Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ bảy, 08/06/2013 09:04
Thế giới trước nguy cơ giá lương thực tăng cao
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài càng trở nên trầm trọng hơn khi giá lương thực liên tục tăng trong những năm qua và được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài trong thập niên tới.


Giá lương thực tăng cao làm giảm chất lượng bữa ăn của những người nghèo

Nguy cơ này vừa được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) cùng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra trong báo cáo “Tầm nhìn nông nghiệp 2013 - 2022” công bố hôm 6-6-2013.

Theo hai cơ quan này, nhu cầu lương thực toàn cầu đang ngày càng gia tăng sẽ đẩy giá lương thực tăng thêm 10 - 40% trong thập niên tới. Vì thế, họ khuyến nghị các chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư để gia tăng sản xuất lương thực. Theo đó, cần tìm cách để nông dân có thể tiếp cận được với công nghệ, giúp gia tăng sản lượng và đưa nông sản ra thị trường nhiều hơn. Các nước cần nhanh chóng chuyển từ chính sách lạc hậu sang tập trung vào sản xuất và sáng tạo.

Giá lương thực cao hơn ảnh hưởng lớn nhất ở thế giới đang phát triển, nơi nhiều gia đình phải chi tới 60% thu nhập cho lương thực.

Sản lượng lương thực tăng chậm trong những thập niên gần đây có nguyên nhân là do mức đầu tư trong nông nghiệp giảm sút vì tình trạng giảm giá kéo dài trên thị trường hàng hóa cũng như suy thoái kinh tế kéo dài. Mức tiêu thụ lương thực ở các nước đang phát triển đã tăng tới 30% một năm trong suốt thập niên qua nhờ thu nhập người dân tăng lên. Còn ở các nước phát triển thì tình hình ít thay đổi. Với dân số đông nhất hành tinh (hơn 1,3 tỷ người) và đã qua mặt Nhật Bản trở thành nền kinh tế số 2 thế giới, Trung Quốc là một tác nhân quan trọng ảnh hưởng tới thị trường lương thực toàn cầu. Nước này được dự báo sẽ nhập khẩu nhiều thịt và các loại hạt có dầu hơn do người tiêu dùng ngày càng giàu ở nước này chi tiêu nhiều hơn cho lương thực.

Thế giới từng trải qua cuộc khủng hoảng giá lương thực năm 2007 và hai quý đầu năm 2008, gây ra những bất ổn chính trị và kinh tế cũng như rối ren xã hội ở cả nước nghèo lẫn các nước phát triển. Từ giữa năm 2006 tới 2008, giá bình quân thế giới đã tăng tới 217% về gạo, 136% về lúa mì, 125% về bắp và 107% về đậu nành. Cuối quý 4-2008, giá gạo lên tới 24 cent Mỹ một cân Anh, tăng hơn gấp đôi chỉ trong vòng 7 tháng. Báo chí lúc đó ví von “tăng như tên lửa” với nguyên nhân chính là giá nhiên liệu tăng, thời tiết bất thường và nhu cầu đột biến từ hai nước đông dân nhất nhì thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ). Khủng hoảng giá lương thực làm nổ ra những cuộc biểu tình phản đối ở một số nước Caribe, châu Phi và châu Á, nóng nhất là tình trạng bạo động dữ dội ở Somalia.


(Theo congan.com.vn)

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)