Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách lịch sử
Lịch sử Hà Nội cận đại (1883 - 1945)

“Lịch sử Hà Nội cận đại (1883 - 1945)” là một công trình nghiên cứu nằm trong khuôn khổ của dự án “Tủ sách Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến” giai đoạn II do Nhà Xuất bản Hà Nội tổ chức. Công trình này do GS.TS. Phạm Hồng Tung và PGS.TS. Trần Viết Nghĩa thực hiện.

Tác giả: Phạm Hồng Tung - Trần Viết Nghĩa
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang:
Kích thước: 16x24
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

       Lịch sử Hà Nội là một phần của lịch sử Việt Nam, vừa mang những nội dung và có những đặc điểm chung của lịch sử dân tộc trong từng thời kỳ, nhưng lại có những đặc điểm riêng với những nội dung, sự kiện, quá trình lịch sử riêng, cho nên, trong khi nghiên cứu, biên soạn công trình này tác giả đã cố gắng giải quyết hài hòa mối quan hệ chung - riêng đó. Bên cạnh đó, nhận thức và phản ánh lịch sử cận đại của Hà Nội một cách toàn diện, khách quan, khoa học là mục đích bao trùm và là yêu cầu chung mà chúng cho công trình này. Dù các tác giả đã rất cố gắng, nhưng trong một thời gian và với những điều kiện còn khá hạn hẹp, công trình khó có thể đáp ứng ở mức cao nhất các yêu cầu nói trên. Chỉ riêng việc thu thập và xử lý các nguồn sử liệu có liên quan cũng đã thấy là một thách thức lớn. Nhiều vấn đề tưởng chừng đã đạt đến độ “chuẩn mực” của tri thức, song vẫn còn có thể bổ sung thêm nhiều thông tin tư liệu và cả cách nhìn nhận, đánh giá mới. May mắn là các tác giả đã có thể kế thừa được khá nhiều từ kết quả nghiên cứu của người đi trước, đặc biệt là các nghiên cứu của Trần Huy Liệu, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Phùng Hữu Phú, Nguyễn Văn Khánh và Philippe Papin. Các ghi chép của Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài và một số tác giả khác đã giúp ích cho các tác giả khá nhiều trong nỗ lực tái hiện đời sống của Hà Nội thời thuộc địa một cách sinh động, cụ thể. Nguồn tài liệu lưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và nguồn tài liệu báo chí, văn học cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu này, tuy nhiên các tác giả biết rằng công việc thu thập và xử lý các nguồn sử liệu này có thể và cần thiết phải được làm tốt hơn nữa.

Về kết cấu của cuốn sách, ngoài phần lời nhà xuất bản, kết luận và tài liệu tham khảo cuốn sách được chia làm 4 chương:

Chương 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Hà Nội cuối thế kỷ XIX

Chương 2: Bộ máy chính quyền thuộc địa ở Hà Nội

Chương 3: Những chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa và phong trào yêu nước ở Hà Nội đầu thế kỷ XX (1897 - 1930)

Chương 4: Tình hình kinh tế, xã hội và phong trào yêu nước ở Hà Nội từ 1930 đến 1945

Với một dung lương không quá lớn nhưng tác giả cũng đã khá thành công trong việc truyền tải kiến thức của một thời kỳ với nhiều biến động của đất nước, nhất là Hà Nội thời kỳ này không còn là đế đô của nước Việt Nam quân chủ, từ sau khi triều Nguyễn định đô ở Phú Xuân (Huế, 1802), thì đô thanh Thăng Long đã bị đổi thành Bắc Thành, rồi sau đó, trở thành tỉnh thành của tỉnh Hà Nội (1831). Dẫu vậy, Hà Nội vẫn là một trong những thành trì, địa phương trọng yếu nhất của toàn bộ xứ Bắc Kỳ. Biết được điều đó thực dân Pháp luôn luôn muốn thâu tóm Bắc Thành. Không chỉ dừng lại là một cuốn sách thông sử với sự kiện gắn với Hà Nội thời kỳ cận đại các tác giả còn cho chúng ta thấy được sự chuyển biến kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó chúng ta thấy rõ được sự khác biệt giữa Hà Nội thuộc địa với Hà Nội thời kỳ phong kiến.

Với sức mạnh quân sự  vượt trội, cả hai lần Pháp đều chiếm được thành Hà Nội. tuy thành Hà Nội thất thủ nhưng những tấm gương chiến đấu anh dũng, quả cảm hy sinh của các vị tướng trấn thành Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu đã có sức cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Hà Nội và nhân dân cả nước. Sự nghiệp đấu tranh anh dũng của nhân dân Hà Nội thực sự được đơm hoa kết trái bằng thắng lợi trọn vẹn “nhanh gọn ít đổ máu”của cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại.  Thắng lợi này chứng tỏ nhân dân ta, nhất là nhân dân Hà Nội không ngừng vườn lên ngang tầm thời đại, nhờ đó mà đủ năng lực vùng lên “ đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Hà Nội cũng là nơi được vinh dự đón lãnh tụ Hồ Chí Minh về, chứng kiến những thời khắc lịch sử Người khởi thảo bản Tuyên ngôn độc lập và chế độ cộng hòa dân chủ được khai sinh.  Ngày 2/9/1945, thay mặt cả nước, 50 vạn nhân dân Hà Nội đã long trọng hô vang lời Thề độc lập quyết “đem hết tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Trong quá trình biên soạn cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót mong rằng bạn đọc, những người sẽ dành cho công trình này sự quan tâm và ý kiến góp ý để cuốn sách có thể tiếp tục hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.

Nhà xuất bản Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!

Lê Sơn 

Sách cùng chuyên mục

Hồ Chí Minh với Thủ đô Hà Nội

Kế thừa các công trình đã công bố về Hồ Chí Minh với Thủ đô Hà Nội, đi sâu nghiên cứu nhận thức của Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của Hà Nội trong tiến trình lịch sử dân tộc và trong sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt quan tâm đến: những chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, trong quá trình xây dựng và bảo vệ thủ đô Hà Nội, tình cảm của Bác Hồ với nhân dân Thủ đô và tấm lòng của đồng bào, chiến sĩ Thủ đô đối với Bác.
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
584 trang
16x24cm

Bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp bảo vệ, giải phóng Thăng Long - Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09.
PGS.TS. Nguyễn Văn Tài (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
400 trang

Kẻ sĩ Thăng Long

 Đã từ bao đời nay, chúng ta nghe nhiều về hai cụm từ, như hai danh xưng đặc thù chỉ nhân thân và nhân cách của một lớp trí thức có chọn lọc trên cả vùng đấy của nền văn minh sông Hồng lịch sử mà trung tâm là Thăng Long xưa, Hà Nội nay.

Bằng Việt
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
368
16x24cm

Hà Nội trong cuộc vận động giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Lịch sử.
GS. Đinh Xuân Lâm (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2009
292 trang

Quản lý và phát triển Thăng Long - Hà Nội, lịch sử và bài học

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09.
PGS.TS. Vũ Văn Quân (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
496 trang
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)