Thu nhập bình quân tăng sau 5 năm mở rộng Hà Nội
Chiều
16/7, tại Hội nghị giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Giám đốc Sở
KH&ĐT Ngô Văn Quý cho biết, trong giai đoạn 2008-2012, bình quân
tăng trưởng kinh tế của Hà Nội đạt 9,45%/năm, luôn đạt mức tăng gấp 1,5
lần so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước, thu ngân sách tăng trung
bình 19,2/năm. So với năm 2008 – năm đầu tiên thực hiện địa giới hành
chính Thủ đô Hà Nội, năm 2012, bình quân đầu người tăng 1,33 lần, tổng
vốn đầu tư xã hội tăng 1,86 lần, thu ngân sách tăng 2 lần…
Với
dân số chiếm 7,84%, Thành phố đã đóng góp 23,5% vốn đầu tư phát triển,
19,73% thu ngân sách và 23,5% tổng vốn đầu tư xã hội của đất nước. Các
lĩnh vực an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, xây dựng hệ
thống chính trị… được củng cố, ổn định, có nhiều chuyển biến tích cực.
Đặc
biệt, riêng tại khu vực nông thôn, thu nhập trung bình năm 2012 đạt
2,85 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 2,2 lần năm 2008. “Công tác dồn
điền đổi thửa được triển khai có hiệu quả và là một thành tựu tích cực.
Theo đó, đã thực hiện được 45,3% tổng diện tích có khả năng đổi thửa và
18,7% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp” – ông Ngô Văn Quý cho
biết.
 |
UBND thành phố khẳng định, sau khi mở rộng địa giới hành chính, vị trí, vai trò của Thủ đô với cả nước ngày càng quan trọng... |
Dự
thảo đánh giá kết quả 5 năm thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6
(Khóa X) và Nghị quyết số 15 của Quố hội (Khóa XII) về mở rộng địa giới
hành chính Thủ đô Hà Nội của UBND Thành phố do ông Ngô Văn Quý trình bày
khẳng định: “5 năm qua, Kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí “đầu tầu”
và là động lực phát triển kinh tế khu vực phía Bắc và ngày càng giữ vị
trí quan trọng đối với kinh tế của cả nước. Vị trí, vai trò của Thủ đô
với cả nước ngày càng quan trọng, khẳng định tính đúng đắn, giá trị lịch
sử, ý nghĩa thực tiễn lâu dài của chủ trương mở rộng địa giới hành
chính đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.
Tuy
nhiên, sau 5 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội cũng khó có thể
tránh được những tồn tại, hạn chế. Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
đó là việc thu hút đầu tư chưa đúng tiềm năng, đầu tư công dàn trải, dự
án phát triển nóng, nhiều hạn chế trong các lĩnh vực an sinh xã hội chưa
được khắc phục, cải cách hành chính chưa thực sự tạo thuận lợi cho
người dân, doang nghiệp, an ninh trật tự có lúc có nơi chưa tốt, quản lý
về văn hóa, y tế còn bất cập...
UBND
Thành phố Hà Nội khẳng định, cùng với việc mở rộng địa giới hành chính
theo Nghị quyết của Quốc hội, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số
11-NQ/TW về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011 -
2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược, Qquy hoạch phát triển
kinh tế xã hội, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Luật Thủ đô được
Quốc hội ban hành đã tạo thế và lực mới cho Thủ đô tiếp tục phát triển
đi lên trong giai đoạn tới.
Tháng
3/2008, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây đã tổ
chức Hội nghị Quán triệt nội dung kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chủ
trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô tới các cấp ủy và đội ngũ cán
bộ chủ chốt các cấp, các ngành, đoàn thể Thành phố. Thực hiện kết luận
của các hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ, Hội đồng nhân dân thành phố Hà
Nội và tỉnh Hà Tây đã ôổ chức kỳ họp bất thường, thông qua Nghị quyết về
việc điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, với tỷ lệ 100% đại
biểu dự họp nhất trí.
Chiều
29/5/2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị
quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu
lực từ 1/8. Với hơn 3.300 km2, Hà Nội nằm trong số 17 thành phố, thủ đô
có diện tích lớn nhất thế giới. |
(Theo vnmedia.vn)