Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ năm, 16/04/2015 04:17
“Không gian thiêng” hài hoà với “không gian quyền lực xã hội” của Kinh thành

Là một trong những trung tâm tôn giáo của cả nước, Thăng Long – Hà Nội có một không gian tâm linh tín ngưỡng tôn giáo khá đậm nét và biểu trưng cho sinh hoạt tôn giáo của cả nước. Tuy nhiên, với nét riêng của mình, không gian thiêng của Thăng Long – Hà Nội còn được tạo nên bởi một địa điểm có khả năng liên kết một không gian xã hội ngày càng rộng lớn bền chắc trên cơ sở sợi dây nối kết giữa các dòng họ, dòng tộc, các tộc người, nói tóm lại là “dân tộc Việt Nam”. Thăng Long đã đóng vai trò sợi dây nối kết vững chắc đó, như người con trưởng trong gia đình truyền thống luôn giữ vinh hạnh là người lo việc tế tự thờ cúng tổ tiên cho trăm họ, và từ đó một không gian thiêng về mặt xã hội đã được hình thành tạo nên một gia tài đặc biệt quý báu.

 
Đặc biệt ở thời cận hiện đại, sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, mở ra một thời đại mới, thời đại độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thời đại Hồ Chí Minh thì không gian thiêng về mặt xã hội của Thăng Long – Hà Nội lại càng rõ nét và có thêm những vẻ đẹp tinh thần mới.

Qua khói lửa của các cuộc chiến tranh và cách mạng, thường thì ở những thời điểm cam go nhất của lịch sử, đặc biệt là sự thử thách sống còn của nền độc lập và thống nhất của dân tộc, từ miền Nam nơi cực nam của Tổ quốc, những người con của Nam bộ kháng chiến vẫn luôn hướng về Hà Nội trong những vần thơ đã trở thành “kinh điển” của tình tự dân tộc với Hà Nội:

Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
(Nhớ Bắc - Huỳnh Văn Nghệ, 1946)

Trên đất nước ta có nhiều vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Tuy vậy, không gian thiêng ở Hà Nội còn có một đặc điểm độc đáo khác, đó là nó không chỉ được tạo bởi yếu tố thần linh tuần tuý tôn giáo hoặc kết hợp giữa yếu tố tôn giáo với điều kiện tự nhiên. Không gian thiêng ở Hà Nội còn có một đặc điểm độc đáo mà không một nơi nào khác ở đất nước ta có được, đó là một không gian thiêng có sự kết hợp giữa các yếu tố tâm linh tín ngưỡng tôn giáo với một địa điểm được coi là “khởi nguồn của hồn dân tộc, hồn nước”. Nơi này ngay về kiến trúc vật thể đã có những giá trị linh thiêng của sự kết hợp các yếu tố như thế.

Nhận xét về thành Hà Nội như một kiểu mẫu của thành quách địa lý, quân sự và tính thiêng liêng của Đại Việt, trong cuốn sách nổi tiếng bằng tiếng Pháp của Pierre Huard và Maurice Durand, vốn là những học giả nổi tiếng của trường Viễn đông Bác cổ. Các tác giả có nhận xét rằng: “Ở thời Gia Long, thiết kế kiến trúc của các kỹ sư Pháp đã bị thay đổi nhiều theo các dữ kiện của khoa chọc tâm linh. Thành Hà Nội vì thế đáng chú ý vì:

1. Vị trí của nó ở bên trong chỗ vòng của hai dòng sông không thẳng hàng là sông Tô Lịch và sông Hồng;

2. Có lẽ do sự có mặt của một bức tường thành nhân tạo (đê Parreau) ở phía ấy;

3. Hướng của nó là Bắc – Tây Bắc, Nam – Tây Nam;

4. Trung tâm của nó (điện Kính Thiên) bản thân cũng là trung tâm của ngôi chùa hoàng gia, bị phá huỷ năm 1886, hướng theo Bắc - Tây Bắc nhiều hơn toà thành, tương tứng với núi Nùng, cái gò thiêng, trong nhiều thế kỷ được coi là vật bảo hộ thành phố;

5. Hệ thống bảo vệ nó bằng ma thuật:

- Ở phía nam, Cột Cờ (1812)

- Ở phía bắc, Tam Sơn, mô đất nhân tạo thờ thổ thần, và thờ một cái cây, nơi Hoàng Diệu đối thủ của Henri Rivière, treo cổ tự sát;

- Ở phía tây, Khán Sơn (Câu lạc bộ thể thao quân đội hiện nay);

- Ở phía đông, ngọn đồi nhỏ, nơi các trại lính được xây dựng năm 1890.

Trong chiến tranh dàn trận, các phương pháp chiến thuật tốt nhất được sao chép theo các sơ đồ vũ trụ luận Trung Hoa về vũ trụ vi mô và vũ trụ vĩ mô. Các mùa cũng có một tầm quan trọng to lớn, và quân đội phải dời khỏi thành theo thứ tự sau đây: mùa xuân – cửa Đông; mùa hạ - cửa Tây; mùa thu – cửa Nam; mùađông - cửa Bắc”…(Xem P. Huard et M. Durand, Hiểu biết về Việt Nam, nguyên bản tiếng Pháp: Connaissance du Viet-Nam, Ecole Francaise D’ Extreme – Orient, Hanoi, 1954, p.59).

Qua đoạn trích trên cho thấy, cái nhìn rất tinh tế của hai tác giả người Pháp có liên quan đến nhận định mà bài viết này có đưa ra về đặc tính của không gian thiêng của Hà Nội. Điều đặc biệt ở đây, là kể cả khi Hà Nội không còn là thủ đô của Việt Nam dưới triều Nguyễn và kinh đô đã chuyển vào Huế chính thức từ sau năm 1982, nhưng thành phố thơ mộng bên bờ sông Hương này, dù được xây dựng thành một kinh đô khá bề thế của triều Nguyễn, kết hợp giữa kiến trúc thành quách kiểu Trung Hoa với kiến trúc Vauban của Pháp, vẫn không thể tạo nên một không gian thiêng đặc biệt như kiểu kinh thành Thăng Long.


Quang Đỗ

Nhà xuất bản Hà Nội


Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)