 |
Bìa cuốn "Những sự kiện văn học Việt Nam từ 1865 đến 1945" của PGS - TS Vũ Tuấn Anh. |
|
Thiết
nghĩ chỉ riêng liệt kê được các sự kiện, tác giả, tác phẩm, trào lưu,
tổ chức, giải thưởng văn học chính cũng đã là công phu, công lao đáng nể
của tác giả nhưng tác giả đã làm nhiều hơn thế. Ví dụ khi giới thiệu sự
xuất hiện của một tờ báo, PGS - TS Vũ Tuấn Anh giới thiệu tôn chỉ mục
đích, nêu tóm tắt nội dung, hình thức của tờ báo và cả sự cáo chung của
nó sau này. Trong mục "Những sự kiện văn học trong bối cảnh chính trị -
xã hội - văn hóa từ 1900-1945", tác giả trình bày từ những sự kiện lớn
như Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Đông
Dương đến các sự kiện nhỏ như Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành
lập Ủy ban tư vấn về các ngôn ngữ phương Đông
Về các sự kiện phong trào văn
học, tác giả trình bày từ khởi đầu đến kết thúc, ví dụ phong trào Thơ
Mới kéo dài từ 1932-1945, đã có mầm mống từ trước đó với những bài báo
của Phạm Quỳnh, Phan Khôi công kích thơ Đường luật, với bài thơ "Tình
già" của Phan Khôi rồi mới đến các cuộc tranh luận, diễn thuyết về thơ
mới - thơ cũ.
Về tổ chức văn học, tác giả nói
rõ: Năm xuất hiện, tôn chỉ mục đích, quá trình hoạt động, các thành
viên, cơ quan ngôn luận, các giải thưởng văn học. Riêng về giải thưởng,
PGS - TS Vũ Tuấn Anh liệt kê rõ từng tên tác giả và loại giải, thậm chí
cả nhận xét của ban giám khảo với một số tác phẩm được giải.
Về tác giả, tác phẩm chính, sau
phần tóm tắt tiểu sử tác phẩm và xuất xứ tác phẩm, là phần trình bày
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm với những nhân chứng cụ thể, tiêu
biểu và cả những ý kiến bình luận xác đáng.
Để tiện cho việc tra cứu, tác
giả cuốn sách đã xếp tên các sự kiện của tác giả, tác phẩm, các tờ báo,
tạp chí, nhà xuất bản, các nhóm, tổ chức văn học, giải thưởng văn học
theo thứ tự a, b, c của chữ đầu và chỉ dẫn số trang trong cuốn sách.
Việc sưu tầm, liệt kê hầu hết
các sự kiện văn học vừa theo chủ đề, vừa theo biên niên, đã là một công
phu đáng nể của tác giả. Nhưng PGS - TS Vũ Tuấn Anh không chỉ lục tìm,
sắp xếp tư liệu mà còn có những nhận định riêng xác đáng vừa có tính lí
luận, vừa có tính tổng kết. Những nhận định này đã được đúc kết qua quá
trình nghiên cứu sâu sắc của tác giả trong nhiều năm, đã được thử thách
qua thời gian và biến động xã hội.
Số chân dung nhà văn (41 vị),
và chụp hình một số tờ báo (6 tờ) không thể yêu cầu cao hơn đối với tác
giả trong một công trình chỉ có mục tiêu liệt kê, hướng dẫn tra cứu sự
kiện văn học. Có điều là hình như tác giả chỉ giới hạn phạm vi cuốn sách
trong các sự kiện của văn học công khai, còn văn học quần chúng (như
các sử ca khuyết danh) và văn học lưu hành bí mật (văn học trong tù, văn
học truyền tay…) thì tác giả chưa đề cập, chắc sẽ bổ sung trong dịp tái
bản tới?
Với đối tượng người đọc là các
sinh viên, giáo viên những người làm công tác nghiên cứu văn học thì
công trình công phu này của PGS - TS Vũ Tuấn Anh đã có tác dụng như một
người hướng dẫn chu đáo, một cộng sự đắc lực, một cán bộ thư viện cần
mẫn, một cẩm nang không thể thiếu bên mình

|