 |
Nghi lễ Cấp sắc của người Dao (tỉnh Tuyên Quang). |
Các di sản này thuộc các loại hình: Lễ hội truyền thống; tập quán xã hội
và tín ngưỡng; nghề thủ công truyền thống và nghệ thuật trình diễn dân
gian.
8 di sản được đưa vào Danh mục bao gồm:
1. Lễ hội Roóng poọc của người Giáy (xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai);
2. Lễ Pút tồng của người Dao đỏ (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai);
3. Nghề chạm khắc bạc của người Mông (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai);
4. Nghề Chàng slaw của người Nùng Dín (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai);
5. Hát Páo dung của người Dao (tỉnh Tuyên Quang);
6. Nghi lễ Cấp sắc của người Dao (tỉnh Tuyên Quang);
7. Nghệ thuật Xòe Thái (tỉnh Điện Biên);
8. Lễ hội cúng biển Mỹ Long (xã Mỹ Long Bắc, xã Mỹ Long Nam và thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh).
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước đã có 48 di sản văn hóa
phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL quy định, các di sản văn hóa phi vật thể
được lập hồ sơ khoa học để đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể
quốc gia phải có đủ các tiêu chí: Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của
cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của
con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại
lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.