Cũng không thể trách những người có quan điểm trái chiều, bởi rõ ràng
kinh tế Việt Nam còn yếu và kém phát triển só với nhiều nước trong khu
vực, đời sống người dân còn thấp, chất lượng cuộc sống chưa cao. Tuy
nhiên, không phải vì thế mà chúng ta thấy cuộc sống trở nên bất hạnh.
Hay nói cách khác, Việt Nam luôn có những số liệu đủ khả năng chứng minh
sự hạnh phúc của dân tộc ta là hoàn toàn hợp lý.
Có lẽ bạn đã từng đọc, hay nghe đến những thông tin hay bài viết ca ngợi
sự phát triển thân kỳ của nước ta với các con số đẹp như trong mơ về
việc xóa đói giảm nghèo, gia đình văn hóa...
 |
Việt Nam đã có nhiều chính sách dành riêng cho những người dân vùng sâu, vùng xa để đảm bảo phát triển đồng đều, bình đẳng |
Theo báo cáo được Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) và Ngân hàng Thế
giới (WB) công bố cuối tháng 1/2013, công cuộc xóa đói giảm nghèo của
Việt Nam đã thu được những kết quả to lớn. Nếu sử dụng chuẩn nghèo “dựa
theo nhu cầu cơ bản” như thống nhất từ đầu vào năm 1998, tỉ lệ nghèo
tính theo đầu người giảm từ 58% vào đầu thập kỷ 1990 xuống 14,5% năm
2008 và theo chuẩn này, tỉ lệ nghèo giảm xuống dưới 10% vào năm 2010.
Việt Nam còn tiến bộ đáng kể ở những khía cạnh đời sống khác, từ tỷ lệ
nhập học tiểu học và trung học, cải thiện về y tế và tỷ lệ tử vong. Việt
Nam đã đạt được và trong một số trường hợp thậm chí còn vượt các mục
tiêu phát triển thiên niên kỷ mới (MDG).
Bên cạnh đó, tỷ lệ gia đình văn hóa của nước ta cũng rất cao, báo cáo
tổng kết 10 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” (2000 - 2010) đã cho biết, phong trào xây dựng Gia đình
văn hóa đã thu hút trên 90% gia đình tham gia, từ gần 8,7 triệu hộ được
công nhận Gia đình văn hóa năm 2000, tới năm 2010 đã tăng lên hơn 16
triệu hộ (cả nước có tổng số hơn 22,6 triệu hộ gia), đạt tỷ lệ 70,8%.
Đó quả là những con số kỳ diệu có thể mang lại hạnh phúc cho rất nhiều
người. Và mới đây nhất, một số liệu nữa được công bố cũng làm nức lòng
không ít người Việt, củng cố thêm niềm tin vào mức độ hạnh phúc lớn của
nước ta đó chính là thành tựu về phát triển con người.
Theo báo cáo phát triển con người năm 2013 được công bố vào ngày 3/7 vừa
qua, Việt Nam xếp thứ 127/187 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia xếp
hạng. So với báo cáo năm 2011, các chỉ số phát triển con người đã tăng
một bậc, từ 128/187 năm 2011 lên 127/187 năm 2013.
“Với mức tăng 41% trong 2 thập kỷ qua, Việt Nam được xếp trong nhóm 40
nước đang phát triển đạt được những tiến bộ hơn cả mong đợi về phát
triển con người trong những năm gần đây”, bà Pratibha Mehta, Điều phối
viên thường trú của LHQ tại Việt Nam nhận định. thấy
Cố vấn kinh tế của UNDP Michaela Prokop cho biết: Chỉ số HDI (chỉ số
tổng hợp đo lường về y tế, giáo dục và thu nhập), GDI (chỉ số phát triển
giới), chỉ số nghèo đói ở con người (HPI), chỉ số nghèo đói đa chiều
(MPI) của Việt Nam có sự thay đổi đáng kể nhờ phát triển kinh tế lẫn
việc cung cấp dịch vụ công. Kết quả khảo sát cho thấy tuổi thọ trung
bình của người Việt tăng lên 75,4 tuổi. Số năm đi học dự đoán của người
dân là 11,9 năm và mức thu nhập bình quân đầu người là 2,970 USD.
Từ một đất nước có hơn 90% người mù chữ đến nay, số năm đi học dự đoán
đã lên đến 11,9 năm quả thật là sự tăng trưởng kỳ diệu. Từ một đất nước
người dân luôn trong tình trạng thiếu ăn, Việt Nam đã vươn lên trở thành
cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, với mức thu nhập bình quân
trên đầu người xấp xỉ 3,000 USD. Những con số ấy rõ ràng là những con số
biết nói, chúng minh cho nỗ lực không mệt mỏi của người Việt Nam trong
việc cải thiện đời sống cũng như mang lại niềm hạnh phúc cho người dân.
 |
Quả thật hạnh phúc của Việt Nam không phải chuyện đùa và rất đáng tự hào! |
Ấy vậy mà dường như có một số người cố tình không hiểu lại một mực phủ
nhận những thành tựu to lớn của Việt Nam đã đạt được, thậm chí còn có
những kẻ cho rằng đây chỉ là số liệu để làm đẹp, nhằm phục vụ cho căn
bệnh thành tích đã trở nên vô cùng nguy hại ở Việt Nam.
Tuy nhiên, có một thức tế là đây hầu hết các chỉ số được xem là bằng
chứng chứng minh sự hạnh phúc của nước ta như phát triển con người, xóa
đói giảm nghèo hay gia đình văn hóa đều là sản phẩm điều tra hoặc có sự
kết hợp với các tổ chức quốc tế vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể tin
tưởng. Quả thật, tổ chức quốc tế chứ có phải chuyện đùa đâu, ở nước
ngoài người ta cùng ít mắc bệnh thành tích giống mình.
Hơn nữa, một đất nước đã phải trải qua hàng trăm năm chiến tranh liên
miên như Việt Nam, rõ ràng chúng ta phát triển chậm hơn các nước khác là
điều dễ hiểu. Và chúng ta cũng không thể so sánh Việt Nam với các nước
phát triển trên thế giới bởi xuất phát điểm và thời gian quá khác biệt.
Chính vì vậy mà chúng ta nên hoàn toàn tin tưởng vào mức độ hạnh phúc
cao ở Việt Nam bởi việc nước ta hạnh phúc đâu phải là chuyện đùa hay
những câu chuyện người ta vẫn nói chơi để động viên nhau. Hạnh phúc của
chúng ta được chứng minh bằng những số liệu, những con số phản ánh mức
độ tăng trưởng kỳ diệu của cả dân tộc được các tổ chức nước ngoài công
bố và ghi nhận.
Quả thật hạnh phúc của Việt Nam chẳng phải chuyện đùa!