Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn hóa - xã hội
Phát huy tiềm lực tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử, văn hóa, phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội đến năm 2010
Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09.
Tác giả: GS.TS. Phùng Hữu Phú (Chủ biên)
Nhà xuất bản: Nhà Xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản:
Tổng số trang: 304 trang
Kích thước:
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

Tóm tắt nội dung:

Cuốn sách này là tập cuối, có vị trí như là phần tổng kết trong bộ sách 11 tập được biên soạn trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước, Mã số KX.09 do Thủ tướng Phan Văn Khải phê duyệt và được triển khai từ năm 2006 đến năm 2010.

Trên cơ sở đánh giá tổng quan các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội, các giá trị lịch sử - văn hoá của Thăng Long – Hà Nội qua 1000 năm xây dựng, phát triển; đúc kết các bài học lịch sử về sử dụng, phát huy các nguồn lực ở kinh đô - thủ đô; dự báo xu thế, khả năng, triển vọng phát triển của Hà Nội trong vài ba thập kỷ tới theo xu hướng vận động chung của thời đại, các tác giả bước đầu đề xuất một số quan điểm, định hướng, giải pháp nhằm phát huy hiệu qủa hơn nữa các tiềm năng, lợi thế để phát triển toàn diện, bền vững Thủ đô từ nay đến năm 2020.

Cuốn sách được kết cấu như sau:

Chương 1. Tiềm năng và thực trạng sử dụng các nguồn lực

Chương 2. Những bài học lịch sử

Chương 3. Thời cơ, thách thức, tầm nhìn 2020 - 2050

Chương 4. Trên nền tảng 1000 năm lịch sử, định hướng phát triển thủ đô bền vững, tiến kịp thời đại

Sách cùng chuyên mục

Trang phục Thăng Long - Hà Nội

Hiện nay, chưa có một công trình chuyên sâu về trang phục Thăng Long - Hà Nội. Công trình sẽ lần đầu tiên đề cập một cách toàn diện, hệ thống về vấn đề này. Công trình sẽ khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc trưng văn hoá mặc của vùng Thăng Long cổ xưa. Phân tích ảnh hưởng của mỗi giai đoạn lịch sử đến trang phục: về cách nhìn nhận, đánh giá xu hướng, trình độ thẩm mỹ và sự phát triển các địa danh làng nghề có liên quan. Từ đó, rút ra những đặc trưng riêng của trang phục trong từng giai đoạn, so sánh giữa các loại trang phục.
TS. Đoàn Thị Tình
Nhà xuất bản Hà Nội
512 trang

Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài của Thăng Long – Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09.
GS.TSKH. Vũ Hy Chương (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
364 trang

Hoa đất Thăng Long

 Hà Nội là thủ đô, nơi hội tụ tinh hoa đất trời, thu hút hương nhụy của mọi miền đất nước. Ở đó là hồn thiêng sông núi mà bất cứ ai đi bốn phương trời đều hướng về Hà Nội. Mỗi người dân Việt Nam yêu nước đều tự hào về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngàn năm văn hiến do các thế hệ người dân Việt Nam xây dựng và giữ gìn. 

Nguyễn Ngọc Phúc
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
328 trang
14,5x20,5 cm

Câu đối Thăng Long - Hà Nội

Câu đối (Đối liên, doanh liên…): là một sản phẩm ngữ văn đặc biệt, một “thể loại văn học đặc biệt”, “một loại thơ ngắn”… Nó hội tụ đầy đủ đặc trưng giá trị về nội dung, hình thức của một tác phẩm văn học. Với hai vế đối liên nhau, câu đối đã ra đời sớm trong lịch sử văn học Trung Quốc và Việt Nam thời Trung đại. Câu đối được sáng tác bằng văn tự Hán và Nôm, rồi sau này người Việt còn sáng tác câu đối bằng chữ Quốc ngữ (trên thực tế âm của chữ Quốc ngữ là âm Nôm). Khả năng phản ánh về diễn đạt cuộc sống của câu đối cũng rất rộng và đa dạng.
PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
948 trang
16x24 cm

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09
PGS.TS. Võ Quang Trọng (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
296 trang
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)