Phát
biểu tại hội thảo, ông Lê Tôn Thanh (ảnh), Phó giám đốc thường trực Sở
VH-TT-DL TP.HCM cho rằng, trong bối cảnh kinh tế xã hội của thành phố
phát triển nhanh với những yêu cầu cao hơn về nhiều mặt, công tác tuyên
truyền cần phải thay đổi để đáp ứng thực tế. Phương tiện lạc hậu, lực
lượng cũ, cách làm phong trào, theo mùa cần phải được thay thế bằng
trang thiết bị hiện đại, chuyên nghiệp hóa, sử dụng sức mạnh tổng hợp
mới mong đạt hiệu quả cao.
Nhiều cách làm mới trong công tác đẩy mạnh xã hội hóa tuyên truyền đã
được các đại biểu thảo luận. Ông Võ Công Anh, Giám đốc Trung tâm Thông
tin triển lãm thành phố chia sẻ phương pháp kết hợp tuyên truyền, cổ
động chính trị với quảng cáo thương mại: “Việc làm này góp phần cho công
tác tuyên truyền, cổ động lan tỏa, tạo ấn tượng sinh động và đồng bộ
toàn thành phố. Phương thức xã hội hóa đang được thực hiện tốt và mang
lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền cổ động trực quan, đồng
thời tháo gỡ những khó khăn về kinh phí”. TS Lê Thị Thanh Thủy, giảng
viên trường Đại học Văn hóa TP.HCM đề ra những phương pháp khác như: sử
dụng các tác phẩm nghệ thuật chuyên nghiệp như kịch, phim… để tránh
gượng ép, có sức lan tỏa rộng, dễ đi vào lòng người; dùng người nổi
tiếng, có sức ảnh hưởng để đưa công chúng đến gần với nội dung tuyên
truyền; cổ động qua internet vì cư dân đô thị có đời sống bận rộn…
Hội thảo cũng đề cập về cơ sở pháp lý còn thiếu trong công tác quản
lý và hoạt động tuyên truyền; cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng
còn lạc hậu; mức độ đầu tư kinh phí, sự quan tâm, phối hợp của các ban
ngành chưa đúng mức; sự kết hợp giữa tuyên truyền với hoạt động kinh
doanh sinh lời chưa hài hòa; cần quy định về bản quyền sáng tác tranh cổ
động…
(Theo phunuonline.com.vn)