 |
Ảnh minh họa |
Bộ Y tế cho biết, ngay sau khi được ban
hành, bản Kế hoạch này đã được triển khai toàn diện từ Trung ương đến
địa phương và có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố, tăng cường an
toàn trong thực hành TC trên cơ sở thực hiện tốt các quy định hiện hành.
Nhưng thông tin tại Hội nghị giao ban trực tuyến về công tác an toàn TC
với 63 tỉnh, thành phố vừa được Bộ chủ quản tổ chức hôm qua (27/9) tại
Hà Nội cho thấy, mới có 6.655/16.609 điểm TC (khoảng 40%) được TKT.
Không chỉ có vậy, theo đánh giá của Bộ Y
tế, việc kiểm tra các điểm TC còn chậm; công tác giám sát của tuyến
trên chưa thường xuyên; một số địa phương sắp xếp, bố trí điểm TC chưa
hợp lý; nhiều cán bộ TC tập huấn trên 3 năm rồi nhưng chưa được tập huấn
lại, có đơn vị đã tập huấn cho cán bộ nhưng lại chưa cấp chứng chỉ; số
lượng trẻ TC một buổi thường rất đông và khó kiểm soát…
Còn đáng lo hơn khi nhiều phụ huynh phản
ánh, hoạt động tư vấn, khám lâm sàng chưa được quan tâm và thực hiện.
Trong khi đó, theo TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Parteur TP.HCM:
“Khám sàng lọc và điều tra, xác định nguyên nhân tai biến trong TC là
hai khâu quan trọng nhất trong hoạt động TC”.
Thực tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị
Kim Tiến nhận xét, an toàn TC là vấn đề quan trọng vì nó trực tiếp liên
quan đến tính mạng và sức khỏe của trẻ nhỏ. Chính vì thế, Bộ trưởng đề
nghị trong thời gian tới, không chỉ lãnh đạo các Sở Y tế mà lãnh đạo các
địa phương phải vào cuộc quyết liệt, phối hợp với cơ quan chuyên môn để
thực hiện tốt Kế hoạch này.
Cụ thể, phải tăng cường hoạt động TKT,
giám sát, góp phần khắc phục các yếu kém, bảo vệ thành quả hoạt động TC
để nâng cao hiệu quả hoạt động TC, hạn chế các sai sót chuyên môn, kỹ
thuật. “Đơn vị, cá nhân nào làm tốt sẽ được nêu gương, khen thưởng,
ngược lại, nếu lơ là, xảy ra “sự cố” sẽ bị công khai trên mặt báo, đồng
thời phê bình và xử lý một cách nghiêm khắc…” – bà Tiến nói.