Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn học - nghệ thuật
VĂN HỌC - TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VÀ SUY NGHĨ LÝ LUẬN

 “Văn học - Tiếp nhận tác phẩm và suy nghĩ lý luận” là một công trình nằm trong bộ sách gồm 5 cuốn của GS.TS. Đinh Xuân Dũng - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương vừa được xuất bản, ra mắt bạn đọc vào tháng 7/2016. Cùng với bốn ấn phẩm còn lại, sự ra đời của cuốn sách được đánh giá là sự kiện đánh dấu mốc 50 năm gắn bó với công tác văn hóa - văn học nghệ thuật của GS.TS. Đinh Xuân Dũng.

Tác giả: GS.TS. Đinh Xuân Dũng
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2016
Tổng số trang: 388 trang
Kích thước: 16 x 24 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 3 - Trung bình: 5.00)
Giới thiệu về sách:

 Cuốn sách “Văn học - Tiếp nhận tác phẩm và suy nghĩ lý luận” có 388 trang, với 36 bài viết được bố cục thành hai phần chính đúng như tên của tác phẩm: Phần một - Tiếp nhận tác phẩm và Phần hai - Suy nghĩ lý luận.

 

Chiếm một nửa dung lượng công trình, những bài viết về các tác phẩm văn học được chọn lọc trong phần Tiếp nhận tác phẩm được chắp bút ở nhiều thời điểm từ năm 1967 đến nay, là kết quả của nhà nghiên cứu Đinh Xuân Dũng sau nhiều năm gắn bó với công tác nghiên cứu văn học - nghệ thuật. Một phần diện mạo của nền văn học chiến tranh cách mạng Việt Nam 45-75 được tái hiện vừa cụ thể, vừa bao quát; vừa sinh động, chân thực qua các hình tượng nghệ thuật, vừa có sức nặng của những khái quát, đánh giá tổng hợp về những đặc trưng nổi bật, những nhận định mang tính quy luật về xu hướng biến động, phát triển của một thời kỳ văn học. Những đánh giá, cảm nhận, phát hiện của tác giả về đặc điểm của một số tác phẩm văn xuôi Xô Viết về chiến tranh không những mở rộng thêm cho người đọc về biên độ tiếp nhận mà còn mở ra nhiều gợi ý cho việc tìm hiểu, tiếp nhận các tác phẩm văn xuôi Việt Nam viết về chiến tranh.

 

Ở một góc độ khác, phần hai của cuốn sách trang bị cho người đọc những kiến thức chuyên sâu về lý luận văn học nghệ thuật. Xuất phát từ những luận điểm của C. Mác - Lê Nin, M.Gorki và Hồ Chí Minh về văn hóa, văn nghệ, tác giả soi chiếu và làm rõ những đặc trưng có tính quy luật văn học Xô Viết và văn học Việt Nam đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh cách mạng. Từ góc nhìn của một nhà quản lý về văn hóa, trên cơ sở khẳng định vai trò quan trọng của văn học - nghệ thuật, tác giả Đinh Xuân Dũng đưa ra nhiều đề xuất nhằm bồi dưỡng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, phát triển văn học - nghệ thuật trong thời kỳ mới và những định hướng trong quá trình triển khai hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam.

 

Trong toàn bộ cuốn sách (và bộ sách của cùng tác giả) người đọc có thể nhận thấy được một sợi dây xuyên suốt đó là những vấn đề văn hóa - văn học nghệ thuật gắn với vấn đề con người, cũng như các vấn đề đời sống gắn với những nội dung cơ bản cần phải giải quyết trên lĩnh vực văn hóa. Bởi vậy công trình cũng thiết thực hướng tới góp phần vào việc tuyên truyền, triển khai thực hiện việc “Xây dựng, phát triển văn hóa con người” - một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

 

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu!

Sách cùng chuyên mục

Truyện kể dân gian Hà Nội

Tác phẩm này sẽ tập hợp, tuyển chọn toàn bộ những truyền thuyết, truyện cổ tích, giai thoại, truyện cười về Thăng Long - Hà Nội, hoặc lưu truyền ở Hà Nội; nhằm phản ánh giá trị của truyện kể dân gian Thăng Long - Hà Nội làm tư liệu tra cứu cho các nhà nghiên cứu.
PGS.TS. Võ Quang Trọng (Chủ trì tuyển chọn)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
1076 trang

Giới thiệu cuốn sách “Cái kiểu người Hà Nội”

Nhận định về những sáng tác của nhà văn Ngọc Giao, Giáo sư Phong Lê viết: Phấn hương (1939) và Cô gái làng Sơn Hạ (1942) là hai tập truyện đủ đưa Ngọc Giao vào hàng ngũ thành danh trước năm 1945, giống như Thạch Lam với Gió đầu mùa, Nắng trong vườn; Nguyễn Tuân với Vang bóng một thời; Tô Hoài với O Chuột, Nhà nghèo... Ngọc Giao phải được xem là một tác giả quen thuộc viết về Hà Nội, để có vị trí xứng đáng bên cạnh Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Tô Hoài... (Kiến thức ngày nay, số 472).

Ngọc Giao
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
332
14,5x20,5

Giới thiệu cuốn sách “Văn học dân gian Thanh Oai”

Công trình “Văn học dân gian Thanh Oai” cung cấp cho bạn đọc khá đầy đủ và toàn diện bức tranh toàn cảnh đời sống văn hóa, tinh thần một vùng đất giàu truyền thống của Thủ đô. Nhưng đây “mới chỉ là những tìm hiểu bước đầu của một công việc sẽ còn được tiếp tục trong nhiều năm tới” - theo lời của tác giả.

Lã Duy Lan
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
420
14,5x20,5

Thơ văn Cao Bá Quát

Thể loại sách: Sưu tầm, tuyển chọn. Mảng sách: Văn học - Nghệ thuật.
GS. Vũ Khiêu (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
1056 trang

Hà Nội nơi Frey đến với cách mạng

Thể loại: Sách tư liệu. Ngữ xuất bản: Tiếng Việt. Số lượng in: 1.800 cuốn

Trần Đương
Nhà Xuất bản Hà Nội
Quí 4 năm 2011
148 trang
14,5 x 20,5cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)