Hưởng ứng “Ngày Hạnh phúc 20/3” của
Liên Hiệp Quốc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ra quyết định
lấy ngày 20/3/2014 là “Ngày Hạnh phúc” Việt Nam.
Theo đó, chương trình nhằm nâng cao
nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của gia đình, về chủ
trương, pháp luật, chính sách của Đảng và nhà nước liên quan đến gia
đình; về quyền, nghĩa vụ của gia đình, các cơ quan liên quan đến gia
đình; về kỹ năng sống, cách tổ chức cuộc sống gia đình và xây dựng mối
quan hệ gia đình, bình đẳng giới trong gia đình, phòng chống, bạo lực
gia đình, tăng cường hiệu quả công tác giáo dục về gia đình.
Bên cạnh đó, thông qua chương trình sẽ
tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam; đẩy mạnh
tuyên tuyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn
minh, gia đình văn hóa, kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt
Nam. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai
trò, vị trí, tầm quan trọng của gia đình và công tác gia đình.
 |
Ngày hạnh phúc của Việt Nam sẽ là ngày để tôn vinh những giá trị gia đình |
Nhiều người cho rằng, với một quốc gia thường xuyên có chỉ số hạnh phúc
thuộc hàng cao nhất thế giới, việc Việt Nam hưởng ứng ngày hạnh phúc là
hoàn toàn dễ hiểu. Bảng đánh giá Chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) được
công bố hôm 14/6/2012 là kết quả nghiên cứu của Quỹ kinh tế mới (NEF),
một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về kinh tế, xã hội và môi trường có
trụ sở tại Anh. Về HPI, Việt Nam chỉ xếp sau Costa Rica – đất nước lần
thứ hai liên tiếp đứng đầu trong danh sách 151 quốc gia và vùng lãnh thổ
được khảo sát.
 |
Năm 2010, hơn 70% số hộ cả nước đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, mục tiêu từ nay tới năm 2015 là tiếp tục giữ vững kết quả này. |
Thậm chí có người còn cho rằng số
lượng ngày hạnh phúc trong năm của Việt Nam nên tăng thêm nữa, khoảng 3
tháng/lần hoặc có thể lên đến 1 tháng/lần để phù hợp với chỉ số hạnh
phúc cao chót vót của Việt Nam.
Điều này cũng hoàn toàn hợp lý với
định hướng Ngày hạnh phúc của nước ta là để tôn vinh các giá trị gia
đình bởi Việt Nam là đất nước có tỷ lệ gia đình văn hóa rất cao. Theo
Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” (2000 - 2010), phong trào xây dựng Gia đình văn hóa
đã thu hút trên 90% gia đình tham gia, từ gần 8,7 triệu hộ được công
nhận Gia đình văn hóa năm 2000, tới năm 2010 đã tăng lên hơn 16 triệu hộ
(cả nước có tổng số hơn 22,6 triệu hộ gia), đạt tỷ lệ 70,8%.
Về phong trào xây dựng làng, tổ dân
phố văn hóa, từ gần 18.000 làng (bản, thôn, ấp…) và tổ dân phố (khu phố,
khu dân cư) văn hóa được công nhận năm 2000, đã tăng lên gần 58.300 đạt
danh hiệu văn hóa năm 2010 (trên tổng số gần 87.000 làng, tổ dân phố
trên cả nước), đạt tỷ lệ 67%. Đã có 1,2 triệu Người tốt, việc tốt được
suy tôn ở các cấp (trong đó cấp tỉnh trên 249.000 người, cấp huyện trên
239.000 người, cấp xã trên 712.000 người).
Thiết nghĩ, với số lượng gia đình văn
hóa, gia đình hạnh phúc lớn, chỉ số hạnh phúc cao, ngày hạnh phúc được
tổ chưc liên tục âu cũng có sự hợp lý.
(Theo phunutoday.vn)