Vừa “đạo thơ” vừa la làng?
Rồi ông Châu lại còn tỏ ý nghi ngờ một câu
thơ hay khác của Phạm Xuân Trường là của một ai đó chứ không phải là của
tác giả này. Đó phải chăng là một chuyện nực cười khi ai đó vừa “đạo
thơ” vừa la làng?
Không mấy khó khăn, anh em
làng văn đã tìm ra vật chứng. Bài thơ “Gửi Đỗ Trọng Khơi và Trần Văn
Thước” (tên cũ là “Sẻ chia”) có câu: “Xin gom ngọn gió ngoài đồng/Cánh
cò cõng cả dòng sông mang về” in tại trang 66 tập thơ “Cỏ cháy” của Phạm
Xuân Trường (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2006).
Bài
thơ “Phơi trăng” của Ngọc Châu có câu “Tôi gom những ngọn gió đông/Gom
cánh cò cõng dòng sông mang về” thực tế được in tại trang 23 trong Tuyển
tập văn thơ Việt - tập 1 - Nhà xuất bản Văn hóa văn nghệ TP.HCM, năm
2011.
Đây là vật chứng, còn nhân chứng? Xin
hãy nghe nhà văn Đặng Văn Sinh bày tỏ: “Năm 2004, chúng tôi được phân
công phụ trách trại sáng tác văn học sông Hồng của 6 tỉnh đồng bằng Bắc
Bộ, trong đó có tác giả Phạm Xuân Trường, khi ấy chưa phải là hội viên
Hội Nhà văn Việt Nam. Kết thúc trại, khi nghiệm thu tác phẩm, ông Phạm
Xuân Trường nộp gần 20 bài thơ, trong đó có bài “Sẻ chia”.
Không
phản bác được nhân chứng và vật chứng, nhà thơ Ngọc Châu đã có lời xin
lỗi “vì đã đưa ra nhận xét vội vàng”. Tuy nhiên ông Châu còn cho biết
thêm: “Bài “Phơi trăng” tôi đã đọc ở nhiều CLB thơ tại Hải Phòng, đăng ở
nhiều trang web, còn in với các bài khác thành tờ rời trao tay nhau
trong sinh hoạt CLB từ mấy năm nay, mà không hề thấy anh Trường hay bất
cứ ai nói rằng bài đó có hai câu trùng với tứ bài “Cỏ cháy” của anh
Trường” (?!).
Có thể thấy đây là lời xin lỗi
không chân thành vì trong lá thư xin lỗi của ông vẫn bỏ ngỏ lời vu khống
câu thơ cuối cùng của bài thơ “Cỏ cháy” là “Nỗi đau đau đứng - nỗi buồn
buồn nghiêng” rằng “đã đọc ở đâu đấy rồi nhưng không phải của anh Phạm
Xuân Trường”.
Người viết nghĩ rằng vì đã đọc
bài thơ “Cỏ cháy” ở đâu đấy rồi, Ngọc Châu mới lấy 2 câu thơ rồi sửa đi
vài chữ, để thành ra 2 câu thơ mang tên tác giả là mình. ?
(Theo danviet.vn)