Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách tư liệu tổng hợp
Giới thiệu sách “Khâm định An Nam Kỷ lược”

Cuốn sách “Khâm định An Nam Kỷ lược” bao gồm 2 quyển nhan đề Thiên Chương [Nhất, Nhị] là văn thơ ngự chế và tập hợp chính văn 30 quyển, tổng cộng 378 văn kiện, phần lớn là chiếu biểu, tấu thư, hịch văn... qua lại từ triều đình nhà Thanh với địa phương Trung Quốc và giao thiệp với nước ta trong khoảng từ tháng Năm năm Càn Long 53 (Mậu Thân 1788) đến tháng Ba năm Càn Long 56 (Tân Hợi 1791).

Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: 1080
Kích thước: 16x24
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 Về kết cấu, ngoài những văn bản theo thống kê sách khảo cứu, biên dịch như Lời Nhà xuất bản, Lời mở đầu, Giới thiệu sơ lược bản dịch, Nguyên tắc phiên dịch, nọi dung của sách gồm:

- Thiên chương nhất

- Thiên chương nhị

- Phần dịch chính văn của bộ “Khâm định An Nam kỷ lược”, bao gồm 30 quyển với 378 văn kiện gồm các loại chỉ, dụ, tấu, biểu, trát, chế, sắc… tổng cộng 823 tờ.

Sau phần chính văn, tác giả giới thiệu một số văn bản hỗ trợ rất có giá trị cho việc nghiên cứu:

-         Bảng Nhân danh địa danh - Đối chiếu Việt - Hán.

Bảng Đối chiếu âm dương lịch giúp việc quy đổi từ ngày âm sang ngày dương lịch.

- Phụ lục gồm:

+ Phụ lục 1: Tổng số quân Thanh tử trận tại nước ta (trong cuộc chiến Việt - Thanh năm Kỷ Dậu 1789).

+ Phụ lục 2: Bản đồ hành trình của phái đoàn vua Quang Trung sang Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1790.

- Index

Để bảo đảm tính khoa học và thuận tiện cho việc nghiên cứu, đối chiếu, sách đưa toàn bộ bản gốc nguyên bản chữ Hán của “Khâm định An Nam kỷ lược”.

Mặc dù dịch giả và Nhà xuất bản đã hết sức cố gắng trong các khâu khảo cứu, dịch thuật, chú thích, hiệu đính và biên tập với mong muốn cung cấp cho bạn đọc một ấn phẩm chất lượng cao, song chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong được các đồng nghiệp và bạn đọc góp ý để sách có thể hoàn thiện hơn trong các lần xuất bản tiếp theo.

Quốc Tuấn

Sách cùng chuyên mục

Giới thiệu bộ sách “Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội”

Bộ sách “Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội”do PGS.TS. Vũ Văn Quân làm chủ biên là một bộ sách đồ sộ. Đồ sộ không chỉ với khối lượng trên dưới 10 nghìn trang sách (bao gồm 10 tập) mà còn chứa đựng khối lượng tư liệu lớn về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của Thăng Long - Hà Nội. Bộ sách mang dáng dấp theo dạng một địa chí văn hóa thu gọn, được trình bày theo tiêu chí thống nhất trong toàn bộ 584 đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn.

Vũ Văn Quân
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
10 tập
16x24

Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Thư mục tư liệu trước 1945

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Tư liệu Tổng hợp.
PGS.TS. Vũ Văn Quân (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
3820 trang

Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập Thần tích

Thể loại sách: Sưu tầm, tuyển chọn. Mảng sách: Tư liệu Tổng hợp.
PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí; PGS.TS. Nguyễn Văn Thịnh (Đồng Chủ trì tuyển chọn, giới thiệu)
Nhà Xuất bản Hà Nội
ước 1164 trang

Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập công trình nghiên cứu Văn hoá

Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu văn hóa Thăng Long - Hà Nội được đăng tải, công bố về đất và người Thăng Long - Hà Nội, về lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng, về cách thức ứng xử của người Thăng Long - Hà Nội với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội… Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này được đăng tải ở nhiều nơi và ở nhiều thời điểm khác nhau. Vì vậy, việc xuất bản một cuốn sách tập hợp những bài viết tiêu biểu về văn hóa Thăng Long - Hà Nội nhằm giúp người đọc, người nghiên cứu dễ dàng tiếp cận những vấn đề văn hóa của mảnh đất ngàn năm lịch sử là việc làm cần thiết.
Nhiều tác giả - Chủ trì tuyển chọn, giới thiệu: PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
952 trang
16x24cm

Tư liệu các công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII

Khối tư liệu của Công ty Đông Ấn Hà Lan và Công ty Đông Ấn Anh (EIC) liên quan đến Kẻ Chợ - Đàng Ngoài đã bước đầu được khảo cứu từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Mặc dù vậy, trong hơn một thập kỷ tiếp theo, khát vọng khai thác một cách tương đối hệ thống nguồn tư liệu VOC và EIC của nhiều thế hệ sử học Việt Nam vẫn cơ bản bị bỏ ngỏ. Nguyên nhân chủ yếu là những khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ nhằm hợp tác khai thác các nguồn sử liệu lưu trữ quý giá trên.
TS. Hoàng Anh Tuấn (Biên soạn)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
732 trang
16 x 24 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)