Chống lãng phí: Gia tăng sự giám sát của dân
Ông
Quốc khẳng định: Ai cũng biết rằng, lãng phí đã ngốn đi một nguồn tài
sản rất lớn của Nhà nước và xã hội. Nhưng dùng luật chưa đủ, quan trọng
là chúng ta phải tạo ra được một tập tính xã hội mà dân Việt Nam vốn là
dân tộc đã từng có tập tính hết sức tiết kiệm.
Bây
giờ cần nghiên cứu kỹ xem điều gì đã làm người Việt Nam đánh mất dần
tập tính tiết kiệm đó. Ngoài ra, tôi cho rằng, những chế tài để tiết
kiệm công quỹ Nhà nước là điều hết sức cần thiết và quan trọng.
Tại
sao trên thế giới có ông thủ tướng đi xe đạp, đi xe công cộng đi làm.
Các quốc gia khác làm được thì chúng ta hoàn toàn có thể học tập và làm
được… Cho nên luật lần này vẫn chỉ giải quyết được cái ngọn, chưa xử lý
được cái gốc.
Trong dự thảo luật cũng đã
liệt kê tới 5- 7 lĩnh vực lãng phí nhiều, nhưng lại chưa đưa ra được
những giải pháp khắc phục cụ thể. Ông có thể đề xuất một vài giải pháp
theo quan điểm cá nhân?
- Tôi kiến nghị
tăng cường giám sát của nhân dân đối với việc chi tiêu công của Nhà
nước. Ngoài ra, giải pháp gốc vẫn là tăng cường giáo dục tuyên truyền và
những phương thức khác để chúng ta hình thành trở lại tập tính vốn có
của dân tộc Việt Nam trước đây là tằn tiện, tiết kiệm.
Nhưng
làm sao người dân có thể giám sát được khi họ không có công cụ trong
tay, thưa ông? Ngoài ra, có nhiều quyết định, chính sách không phù hợp
cũng gây ra những sự lãng phí đáng kể?
-
Tôi cho rằng, chính sách tiết kiệm phải hướng trực diện vào bộ máy công
quyền, nơi đáng sử dụng ngân sách Nhà nước. Còn những cái liên quan đến
đời sống xã hội thì chúng ta có thể đẩy mạnh tuyên truyền. Bởi qua thực
tế theo dõi, tôi vẫn thấy rằng dường như trong tư duy của những người
lãnh đạo, họ vẫn vì lợi ích của bộ máy công quyền nhiều hơn lợi ích của
xã hội.
Luật đã ra đời được 7 năm nhưng
dường như chưa có ai bị xử lý trong khi các hành vi lãng phí vẫn xảy ra
nhiều hơn với mức độ, quy mô lớn hơn?
-
Đúng vậy, luật đã không được thực thi, mà trước tiên là ngay chính với
khu vực sử dụng ngân sách nhà nước. Chỉ cần rà soát lại một vài dự án
giao thông thôi mà ngành giao thông đã tiết kiệm được 15.000 tỷ đồng,
vậy mà vẫn coi rà soát là một thành tích chứ không phải là nguyên tắc
bắt buộc khi triển khai dự án. Tôi vẫn cho rằng, lãng phí đang nằm ngay
trong khu vực sử dụng NSNN, chứ lãng phí ngoài xã hội là yếu tố khác.
Xin cảm ơn ông!
(Theo danviet.vn)