Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ sáu, 12/07/2013 08:36
Nỗi buồn của Chủ tịch Quốc hội qua những phát ngôn
"Tôi nhiều năm làm lĩnh vực này trong ngành tài chính, trong Chính phủ, tôi thấy đau lắm. Cuối cùng Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch theo tham mưu của các cơ quan cứ điều chỉnh giá lên cứ vòn vọt, mà không điều chỉnh không được vì mọi thứ đều làm đúng luật hết. Thế là luật dở hay luật đúng mà bắt không được? Các đồng chí phải thấy được thực tế ấy để thay đổi" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tâm sự. Đây cũng không phải là lần đầu tiên ông bày tỏ nỗi lòng của mình...
Báo Thanh niên đưa tin, sáng 11/7, khi tham gia thảo luận về luật Đầu thầu sửa đổi, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ băn khoăn đến những câu chuyện về lãng phí công khiến nghe đến nó ai cũng phải xót ruột. Ông đặt câu hỏi trực tiếp tới lãnh đạo các bộ, ngành ngồi tham dự: “Có công trình xây dựng, giao thông nào mà không đội giá, các đồng chí thử tìm xem, đội lên hàng nghìn tỉ đồng nhưng rồi lại đâu vào đấy”. Đặt vị trí mình  ở vị trí của người đứng đầu quốc hội, cơ quan của nhân dân ông cũng buồn chẳng kém gì người dân vậy.

Vấn đề này, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhận định, các cơ quan quản lý thấy rõ nhưng cuối cùng vẫn phải chạy theo chủ đầu tư để điều chỉnh giá khiến giá xây dựng của Việt Nam đắt nhất khu vực, thế giới. Đặc biệt các công trình giao thông, công trình xây dựng, công trình nào cũng dây dưa kéo dài để đòi điều chỉnh giá.

“Đút lót, tiêu cực nhưng không bắt, không xử được, có bắt có xử được mấy đâu. Mà đã nói đấu tranh phòng chống tham nhũng là đây, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí là đây”, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng bức xúc nói.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng, một khi đã để thông thầu thì ắt có tham nhũng, tiêu cực và đề nghị phải có những quy định khi đội giá thì chống thế nào. Theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng là nhà nước có đầy đủ hệ thống đảng, đoàn thể, cơ quan kiểm tra nhưng các vụ lãng phí lớn đều do người dân, báo chí “tố”, hoặc do đấu đá nội bộ mới vỡ lở. Hàng năm, tất cả các cơ quan đều báo cáo việc này, từ báo cáo kết quả chống tham nhũng đến báo cáo tình hình kinh tế xã hội… nhưng cơ quan thanh kiểm tra vẫn… bất động.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng

Còn nhớ, tại phiên họp ngày 15/4 của UB Thường vụ Quốc hội, khi nghe bộ trưởng Bộ Tư pháp trình bày đề xuất đưa các dự án luật, pháp lệnh vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2014, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng phải lớn tiếng chấn chỉnh các cơ quan nhà nước thuộc cấp bộ.

Chủ tịch cho “Dự án phải đảm bảo chất lượng, chuẩn bị kỹ rồi mới đưa vào, tránh tình trạng đưa vào rồi lại đưa ra, đưa ra rồi lại đưa vào. Tôi đề nghị quy định phải chín muồi thì mới nên đưa vào, những dự án chưa rõ đầu cua tai nheo thế nào thì chưa đưa vào. Như vừa rồi ban hành nghị định về chứng minh nhân dân có tên cha mẹ, dân người ta bức xúc, bây giờ bảo phải dừng lại, Chính phủ lại đề xuất cái Luật căn cước. Căn cước là cái gì, chắc là chứng minh nhân dân chứ còn gì nữa, sao lắm tên gọi thế, lại còn thêm Luật hộ tịch nữa, bao nhiêu loại giấy tờ, tôi là dân tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi... Các đồng chí cứ vẽ ra lắm loại giấy tờ như vậy là tôi không chịu, có ra Quốc hội tôi cũng nói như vậy”.

Trước câu chuyện hoàn ứng – tạm ứng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ sự phản ứng gay gắt. Ông cho rằng tình trạng tạm ứng dẫn đến nợ xây dựng cơ bản địa phương lên đến gần 100 nghìn tỷ đồng. Ông vừa đọc báo cáo vừa hỏi ngược “như vậy là điều hành ngân sách kiểu gì, tiền đâu mà tạm ứng hàng đống gây ra nợ và tạo ra mất cân đối, anh lấy tiền đâu mà ứng, ứng thế mà sập quỹ à. Mình làm ăn phải có của ăn của để, chứ tiêu thế này có mà chết à?”

Theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, lạm phát khoảng 7-8% là được, còn 6,81% như năm 2012 cũng là tốt, nhưng là “tốt quá” nên ảnh hưởng đến tăng trưởng. “Điều hành như vậy là dở, nếu CPI trên 7% thì bây giờ tăng trưởng không thấp thế, cái này là do điều hành”, ông quả quyết.

Ngày 10/4, tại buổi làm việc, xem xét quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2011 tại UB Thường vụ Quốc hội, bình luận về các con số báo cáo mức thu ngân sách tăng đến 21,3% (vượt 126.800 tỷ đồng) đi liền với tăng chi (tới 8,5%, gần 62.000 tỷ đồng), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi lên những người báo cáo: “Tăng thu, tăng chi, tăng nợ thế có hay không? Tăng thu 21,3% mà tóm lại là vẫn tăng nợ, điều hành như thế là không được, phải rút kinh nghiệm. Tăng thu lẽ ra phải giảm nợ chứ”.

Trong buổi thảo luận về dự thảo luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi tại UB Thường vụ Quốc hội ngày 10/3, Chủ tịch Quốc hội nói: “Cơ quan soạn thảo mới tính giảm thuế 1% thì giảm thu 6.000 tỷ đồng, nhưng chưa tính có thêm bao nhiêu doanh nghiệp làm ăn được sẽ đóng thuế thêm. Nếu là Bộ trưởng Tài chính, tôi sẽ cho giảm ngay xuống mức 20%”.

“Tư duy thiết kế luật thuế phải tính được nếu giảm đi 1% thuế suất sẽ tác động đến sản xuất kinh doanh thế nào, thay vì chỉ tính toán đơn thuần là ngân sách còn – mất bao nhiêu. Đặc biệt, các sắc thuế cần tính đến khu vực nông nghiệp nông thôn, vùng khó khăn…”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
 

Trong giờ Quốc hội giải lao ngày 11/6, sau khi biết kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phạm Vũ Luận đi bộ một mình ra sau hội trường, từ chối trả lời phỏng vấn nhà báo và nói: “Tôi đang rất buồn".
 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phạm Vũ Luận là người phải nhận nhiều phiếu “tín nhiệm thấp” cao thứ hai với số tín nhiệm thấp 177, tín nhiệm cao 86. Ông luận chỉ đứng sau Thống đốc ngân hàng nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình.

 


(Theo phunutoday.vn) 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)