, lúc đó, mới như một chuyên khảo. Đến năm 1997, tác giả có bổ sung thêm nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Bản thảo lần này được nghiên cứu tương đối toàn diện về: lịch sử, văn hoá, xã hội, tư tưởng của phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Bên cạnh đó tác giả đã sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu gần như toàn bộ thơ văn của các tác giả trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Nhiều trước tác của các tác giả được sưu tầm từ Pháp, Nhật Bản, và lưu trữ tại các gia đình đã được PGS.TS Chương Thâu đưa ra giới thiệu trong lần này. Đây là thành quả mà tác giả đã dày công sưu tầm trong hơn 25 năm nghiên cứu.
Tác giả: PGS.TS Chương Thâu
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2010
Tổng số trang: 1872 trang
Kích thước: 16x24 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 2 - Trung bình: 0.00) Mời đọc một chương sách hay
Giới thiệu về sách:

       Với 2200 trang bản thảo, đã cung cấp cho người đọc nhiều nội dung, thông tin:
       + Lời giới thiệu của GS. Vũ Khiêu đánh giá về mục đích, ý tưởng của cuốn sách cũng như những nghiên cứu của tác giả về phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
       + Bài Tổng quan về phong trào Đông Kinh nghĩa thục: tổng kết điều kiện hình thành, phát triển của phong trào, những ảnh hưởng của phong trào trong xã hội Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20; vị trí, ý nghĩa của phong trào trong lịch sử Việt Nam.
       + Những bài viết, nghiên cứu về người sáng lập, những nhân vật chủ chốt của phong trào này: Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Quyền,…
       + Những tác phẩm của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục được sưu tầm, hiệu đính, dịch, chú…. được phân thành 3 loại: hệ thống sách giáo khoa, Thơ văn có ảnh hưởng của phong trào, Thơ văn của các tác giả khuyết danh.
       - Bản thảo không chỉ là những nghiên cứu đánh giá về phong trào Đông Kinh nghĩa thục, là bộ sưu tập về những tác phẩm tiêu biểu của phong trào mà còn đặt ra vấn đề cần nhìn nhận lại về vai trò, ý nghĩa của phong trào này trong lịch sử Việt Nam. Công trình phục vụ đông đảo bạn đọc quan tâm và có giá trị phục vụ nghiên cứu.

 
 
Sách cùng chuyên mục

Trang phục Thăng Long - Hà Nội

Hiện nay, chưa có một công trình chuyên sâu về trang phục Thăng Long - Hà Nội. Công trình sẽ lần đầu tiên đề cập một cách toàn diện, hệ thống về vấn đề này. Công trình sẽ khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc trưng văn hoá mặc của vùng Thăng Long cổ xưa. Phân tích ảnh hưởng của mỗi giai đoạn lịch sử đến trang phục: về cách nhìn nhận, đánh giá xu hướng, trình độ thẩm mỹ và sự phát triển các địa danh làng nghề có liên quan. Từ đó, rút ra những đặc trưng riêng của trang phục trong từng giai đoạn, so sánh giữa các loại trang phục.
TS. Đoàn Thị Tình
Nhà xuất bản Hà Nội
512 trang

Ha Noi, who are you? (Hà Nội, bạn là ai)

Là bộ sách 10 tập khổ nhỏ 10 x 18 về Hà Nội. Mỗi tập là một chuyên đề về: Địa lý, Lịch sử, Khu phố cổ, Khu phố Tây, Khu Thành cổ, Ngoại ô, Ẩm thực, Các nhân vật qua tên phố, Đời sống tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, đền chùa…), Văn hoá nghệ thuật, Giáo dục.
Nhà văn hoá Hữu Ngọc
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
1196 trang/10 tập
11,5 x 18,5 cm/1 tập

Tìm hiểu lễ hội ở Hà Nội

Từ trước đã có nhiều tác phẩm viết về đề tài này (kể cả kịch bản “10 lễ hội tiêu biểu của Hà Nội” do PGS Phan Khanh xây dựng), tuy nhiên đây là một đề tài được biên soạn lại trên cơ sở những nghiên cứu, tích luỹ của tác giả trong nhiều năm qua. Đề tài đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về lễ hội ở Hà Nội, tìm ra những nét đặc trưng, những vấn đề lịch sử và vai trò của lễ hội trong đời sống chính trị, văn hoá, tâm linh của người Hà Nội.
PGS.TS Lê Hồng Lý
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
400 trang
16x24 cm

Hoa đất Thăng Long

 Hà Nội là thủ đô, nơi hội tụ tinh hoa đất trời, thu hút hương nhụy của mọi miền đất nước. Ở đó là hồn thiêng sông núi mà bất cứ ai đi bốn phương trời đều hướng về Hà Nội. Mỗi người dân Việt Nam yêu nước đều tự hào về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngàn năm văn hiến do các thế hệ người dân Việt Nam xây dựng và giữ gìn. 

Nguyễn Ngọc Phúc
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
328 trang
14,5x20,5 cm

Văn bia Tiến sỹ Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long

Các tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám khởi dựng năm 1484 là một quần thể di sản văn hoá rất nổi tiếng và quan trọng của lịch sử Thăng Long ngàn năm văn hiến. Qua việc giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của hệ thống bia Tiến sĩ, phân tích để nêu bật ý nghĩa quan trọng và nổi bật của hệ thống văn bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long để tôn vinh, lưu danh các nhà trí thức của dân tộc cho các thế hệ chiêm ngưỡng và học tập.
PGS.TS Ngô Đức Thọ
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
1000
16x24 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)