Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn học - nghệ thuật
Giới thiệu cuốn sách “Hà Nội ngày ấy”

Sống gần trọn một thế kỷ giữa lòng Hà Nội, tận mắt chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của thành phố từ khi còn là thuộc địa của thực dân Pháp - Rồi Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Sau đó là thành phố tạm chiếm - Rồi thành phố ngập tràn cờ hoa trong ngày giải phóng 10/10/1954, tác giả Nguyễn Bá Đạm đã lặng thầm quan sát, ghi chép về cảnh quan và con người nơi đây.

Tác giả: Nguyễn Bá Đạm
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2013
Tổng số trang: 280
Kích thước: 14,5x20,5
Bình chọn:
(Tổng số: 11 - Trung bình: 3.50)
Giới thiệu về sách:

Viết lại cảnh cũ người xưa âu cũng là cách “ôn cố tri tân” để nhớ về một thủa Hà Nội. Chính tác giả cũng biết “ngoảnh lại bạn bè cũ đã thành người thiên cổ cả rồi” nên ông càng cố gắng tranh thủ, chạy đua với thời gian và khi sức khỏe, một người ở tuổi chín mươi bảy cho phép cầm bút là ông lại ngồi vào bàn viết. Và ký ức lại sống dậy, ùa về hiện lên từng trang giấy. Từ thủa ấu thơ được ngủ trong lòng mẹ, rồi lên bảy được chứng kiến ngôi trường đầu tiên của tỉnh Hà Đông được xây trên đất làng mình (1929), và hình ảnh Chợ Mọc, Ao đình, ấn tượng về lần suýt chết đuối năm 13 tuổi sau 85 năm... vẫn vẹn nguyên. Cứ thế, cứ thế... tuổi thơ lùi dần cho chàng thanh niên mười sáu lần đầu bước vào hiệu ảnh lớn nhất Hà Nội lúc bấy giờ để chụp bức chân dung đầu đời nửa trên là áo vét Âu có thắt cravát còn nửa dưới là quần trúc bâu và giày Gia Định... vẫn sáng rõ trong ký ức...

Là người cẩn trọng, kỹ tính, biết ứng xử lại cởi mở, chân thành nên bước vào giới sưu tập cổ vật không lâu, Nguyễn Bá Đạm đã nổi tiếng là người chơi có nghề, biết chọn lọc và được xã hội thừa nhận. Công việc đó khởi đầu cho các quan hệ với những họa sĩ bậc thầy của nền hội họa Việt Nam mà sau này họ trở thành những người bạn thân thiết: Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Lưu Công Nhân, Nguyễn Tiến Chung, Trần Văn Cẩn...

Đó là những người nổi tiếng! Còn nhiều người chẳng mấy tiếng tăm tên tuổi nhưng với cá tính đặc biệt, thậm chí còn “khôn lỏi”, muốn “ăn người” mà Nguyễn Bá Đạm có dịp tiếp xúc cũng thành nhân vật trong những bài viết của mình, vẫn sinh động và hấp dẫn qua từng dòng, từng câu... mà người đọc không thấy đáng ghét hay khinh bỉ. Cái tài của Nguyễn Bá Đạm chính là ở chỗ đó. Ông không hoạt ngôn, đao to búa lớn những câu chữ mạnh mẽ, sáng choang, bóng bẩy để cao đàm khoát luận mà chỉ thủ thỉ kể chuyện mình, liên quan đến mình, có mình trong đó, những kỷ niệm của chính mình. Mọi chuyện xoay quanh Hà Nội lõi, xa không quá Mọc Giáp Nhất nơi ông sinh ra và lớn lên với đầy ắp kỷ niệm tuổi thơ đến giờ ông vẫn nhớ như in, gần là từ Ngọc Hà bước ra nơi ông gắn bó quá nửa đời người buồn vui may rủi đủ cung bậc cảm xúc của một người con Hà Nội.

