Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ bảy, 23/11/2013 08:12
Đàn đá 2.000 năm bên suối Đăk Kar
Đồng bào ở cao nguyên M’nông từng tìm được nhiều bộ đàn đá có âm thanh trong ngần, giới khảo cổ kinh ngạc khi kết quả giám định cho thấy những báu vật này được chế tác trước Công nguyên.

 

Nghệ nhân Bu Bir hòa tấu đàn đá
Nghệ nhân Bu Bir hòa tấu đàn đá.

Những thanh “đá kêu” chìm trong đất

Trong lần về Đăk Nông mới đây, chúng tôi may mắn thưởng thức tiếng đàn đá Đăk Kar do các nghệ nhân người dân tộc M’nông trong bon Bu Bir ở xã Quảng Tín, huyện Đăk R’lấp diễn tấu, và nghe câu chuyện về bộ đàn đá nghìn tuổi. Người M’nông gọi những thanh đá kêu này là goong lú -chiêng đá.

Ông Điểu Trang, Trưởng bon Bu Bir chia sẻ, ông nghe ông bà nội kể lại, trong một lần đi rẫy, đào đất, dựng lều gần khu vực suối Đăk Kar hơn nửa thế kỷ trước, các cụ đã phát hiện 3 thanh đá kêu. Gõ thử nghe hay, họ mang về đêm đêm tấu cùng chiêng đồng phục vụ bà con. Về sau, bô đá kêu thất lạc trong những cuộc du cư vô định thời chiến.

Năm 1985, ông Điểu Bang phát hiện đá kêu khi giăng lưới bắt cá ở suối Đăk Kar. Ông xuống suối mò thêm được 2 thanh khác. Xếp 3 thanh, ông gõ cho mọi người cùng nghe. Thời gian đó, trong bon xảy ra bệnh dịch làm chết nhiều người, cả bon nghi do không cúng thần thánh khi lấy đá nên trời phạt, ông đành trả về chỗ cũ. Sau này, cán bộ sưu tầm năn nỉ mãi, ông mới chịu chỉ chỗ, tìm về.

Nghệ nhân Ðiểu Têu 70 tuổi cho rằng tổ tiên nhiều đời của người M’nông đã có những bộ goong lú 3 thanh, khi diễn tấu mỗi người đánh một thanh, dùng trong các lễ cúng thần Brah. Đồng bào M’nông gọi tên 3 thanh đá là Me, Tru, Kon có thể hòa tấu được cùng dàn chiêng đồng cổ ba chiếc hoặc trình diễn độc lập. “Ðàn đá ở suối Ðắk Ka có đến mấy chục bộ. Khi đánh lên, âm vang như hồn người Tây Nguyên đang gửi vào đá”.

Những năm gần đây, thanh niên trong bon Bu Bir và các bon lân cận vẫn tìm được hàng chục bộ đàn đá bán sang Lâm Ðồng, Bình Phước, Ðồng Nai... với giá 1 triệu đồng/thanh đá.

Thú sưu tầm đàn đá cổ

Hiện nay, bon Bu Bir còn gần chục bộ đàn đá. 5 nghệ nhân diễn tấu là ông Điểu Đam, Điểu Têu, bà Thị Khăh, Thị Khiêng, Thị Hồng.

Anh Điểu Phương, chủ nhân nhiều bộ đàn đá, chiêng cổ, ché cổ cho biết: Thuở nhỏ anh nghe người già trong bon đánh đàn, kể sự tích đàn đá bên dòng suối Đăk Kar nên lớn lên, anh đam mê sưu tầm nhạc cụ dân gian, đặc biệt là đàn đá.

Năm 2001, đi chơi cùng bạn ở suối Đăk Kar, anh vô tình dẫm phải thanh đá có hình dáng rất đẹp liền mang về. Người già xác định là đàn đá. Tiếp tục tìm kiếm, anh có bộ đàn đá hoàn chỉnh. “Say mê đàn đá, vào mùa nước cạn tôi lại đến suối tìm những thanh đá kêu bổ sung bộ sưu tập của mình, hiện tôi đang sở hữu 5 bộ đàn đá”.

Mỗi khi tìm được đá kêu, Điểu Phương lại mời nghệ nhân am hiểu để thẩm định và sắp xếp đúng trình tự một dàn hoàn chỉnh. Nhiều nhà sưu tầm các tỉnh khác nghe tiếng tìm đến hỏi mua, anh không bán. Ðàn đá là một trong những nhạc cụ đặc sắc nhất của đồng bào M’nông. “Tôi đã phát hiện dấu tích hơn 10 thanh đá kêu để bổ sung vào bộ sưu tập. Đầu tháng 11/2013, tôi vừa tìm thêm được một bộ đàn đá 3 thanh”- anh nói.

Bon Bu Bir hiện có 53 hộ, 500 nhân khẩu chủ yếu đồng bào M’nông, được xem là bon giàu có về văn hóa truyền thống, lưu giữ nhiều bộ đàn đá nhất, nhiều người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Mỗi khi địa phương tổ chức sự kiện quan trọng đều không thể thiếu tiết mục hòa tấu đàn đá của nghệ nhân Bu Bir.

Bon đã thành lập một đội văn nghệ dân gian thu hút đông đảo thanh thiếu niên. Nhờ đó, những bài chiêng cổ, lời hát ru, nhịp đàn đá, điệu múa xoang… vang khắp bon.

Ông Tô Anh Tuấn, giám đốc Sở VHTTDL Đăk Nông cho biết: Năm 1993, Sở phối hợp Viện Văn hóa Dân gian, Bảo tàng lịch sử lập Hội đồng nghiên cứu thẩm định bộ đàn đá Đăk Kar mà năm 1985 ông Điểu Bang tìm thấy. Hội đồng xác định 3 thanh đá đều có thang âm của âm nhạc thời cổ đại, có niên đại trước Công nguyên. Hiện bộ đàn này được lưu giữ tại bảo tàng Đăk Nông.


(Theo tienphong.vn)

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)