Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ hai, 24/04/2017 04:27
Chùa Thiên Niên – Thiên Niên cổ tự

 Chùa Thiên Niên có tên chữ là Thiên Niên cổ tự ở trang Thiên Niên, làng Trích Sài, nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Sở dĩ chùa có tên Thiên Niên vì chùa nằm trên đất trang Thiên Niên do Lê Thánh Tông cắt một nửa đất làng Trích Sài mà đặt tên. Thời Minh Mạng (1820-1841) lại nhập trang Thiên Niên vào làng Trích Sài. Do vậy, người ta vẫn quen gọi là chùa Thiên Niên Trích Sài.

 

Trích Sài là một địa danh lịch sử đáng ghi nhớ của Tây Hồ. Trích Sài nghĩa là hái củi, hai từ này vốn là kết cấu động bổ chứ không phải danh từ chỉ tên làng. Có thể hàng ngàn năm về trước vùng Hồ Tây là khu rừng rậm thật sự. Ở đây có nhiều loại gỗ quý, nhiều loại thú hiếm. Chính vì vậy mà có truyền thuyết cáo chín đuôi và rừng gỗ lim. Người phía tây hồ Tây chuyên làm nghề hái củi nên mới có tên làng là Trích Sài.

         

Vì rừng rậm rạp nhất Long Đỗ mà cáo chín đuôi làm tổ vì thế đàn trấn yểm hồ ly tinh được lập ở Trích Sài, đền Thọ Phúc Lộc được xây dựng ở Trích Sài, chùa Bát Tháp (chùa Thiên Niên) được dựng ở Trích Sài. Trích Sài là vùng đất linh thiêng, thần bí.

         

Theo truyền thuyết, chùa ra đời thời Lý Nam Đế (544 – 548). Nơi này thời vua Lê Thánh Tông, tặng cho các cung nữ để làm đất sinh nhai. Được đặt tên là Thiên Niên, ý nói được ban lâu dài. Tại trang Thiên Niên này đến thời Minh Mạng (1820-1841), thì xây chùa và mang tên Thiên Niên tự từ đó. Trên nền đất cao hơn, cùng với việc xây đền Thọ Phúc Lộc, vua Lý Nam Đế còn xây chùa Bát Tháp để hai công chúa trụ trì, các cung phi thờ Phật, đổi tên là chùa Thiên Niên. Ý muốn nói trang Thiên Niên và chùa Thiên Niên sẽ tồn tại mãi ngàn năm cùng với thời gian.

 

 

Dấu vết vật chất hiện còn có niên đại sớm nhất là tấm bia đá niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ năm (1709), cho biết ngôi chùa đã có mặt dưới thời Lê Sơ. Chùa thờ Phật và thờ bà chúa dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô - thứ phi của vua Lê Thánh Tông đã từng truyền nghề dệt lĩnh cho nhân dân trong vùng. Ngày mùng 5 tháng Giêng hàng năm dân làng Trích Sài lại tổ chức tế lễ tưởng niệm bà Tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô, dù như không còn ai nối nghề dệt tay. Trang ấp nay đã thành phố xá nhưng bóng chùa Thiên Niên vẫn nhắc nhở chúng ta nhớ về truyền thống văn hoá phong phú xưa kia của một vùng ven hồ Tây. Từ năm 1893 trở đi chính thức chùa có sư trụ trì.

         

Làng Trích Sài từ xưa đã có một hệ thống thờ tự bao gồm đền Thọ Phúc Lộc, đàn Bát Tháp, chùa Bát Tháp. Nay chỉ còn lại đền Thọ Phúc Lộc và chùa Thiên Niên. Chùa thờ Phật, thờ Tiên. Tiên ở đây chính là Huyền Thiên Thượng đế, là Đại Tiên họ Ma đã có công giúp nhân dân Tây Hồ trừ cáo chín đuôi. Trong chùa vẫn còn câu đối nói rõ tâm linh, tôn giáo của nhân dân địa phương:

          Tiên tức Phật Phật tức Tiên, nhất chân cảnh tại

          Sắc thị không không thị sắc, chúng diệu môn khai

          Tạm dịch:

          Tiên tức Phật Phật tức Tiên, tạo nên chân cảnh

          Sắc là không không là sắc, mở rộng thiền môn.

         

Đặc biệt tấm bia khắc thời Thành Thái nói rất rõ về lịch sử chùa.

 

         

Các di tích của làng cổ Trích Sài bao gồm cả chùa Thiên Niên đều đã được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đánh giá, xếp hạng và tổ chức trùng tu nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

 

Hoài Phương tổng hợp

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)