Tình cảm chân thành mộc mạc, trí tuệ sắc sảo mẫn tiệp đã làm nên một Nguyễn Bá Đạm gần gũi mà tinh tế, giản dị mà sâu sắc qua “Hà Nội ngày ấy”. Với tất cả sự trân trọng một người đã có cả thế kỷ gắn bó với lịch sử thăng trầm của Hà Nội. Người đã được trao Giải thưởng lớn Tình yêu Hà Nội - Vì những cống hiến thầm lặng trong suốt cuộc đời cho Văn hóa lối sống Hà Nội năm 2018, Nhà xuất bản Hà Nội xin được giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách “Hà Nội ngày ấy” của tác giả Nguyễn Bá Đạm nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 - 10/10/2019.

Châu Minh

Sách cùng chuyên mục

Tuyển tập truyện ngắn Thăng Long - Hà Nội

Là tác phẩm đại diện cho tinh hoa truyện ngắn về Thăng Long - Hà Nội. Thể hiện tinh thần, tư tưởng, tâm hồn, phong thái, cốt cách, lối suy nghĩ cũng như sự nghiệp chiến công của người Thăng Long - Hà Nội. Nhóm biên soạn đã căn cứ vào tiến trình lịch sử của sự vận động và phát triển của thể loại truyện ngắn để cung cấp cho người đọc một cái nhìn mang tính lịch đại, nêu được những thành tựu nổi trội của từng giai đoạn, thời kỳ.
Chủ trì tuyển chọn: Nhà văn Lê Minh Khuê
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
2856 trang

Tuyển tập Ngô gia văn phái

“Tuyển tập Ngô gia văn phái” là công trình được đầu tư nghiên cứu từ nhiều năm nay, được đánh giá là thành tựu lớn nhất trong dòng văn học đương đại cả về số lượng và chất lượng.
PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
1664 trang
16 x 24 cm

Tuyển thơ Thăng Long - Hà Nội mười thế kỷ

Là tác phẩm tuyển chọn những sáng tác (chủ yếu thuộc thể loại thơ và một số bài kí, điệu từ mang đậm chất thơ) của các tác gia sinh ra ở Thăng Long - Hà Nội, từng sống và công tác ở Thăng Long - Hà Nội; có những sáng tác về Thăng Long - Hà Nội, trong mười thế kỷ từ khi lập đô đến nay. Số lượng các tác gia, tác phẩm cho thấy vị trí của Thăng Long - Hà Nội cũng như tình cảm với vùng đất này của mỗi người.
Nhà thơ Bằng Việt
Nhà xuất bản Hà Nội
2010

Tuyển tập ký - tản văn Thăng Long - Hà Nội

Trong suốt 10 thế kỷ với biết bao biến thiên, đổi thay của đất nước, của Thủ đô thì những bài ký, tản văn - với vai trò “được ghi chép” hay nói đúng hơn là mang dấu ấn trực tiếp của “sự kiện” đã thể hiện một bức tranh khá sinh động, chân thực và khá đầy đủ về cuộc sống xã hội, con người, văn hoá, lối sống phong tục truyền thống của kinh thành Thăng Long xưa (từ năm 1010) trải qua bao biến thiên lịch sử cho đến Hà Nội ngày nay.
Chủ trì tuyển chọn: PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp (Chủ trì tuyển chọn)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
2184 trang

Hà Nội với những tấm lòng gần xa

Đây là tuyển tập các bài thơ văn, bút ký, tản văn và một số ký hoạ, tranh, ảnh nghệ thuật của người nước ngoài nhìn Hà Nội, cảm nhận và viết về Hà Nội. Điểm theo thời gian, nêu những nét đặc sắc của Hà Nội qua cái nhìn của bè bạn. Các tác phẩm nêu bật được vẻ đẹp của cảnh sắc và con người Hà Nội, bày tỏ sự thán phục trước sự dũng cảm của con người Hà Nội và những ấn tượng sâu sắc mà Hà Nội để lại trong lòng bạn bè.
Hoàng Thuý Toàn (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
16 x 24 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)