Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ ba, 19/11/2013 08:38
TIẾP TỤC HOÀN THIỆN DỰ THẢO HIẾN PHÁP SỬA ĐỔI: Thủ tướng chỉ đứng đầu chính phủ
Thường vụ QH có thêm quyền phê chuẩn nhân sự cấp phó của hội đồng dân tộc và các ủy ban của QH.
 
Ngày 18-11, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (HP) năm 1992 đã báo cáo trước QH kết quả tổng hợp, tiếp thu góp ý của các đại biểu (ĐB) QH từ đầu kỳ họp tới nay, đồng thời trình dự thảo mới nhất được hoàn thiện trên cơ sở các ý kiến này. Theo đó, về cơ bản không có nhiều thay đổi so với dự thảo đầu kỳ họp. Các ĐBQH sẽ không họp thảo luận tiếp dự thảo mới này mà cho ý kiến cụ thể vào phiếu lấy ý kiến để Ủy ban Dự thảo hoàn thiện, trình QH thông qua vào cuối kỳ họp.

Về các nội dung liên quan đến Chính phủ (CP), trong quá trình thảo luận, có ĐB đề nghị quy định Thủ tướng không chỉ là người đứng đầu CP (như HP hiện hành) mà cần bổ sung đứng đầu cả hệ thống hành chính nhà nước, chịu trách nhiệm trước QH về hoạt động của CP, của hệ thống hành chính nhà nước và những nhiệm vụ được giao.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN

Quan điểm này không được Ủy ban Dự thảo chấp nhận với lập luận CP chỉ gồm Thủ tướng, các phó thủ tướng, các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của QH. Còn hệ thống hành chính nhà nước gồm nhiều cơ quan và người đứng đầu mỗi cơ quan chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan mình. Do đó, Thủ tướng chỉ đứng đầu CP chứ không đứng đầu cả hệ thống hành chính. Và cũng không thể hiến định là Thủ tướng chịu trách nhiệm về hoạt động của cả hệ thống hành chính nhà nước.

Trong quá trình thảo luận cũng có những ý kiến cho rằng CP phải được quyền chủ động rút lại các dự án luật do CP trình nếu dự thảo đó không đáp ứng được nhu cầu thực tế từ quản lý nhà nước. Tuy nhiên, Ủy ban Dự thảo không đồng tình, cho rằng quá trình soạn thảo đã có ý kiến của CP, nên khi đã đưa dự án luật vào nghị trình thì cho rút hay không phải là quyền của QH.

Như vậy, vị trí, vai trò của Thủ tướng về cơ bản giữ nguyên như HP hiện hành. Chỉ có một bổ sung là khẳng định Thủ tướng “lãnh đạo việc xây dựng chính sách”, đặt bên cạnh nhiệm vụ lâu nay là “tổ chức thi hành pháp luật” - đã có sẵn trong HP hiện hành.

Cách thức “giữ nguyên” này cũng được áp dụng cho quy định về Ủy ban Thường vụ QH. Các dự thảo trước đây thể hiện theo hướng tăng quyền lực cho Thường vụ QH, được “lãnh đạo công tác” hội đồng và các ủy ban của QH. Tuy nhiên, ra thảo luận thì nhiều ĐB không đồng tình, cho rằng như vậy sẽ hành chính hóa QH, làm giảm vai trò của hội đồng và các ủy ban. Kết quả, tới dự thảo mới nhất đã trở về với quy định như HP hiện hành, tức Thường vụ QH vẫn chỉ “chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động...”.

Tuy nhiên, trong dự thảo, Thường vụ QH có một quyền mới - quyền phê chuẩn nhân sự vào vị trí cấp phó và ủy viên hội đồng, ủy ban của QH. QH chỉ bầu cấp trưởng - đồng thời là ủy viên Thường vụ, thay vì bầu tất cả như hiện hành.

Vẫn chưa rõ về chính quyền địa phương

Từ khi khởi động nghiên cứu sửa đổi HP đến nay, chính quyền địa phương là nội dung gây tranh cãi nhiều nhất. Trước tình hình đó, đến dự thảo cuối cùng này thể hiện hai khái niệm: “chính quyền địa phương” - được tổ chức ở các đơn vị hành chính địa phương và “cấp chính quyền địa phương” - gồm HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm từng vùng. Dự thảo không làm rõ được sự khác nhau và mối quan hệ giữa hai khái niệm này. Song theo giải thích của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Ủy ban Dự thảo thì quy định như vậy sẽ mở ra khả năng sửa luật để tùy đặc thù nông thôn, thành thị, hải đảo... mà có nơi tổ chức chính quyền ba, hai hay một cấp.

Người dân tỉnh nào có nhiều “đầy tớ”?

Nếu xem CB-CC là công bộc, “đầy tớ” của dân thì tại một số tỉnh có GDP không cao lắm, dân cư cũng không quá tập trung nhưng lại có số công bộc cao ngất. Cụ thể, Nghệ An vượt qua TP.HCM với gần 18.000 CB-CC, Thanh Hóa cũng có hơn 17.300 CB-CC. Trong đó, người dân Thanh Hóa có đến hơn 13.000 công bộc cấp xã phục vụ, cao gấp đôi số lượng công bộc cấp xã của TP.HCM.


(Theo phapluattp.vn)

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)