Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ hai, 16/09/2013 04:31
Về thăm làng Vũ Đại...
Trong văn học, nhân vật từ cuộc đời bước vào trang sách, rồi từ trang sách lại trở về cuộc đời là chuyện bình thường. Vấn đề là ở chỗ nhân vật ấy khi trở về cuộc đời thực thì sống được bao lâu, dài hay ngắn?

Đó chính là “thước đo giá trị” của tác phẩm. Những Thuý Kiều của Nguyễn Du, những chị Dậu của Ngô Tất Tố, những Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng v.v. đã và đang sống từ hàng trăm năm nay là như vậy! Và cũng như vậy, những Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến v.v. của Nam Cao sẽ chẳng bao giờ bị quên lãng cả. Không những thế, ngay cả những nguyên mẫu để nhà văn “đẻ” ra họ cũng “ăn theo” mà nổi tiếng… - Tôi đã cảm nhận điều đó khi đến thăm làng Vũ Đại, nơi đã sản sinh ra những nhân vật văn học nổi tiếng này. Dường như từ sau cánh cửa của ngôi nhà Chánh Bính (nguyên mẫu nhân vật Bá Kiến) kia, cụ Bá “khôn róc đời”, với cái điệu “cười nhạt nhưng mà gian”, đang ngật ngưỡng bước ra. Và sau mấy lùm chuối trong khu vườn chuối ấy vẫn nghe khúc khích tiếng cười của anh Chí , chị Nở…


Ngôi nhà nhìn từ lối đi vào.
Cạnh ngôi nhà là vườn chuối thẳng hàng, xanh mướt, gợi cho chúng tôi nhớ lại mối tình “Chí Phèo - Thị Nở”, với vị thơm ngào ngạt, cùng khói bay nghi ngút của bát cháo hành nức tiếng...

Nhà văn Nam Cao đã lấy ngay chính làng Đại Hoàng (xã Nhân Hậu, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) quê mình làm “nguyên mẫu” để dựng nên cái làng Vũ Đại trong tác phẩm. Và bây giờ, nó đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. Hiện nay UBND tỉnh Hà Nam đã và đang xúc tiến dự án “Vườn hiện thực Nam Cao” với kinh phí khoảng trên 30 tỷ đồng, nhằm làm khu lưu niệm và tái hiện toàn bộ sự nghiệp văn chương của nhà văn Nam Cao. Trong khu lưu niệm, ngôi nhà ngói 3 gian của Chánh Bính là “điểm nhấn” quan trọng; nó toạ lạc trên mảnh đất rộng hơn 900m2. Bác Trần Thị Mai, người trông nom ngôi nhà, nói: “Ngôi nhà này đã qua 7 đời chủ thay nhau sở hữu. Trước nhà xây hình chữ U, hai bên là hai dãy nhà, nhưng qua tay các chủ, thì ngôi nhà đã được sang sửa, chỉ còn lại duy nhất dãy nhà chính 3 gian này thôi”. Rồi chỉ tay lên mái ngói, bác Mai kể rằng, hơn 100 năm qua, mái ngói chưa một lần phải sửa chữa, những cột, kèo của ngôi nhà cũng vậy. Duy chỉ có lớp vôi trắng là vừa mới được cơ quan Văn hoá quét lại mấy năm trước mà thôi.

 

Khu nhà Chánh Bính (nguyên mẫu nhân vật Bá Kiến) có cổng vào nhà được xây kiên cố.

Ngôi nhà của “cụ Bá” được xây dựng đúng kiểu nhà cổ của người Việt, với 3 gian, 2 chái. Nhà bằng gỗ lim, toàn bộ cột, kèo của ngôi nhà được chạm khắc hình rồng, phượng rất tinh xảo. Trên nóc có khắc dòng chữ Nho nói về thời gian làm ngôi nhà. Cửa nhà là loại ghép bức bàn, ngoài hiên có một hàng dãi để chống mưa nắng. Bác Mai còn cho biết, toàn bộ hồ gắn kết xây tường nhà được làm từ mật mía, muối, vôi, vỏ cây và một số phụ gia. Gạch dùng xây tường và lát nền được nung bằng rơm nên dù qua thời gian, tường vẫn không hề bong tróc. Mái nhà lợp duy nhất loại ngói ta theo kiểu bít đốc, đến nay vẫn còn nguyên vẹn...

Khu vườn chuối nổi tiếng với mối tình “Chí Phèo - Thị Nở”...
Khu vườn chuối nổi tiếng với mối tình “Chí Phèo - Thị Nở”...

Bên cạnh ngôi nhà là vườn chuối thẳng hàng, xanh mướt, gợi cho chúng tôi nhớ lại mối tình “Chí Phèo - Thị Nở”, với vị thơm ngào ngạt, cùng khói bay nghi ngút của bát cháo hành nức tiếng...

Dẫu dự án “Vườn hiện thực Nam Cao” chưa hoàn thành, nhưng khi được ngắm lại ngôi nhà “hơn trăm năm bão táp vượt phong ba” gắn liền với nhân vật Bá Kiến nổi tiếng, mới thấy quả là một điều thú vị, đáng để những ai yêu thích các tác phẩm của nhà văn Nam Cao, đến và suy ngẫm…

 

(Theo thethaovietnam.vn)

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)