Theo
Cục Xuất bản, cùng với việc chuyển tải những tri thức phục vụ đời sống
tinh thần của cộng đồng, các nhà xuất bản trong cả nước đã xuất bản được
nhiều xuất bản phẩm phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Cụ
thể, xuất bản phẩm phục vụ cho việc xây dựng, sửa đổi Hiến pháp 1992;
tuyên truyền về chủ quyền biên giới, hải đảo; công tác tổng kết 15 năm
thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; công tác triển
khai Nghị quyết Đại hội XI và các hội nghị Trung ương; chiến lược phát
triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn...
Theo
thống kê, đến hết tháng 6-2103, có tất cả 13.035 xuất bản phẩm nhận lưu
chiểu, với 221,035 triệu bản, tăng 11,3% về cuốn, 31,5% về bản so với
cùng kỳ năm 2012.
 |
Quang cảnh hội nghị. |
Mặc dù
đạt được những kết quả thiết thực trên nhưng hoạt động của các nhà xuất
bản vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Đây là những tồn tại đã được cơ
quan quản lý nhắc nhở, xử lý nhiều lần nhưng vẫn chưa được các nhà xuất
bản khắc phục triệt để. Một số nhà xuất bản hoạt động thiếu hiệu quả,
chỉ thực hiện xuất bản được một vài cuốn sách. Cụ thể, Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (1 cuốn), Công thương (3 cuốn), Sân khấu (3
cuốn), Đại học Vinh (6 cuốn)... Ngoài ra, hiện tượng không nộp lưu
chiểu xuất bản phẩm vẫn còn tiếp diễn. Một số nhà xuất bản buông lỏng
khâu quản lý, thực hiện theo quy trình biên tập không khoa học.
Ông
Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản, cho biết: “Cục Xuất bản đã kiểm
tra và xử lý 56 xuất bản phẩm vi phạm về nội dung của 23 nhà xuất bản.
Các xuất bản phẩm vi phạm tập trung chủ yếu vào các nhóm vấn đề như: Sai
sót về sự kiện, thời gian, nhân vật lịch sử hoặc đưa ra những quan
điểm, đánh giá mới về nhân vật lịch sử mà chưa được kiểm chứng hoặc thể
hiện không đúng, không đầy đủ chủ quyền biên giới, miêu tả đời sống phản
cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục... Ngoài ra, các cơ quan quản
lý còn xử lý 40 cuốn sách vi phạm các hình thức khác như: Thông tin ghi
trên xuất bản phẩm (38 cuốn), thực hiện sai so với xác nhận đăng ký kế
hoạch xuất bản (2 cuốn), chuyển cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý
theo quy định 7 cuốn sách có khiếu kiện vi phạm bản quyền”.
Để
khắc phục tình trạng trên, thời gian tới, Cục Xuất bản sẽ phối hợp với
các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra việc thực hiện thi hành pháp luật
về xuất bản tại một số địa phương, đơn vị trong ngành. Rà soát, đánh
giá chất lượng và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội
ngũ biên tập viên. Xem xét lại các hoạt động liên kết xuất bản theo quy
định của Luật Xuất bản năm 2012, đảm bảo thực hiện theo quy trình một
cách chặt chẽ, tránh sai sót, vi phạm có thể xảy ra.
Ngoài
ra, các nhà xuất bản cần tiếp tục đẩy mạnh xuất bản các ấn phẩm, tài
liệu tuyên truyền phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đất
nước. Chủ động tham các hoạt động, sự kiện như chào mừng kỷ niệm 60 năm
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao Việt – Anh, các hội chợ và hoạt động quảng bá xuất bản...
(Theo Qdnd.vn)