Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 5 diễn ra tại Hà Nội
Kể từ Hội
thảo đầu tiên tháng 11/2009, tình hình Biển Đông đã có nhiều thay đổi
theo chiều hướng tích cực cũng như tiêu cực. Biển Đông trước đây được ít
người biết đến, nay nhiều người đã quan tâm theo dõi các sự kiện và sự
phát triển của tình hình vùng biển này. Hiểu biết của cộng đồng khu vực
và quốc tế về tầm quan trọng của Biển Đông đã
được nâng cao, cùng với sự gia tăng nhận thức về tầm quan trọng của
việc giữ gìn hòa bình, ổn định tại vùng biển quan trọng này của thế
giới. Đã có nhiều nỗ lực song phương và đa phương, của các chính phủ,
chính giới và dư luận báo chí,
cùng với việc mỗi năm diễn ra hàng chục cuộc hội thảo quốc tế trên thế
giới, hướng tới mục tiêu tăng cường hiểu biết và tìm kiếm giải pháp cho
cuộc tranh chấp tại Biển Đông. Các hoạt
động nghiên cứu, hội thảo với các kiến nghị giải pháp của giới nghiên
cứu đã tác động tích cực tới nhận thức của dư luận các nước, góp phần
thúc đẩy các chính phủ liên quan tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột.
Nhiều cơ chế hợp tác đã hình thành, phát huy tác dụng để kiềm chế hoặc
xử lý các xung đột nảy sinh. ASEAN và Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực
triển khai DOC và bắt đầu một quá trình mới hướng tới xây dựng một bộ
quy tắc ứng xử về Biển Đông (COC).

Cuộc
Hội thảo lần này đề cập đến hàng loạt vấn đề, như tranh chấp tài
nguyên biển, những rắc rối chính trị và các kịch bản của vụ kiện Trung
Quốc mà Philippines đưa ra Tòa án trọng tài quốc tế, việc giải quyết
thông qua các cơ chế tài phán, vấn đề đoàn kết ASEAN trong vấn đề tranh
chấp Biển Đông...
Bên cạnh đó,
vẫn tồn tại một số mặt tiêu cực, trong đó một số bên liên quan vẫn theo
đuổi các lợi ích trước mắt, tối đa hóa các lợi ích đó, không chịu tính
đến lợi ích các bên liên quan khác và cuả cộng đồng quốc tế, gây trở
ngại cho việc giải quyết cuộc tranh chấp. Giữa các bên liên quan vẫn tồn
tại nhiều khác biệt về việc áp dụng luật quốc tế đối với những vùng
chồng lấn yêu sách Biển Đông. Vẫn thiếu ý chí chính trị tìm
kiếm giải pháp cơ bản cho cuộc xung đột Biển Đông. Hàng ngày trên Biển
Đông vẫn diễn ra các va chạm, các căng thẳng có thể dẫn tới xung đột
nóng và xung đột quân sự tiềm ẩn. Trung Quôc vẫn thực hiện chính sách cô lập Philippines và chia rẽ ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
Cuộc xung đột
trên biển Hoa Đông cũng tác động tới tình hình Biển Đông, với sự gia
tăng dính líu của các nước lớn trên hai vùng biển này. Trung Quốc xem
ASSEAN dễ đối phó hơn Nhật Bản. Số lượng tàu đánh cá trên biển Hoa Đông
lên tới 180.000 tàu bè các loại. Rất nhiều tàu đánh cá Trung Quốc hoạt
động tại Biển Đông và biển Hoa Đông đều có tàu hải giám đi kèm.
Cuộc Hội thảo
lần này đề cập đến hàng loạt vấn đề, như tranh chấp tài nguyên biển,
những rắc rối chính trị và các kịch bản của vụ kiện Trung Quốc mà
Philippines đưa ra Tòa án trọng tài quốc tế, việc giải quyết thông qua
các cơ chế tài phán, vấn đề đoàn kết ASEAN trong vấn đề tranh chấp Biển
Đông, vấn đề hợp tác cùng khai thác ở đâu và như thế nào, vấn đề xây
dựng công viên hòa bình trên biển, chính sách và lợi ích của các bên thứ
ba, quan điểm của Trung Quốc và Nhật Bản... Hội thảo cũng quan tâm đề
cập các khía cạnh pháp lý như các quyền và quyền tài phán, ranh giới đất
và biển, tính pháp lý các yêu sách, các khía cạnh luật biển liên quan
Biển Đông, thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông...
Nhiều diễn giả cũng đề cập đến tình hình thực hiện DOC
và triển vọng xây dựng COC, cũng như biện pháp xây dựng lòng tin và
giảm leo thang căng thẳng... ASAEN đưa ra dự thảo ban đầu, dường như
đoàn kết hơn trong cách tiếp cận, nhưng nội bộ vẫn chưa thống nhất về
nội dung, với quan điểm chung là những nỗ lực để thúc đẩy COC cần được
xây dựng trên cơ sở DOC và cái sau không thay thế cái trước. Trung Quốc
muốn đi từng bước một, vì vậy quá trình đàm phán sẽ kéo dài và chưa thể
dự báo được kết quả cũng như khi nào thì một quá trình COC cán đích.
Các dự báo
cho thấy, Biển Đông tiếp tục là một trong vùng biển tranh chấp phức tạp
nhất thế giới và trong những năm tới vẫn là vùng biển nóng.
Phó Tổng thư
ký ASEAN, ông Nyan Lynn, trong phát biểu dẫn đề của Hội thảo nhấn mạnh
vai trò ASEAN trong giải quyết vấn đề Biển Đông, khẳng định ASEAN tiếp
tục cung cấp “diễn đàn trung lập cho đối thoại và hợp tác trong các vấn
đề liên quan đến khu vực và bảo đảm ASEAN vẫn đóng vai trò trung tâm cho một cấu trúc an ninh khu vực” và tiếp tục “tìm kiếm hòa bình và ổn định tại Biển Đông”.
Các đại biểu nhất trí cần tiếp tục các nỗ lực mở, công khai, tìm kiếm mọi khả năng có thể để tăng cường lòng tin và hợp tác vì an ninh và hợp tác tại vùng biển quan trọng này của thế giới./.
(Theo toquoc.gov.vn)