Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ hai, 21/10/2013 08:26
Tỷ lệ hộ nghèo vẫn cơ bản đạt được... chỉ tiêu
Mấy năm gần đây kinh tế hết sức khó khăn, nhiều chính sách phải cắt giảm, nhưng riêng nguồn lực cho giảm nghèo thì không giảm mà còn tăng.
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Thị Hải Chuyền đã trả lời như vậy trong trương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 20/10. Theo bà Chuyền, hầu hết các chỉ tiêu về xóa đói, giảm nghèo đều đạt chỉ tiêu.
 
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền
 
Bộ trưởng cho biết, chủ trương xóa đói giảm nghèo đã cụ thể hóa hơn như chương trình 30a đầu tư cho 62 huyện nghèo. Bên cạnh đó cùng với vấn đề đầu tư hạ tầng cho những huyện nghèo, thì những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo cũng được tăng. Chính vì vậy tỷ lệ hộ nghèo vẫn cơ bản đạt được chỉ tiêu đại hội đề ra, bình quân 2%/ năm, trong đó các huyện miền núi khó khăn khoảng 4%/năm.
 
Mấy năm gần đây kinh tế hết sức khó khăn, NSNN cũng vậy, nhiều chính sách phải cắt giảm. Nhưng riêng nguồn lực cho giảm nghèo thì không giảm mà còn tăng.
 
Thời gian tới đây những vấn đề liên quan đến chính sách đối với người nghèo phải được điều chỉnh cho phù hợp: "Phải xác định hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất để họ có điều kiện thoát nghèo. Đầu tư tăng nguồn lực từ vay tín dụng thay cho hỗ trợ trực tiếp. Do đặc thù của Việt Nam nếu hộ cận nghèo không được quan tâm thì tái nghèo rất nhanh. Chính vì vậy tới đây sẽ có chính sách mới cho các đối tượng cận nghèo, làm cơ sở để giảm nghèo bền vững", Bộ trưởng cho hay.
 
Vấn đề này cũng từng được đưa ra mổ xẻ tại phiên giải trình về phân bổ nguồn lực và cơ chế điều hành thực hiện chính sách giảm nghèo của Ủy ban về các vấn đề xã hội, chiều 24/9. 
 
Tại đây, bên cạnh những mục tiêu đạt được, hàng loạt vấn đề bất cập khác vẫn đang chờ được Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH giải đáp.
 
Cụ thể như: công tác giảm nghèo vẫn còn những thách thức như kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao; gần 50% hộ nghèo tập trung ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, số hộ nghèo ở đô thị cũng tăng lên trước những cú sốc kinh tế… 
 
Trong đó, đáng lưu ý là công tác điều hòa, phối hợp giữa các chương trình, chính sách liên quan đến giảm nghèo của các cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương chưa đồng bộ dẫn đến nguồn lực còn bị dàn trải, trùng lắp, lồng ghép chính sách đạt hiệu quả chưa cao cùng với khó khăn của nền kinh tế trong những năm gần đây đã tác động đến đầu tư và huy động nguồn lực đầy đủ cho chính sách giảm nghèo.
 
Những băn khoăn này cũng từng được Oxfam - Tổ chức quốc tế phi Chính phủ trong các lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ nhân đạo và ActionAid - Một liên đoàn quốc tế chống đói nghèo đưa ra một số khuyến nghị về định hướng chính sách giảm nghèo ở Việt Nam như: 
 
Xây dựng chương trình giảm nghèo ở các địa bàn dân tộc thiểu số với nguồn lực lớn hơn, lấy thôn bản làm trung tâm; Thiết kế một chương trình đồng bộ về cải thiện quản trị địa phương tại các cộng đồng dân tộc thiểu số dựa trên tăng quyền năng và tiếng nói của người dân và các thiết chế thôn bản.
 
Các báo cáo cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm giảm nghèo bền vững.


(Theo baodatviet.vn)
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)